Dân Nhật quan ngại Trung Quốc nhất về an ninh
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy Trung Quốc đã thay CHDCND Triều Tiên trở thành mối quan ngại an ninh hàng đầu của người dân Nhật Bản.
Lực lượng phòng vệ Nhật ngày càng tạo được ấn tượng tốt đối với người dân nước này – Ảnh: Reuters
Ngày 9.3, Bloomberg dẫn kết quả khảo sát do chính phủ Nhật thực hiện cho thấy hơn 60% trong số 1.680 người được hỏi trả lời rằng Trung Quốc khiến họ lo ngại, so với 46% trong cuộc khảo sát tương tự cách đây 3 năm. Trong khi đó, tỷ lệ lo ngại về Triều Tiên giảm còn khoảng 53% từ 65% của lần trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ người Nhật muốn đẩy mạnh khả năng cho Lực lượng phòng vệ (SDF) cũng tăng lên. Cụ thể, 30% muốn SDF được mở rộng, tăng 5,1 điểm phần trăm từ cuộc khảo sát trước và tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009, theo tờ The Japan Times.
Ngoài ra, có tới 71,5% số người được hỏi “quan tâm nhiều” hoặc “quan tâm ở mức độ nào đó” đối với SDF, mức cao nhất kể từ trước tới nay và 92,2% có ấn tượng tốt về SDF, cao nhất kể từ năm 1969. Theo The Japan Times, việc SDF ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng xuất phát từ vai trò cứu hộ sau thảm họa động đất/sóng thần năm 2011 cũng như quyết định diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép lực lượng này thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Video đang HOT
Cũng theo kết quả khảo sát, khi những người tham gia được yêu cầu nêu lên những vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh khiến họ quan tâm thì có tới 60,5%, tăng 14,5 điểm phần trăm so với trước, chỉ ra sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và các tranh chấp biển. The Japan Times dẫn lời giới chức quốc phòng Nhật cho rằng điều này phản ánh sự lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và các khu vực xung quanh. Kết quả khảo sát còn cho thấy số người trả lời họ thấy việc trao đổi quân sự giữa Nhật với Trung Quốc và Hàn Quốc là hữu ích giảm khoảng 1/3. Trong khi đó, Đông Nam Á được nhiều người đánh giá là đối tác tốt của Nhật. Các bên liên quan chưa có phản ứng về cuộc khảo sát này.
Những thông tin trên được công bố vài ngày sau khi chính phủ Trung Quốc trình dự toán ngân sách quốc phòng năm 2015 lên quốc hội với mức tăng 10,1%, so với năm trước, lên tới 141,4 tỉ USD. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani tuyên bố: “Chính sách an ninh quốc phòng, kể cả ngân sách của Trung Quốc thiếu minh bạch. Chúng tôi muốn tiếp tục tìm kiếm sự công khai từ nước này”. Dự kiến, hai bên sẽ tiến hành đối thoại an ninh vào ngày 19.3 tại Tokyo, lần đầu tiên trong 4 năm qua, theo Bloomberg.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nga quan ngại về sự hiện diện của lính Mỹ ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ sự quan ngại về việc hiện diện của khoảng 300 nhân viên quân sự Mỹ trên đất Ukraine, theo Tân Hoa xã ngày 6.3.
Binh lính Mỹ (ảnh minh họa) - Ảnh: AFP
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich ngày 5.3 cho biết: "Có khoảng 300 quân nhân Mỹ đã được triển khai đến trung tâm gìn giữ hòa bình ở khu vực Lviv, miền tây Ukraine", theo Tân Hoa xã.
Được biết, các nhân viên quân sự Mỹ này được điều đến Lviv để huấn luyện cho binh sĩ Ukraine từ ngày 5.3 đến ngày 21.10. Ông Lukashevich khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ukraine đã trở thành sự thật.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh sự nguy hiểm trong kế hoạch của Mỹ, đó là bắt đầu cung cấp vũ khí số lượng lớn cho Ukraine bất chấp việc thỏa thuận hòa bình đạt được tại Minsk hôm 12.2 đang được thực hiện thành công, theoSputnik News.
Cũng theo ông Lukashevich, Quốc hội Mỹ đang soạn thảo một dự luật trong đó cung cấp 1 tỉ USD cho hoạt động huấn luyện quân sự và trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine, theo Tân Hoa xã.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga: "Dường như Washington đã quyết định bảo trợ toàn diện cho các lực lượng vũ trang Ukraine".
Bên cạnh đó, ông Lakashevich còn đổ lỗi cho Mỹ trong việc 6 tàu chiến của NATO hiện diện tại Biển Đen. Ông nói: "Điều này mâu thuẫn với những tuyên bố công khai của chính quyền Mỹ trong việc ủng hộ giải pháp quân sự trong cuộc xung đột ở Ukraine".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo những hành động đó có thể dẫn đến "những hậu quả nghiêm trọng nhất" cho giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng Ukraine, theo Tân Hoa xã.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
NATO quan ngại chiến lược hạt nhân của Nga Chiến lược hiện đại hóa quốc phòng của Nga đang gây nhiều lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây căng thẳng vì khủng hoảng Ukraine. Các binh sĩ NATO tham gia một cuộc tập trận ở Ba Lan - Ảnh: Reuters Ngày 5.2, Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO đã nhóm họp tại thủ đô...