Đạn nhựa không kêu cho súng bắn tỉa
Đa số đầu đạn trong khi bay tạo ra sóng âm. Khi xạ thủ bắn trượt, mục tiêu nghe rõ tiếng rít rất đặc trưng. Nhờ âm thanh này, mục tiêu có khả năng ẩn nấp trước khi xạ thủ bắn tỉa lặp lại cố gắng của mình.
Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt Mỹ SOCOM đã suy tính giải quyết vấn đề này và đã công bố yêu cầu chế tạo loại đạn dưới âm công nghệ cao.Theo các chuyên gia SOCOM, loại đạn mới cỡ 5,56, 7,62 mm và .338 sẽ phù hợp không chỉ với quân đội mà cả cảnh sát.
Đầu đạn mới sẽ có tốc độ dưới âm, cho phép tránh tạo ra sóng siêu âm có tiếng động lớn có thể nghe thấy rõ ngay cả trong điều kiện chiến đấu ác liệt. Ngoài ra, khi sử dụng ống tiêu thanh, đạn mới bắn hầu như không kêu. Hiện nay, quân đội Mỹ không có các loại đầu đạn dưới âm được chấp nhận với các cỡ trên. Lính đặc nhiệm Mỹ buộc phải sử dụng các loại đạn có từ thời Thế chiến 2, chủ yếu là các loại đạn uy lực yếu cỡ .22 và 9 mm.
Chế tạo loại đạn súng trường dưới âm tốt là rất khó. Một mặt, đầu đạn không được bay nhanh hơn tốc độ âm thanh (gần 330 m/s), mặt khác, nó phải có độ chính xác cao. Làm được việc đó không dễ nên tất cả các loại đạn dưới âm hiện đại đều bị thất tốc lớn cao, dẫn tới bắn trượt. Do nhiều sự thỏa hiệp, du di, đạn dưới âm trở nên kém chính xác hơn, không cho phép bắn ở tầm xa và tạo ra áp lực nhỏ hơn trong buồng đạn, dẫn tới thuốc súng không cháy hết, làm súng bị bẩn hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, do phát bắn có năng lượng thấp trong những điều kiện nhất định, ví dụ ở nhiệt độ rất thấp, thì có thể xảy ra hiện tượng kẹt đầu đạn trong nòng súng. SOCOM toan tính cái nút thắt khó khăn này nhờ đạn polymer. Khác với đồng và thép, polymer sẽ bảo đảm thuốc súng cháy toàn bộ triệt để hơn, bịt tốt ở áp lực thấp. Kết quả là ta có loại đạn polymer tin cậy và tạo ít tiếng động hơn với đầu đạn nặng và thuốc súng ít hơn. Hiện chưa rõ người ta giải quyết các vấn đề tầm bắn và độ chính xác ra sao.
Các đầu đạn trong vỏ đạn plastic, cũng như các đầu đạn được phủ bằng các chất đặc biệt với hệ số ma sát thấp cũng đã được thử nghiệm trong nhiều chương trình của Lầu Năm góc. Ví dụ, súng trường Steyr ACR sử dụng đạn plastic với đầu đạn dưới cỡ hình tên. Có thể SOCOM cũng sẽ có cái gì đó tương tự.
Theo ANTD
Súng Vepr-12 của Nga sẽ trang bị cho 17 nước NATO
Súng carbin nòng trơn, nạp đạn tự động Vepr-12 do Nhà máy Molot sẽ được trang bị cho quân đội 17 nước NATO.
Đầu năm 2012, đối tác Đức phụ trách việc phân phối sản phẩm cho Molot tại châu Âu, Công ty Schmeisser GmbH đã thảo luận với thành viên các nước NATO. Sau lần giới thiệu sản phẩm hồi cuối tháng 9/2012, NATO đã quyết định sử dụng Vepr-12.
Công ty Malot đã chế tạo vài biến thể của Vepr-12 để cung cấp cho các lực lượng khác nhau của NATO.
Súng Vepr-12
Vepr-12 được sản xuất dựa trên nguyên mẫu súng trường tấn công Kalashnikov từ năm 2003. Súng sử dụng loại đạn 7.6mm, có tính ổn định cao và có thể nhanh chóng chuyển chế độ hoạt động.
Vepr-12 là đối thủ trực tiếp của mẫu súng chiến thuật Saiga-12 và có cả phiên bản thể thao, dân sự cũng như cho các lực lượng đặc nhiệm.
Nga đã xuất khẩu Vepr-12 cho rất nhiều nước, trong đó có Đức, Ý, và Pháp.
Molot đang phối hợp cùng Waffen Schumacher, Đức chế tạo mẫu súng Vepr-15.
Theo ANTD
Quân đội Nga tăng cường lực lượng bắn tỉa Từ mùa thu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường tổ chức đào tạo và trang bị nghiệp vụ cho lực lượng bắn tỉa. Theo kế hoạch, đến trước năm 2015, lực lượng bắn tỉa của quân đội Nga sẽ được hiệp đồng cùng lính bộ binh. Một lính bắn tỉa Nga đang thực hành bài tập Theo báo cáo mới...