Dân Nhật kêu phi cơ quân sự gây ồn, Mỹ phớt lờ
Dân Nhật gửi hàng nghìn khiếu nại về máy bay quân sự bay thấp gây ồn, nhưng không được lực lượng đồn trú Mỹ trả lời suốt 4 năm qua.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiếp nhận khiếu nại của người dân về hoạt động của máy bay quân sự thông qua chính quyền địa phương hoặc văn phòng quốc phòng cấp cơ sở, sau đó chuyển cho Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ). Tuy nhiên, họ không nhận được bất cứ phản hồi nào từ USFJ kể từ tháng 8//2018 tới nay.
Tổng cộng 1.802 khiếu nại của người dân đã được Nhật chuyển tới USFJ trong năm 2019-2020, liên quan đến hoạt động huấn luyện bay ở độ cao thấp gây ô nhiễm tiếng ồn và các nguy cơ khác.
Việc trả lời khiếu nại liên quan đến các chuyến bay của quân đội Mỹ được đề cập trong thỏa thuận năm 1999 với Nhật Bản. Chính phủ Mỹ khi đó cam kết sẽ hợp tác với đối tác Nhật Bản để cải thiện cơ chế liên lạc nhằm giải quyết những khiếu nại này.
Video đang HOT
Trực thăng SH-60 của hải quân Mỹ bay gần Tháp Kyarotto ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản tháng 12/2020. Ảnh: Mainichi .
Một số cư dân và cơ quan địa phương chỉ thích quy trình xử lý của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và yêu cầu cơ quan này “hành động nhanh chóng hơn”.
Sau khi Mỹ phớt lờ các khiếu nại lên quan đến máy bay quân sự, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dừng chuyển khiếu nại ngay lập tức, mà tổng hợp lại để chuyển theo quý. “Có nhiều khiếu nại khác nhau, một số được gửi vài ngày sau chuyến bay được đề cập. Với việc thu thập khiếu nại trong khoảng thời gian nhất định, chúng tôi có thể phát hiện và xây dựng báo cáo rõ ràng hơn cho USFJ”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.
USFJ cho hay các văn phòng quốc phòng địa phương của Nhật Bản “là tuyến liên lạc đầu tiên của dân địa phương và các thành phố trực thuộc trung ương”, sau đó vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hoặc đại diện của Mỹ.
USFJ khẳng định đã phối hợp cùng cơ quan chức năng Nhật Bản “phản hồi khiếu nại của dân chúng một cách hợp lý”.
Nhật chê tên lửa diệt hạm Mỹ quá đắt
Nhật có thể hủy kế hoạch mua tên lửa diệt hạm tầm xa do Mỹ chế tạo với lý do chi phí đội lên quá cao.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét hủy kế hoạch mua tên lửa hành trình diệt hạm và đối đất tầm xa phóng từ máy bay do Mỹ chế tạo để trang bị cho lực lượng tiêm kích F-15 do chi phí tăng gấp nhiều lần đề xuất. Điều này có thể giúp Tokyo tiết kiệm hàng trăm triệu USD, quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Nhật cho biết hôm 19/6.
Dự án mua tên lửa tầm xa của Mỹ được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất nhằm đối phó với động thái tăng cường lực lượng của Trung Quốc quanh lãnh thổ và vùng biển gần Nhật Bản, trong đó có chuỗi đảo Ryukyu ở tây nam.
Tiêm kích F-15 trong biên chế Nhật Bản. Ảnh: Jetphotos .
Tokyo dự kiến mua tên lửa đối đất AGM-158 JASSM và phiên bản chuyên diệt hạm AGM-158C LRASM với tầm bắn hàng trăm km. Các vũ khí này được kỳ vọng sẽ tăng khả năng chiến đấu cho phi đội tiêm kích hạng nặng F-15J, cho phép chúng tấn công nhiều mục tiêu từ ngoài tầm bắn của phòng không đối phương.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng dự kiến giảm số lượng tiêm kích F-15 được hiện đại hóa, so với 70 chiếc theo kế hoạch. Các tập đoàn quốc phòng Mỹ đã nâng chi phí hiện đại hóa số tiêm kích này lên gấp 3 lần ban đầu, từ mức hơn 700 triệu USD lên gần 2,2 tỷ USD, với lý do nguồn cung thiết bị điện tử cho chương trình đang khan hiếm.
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đang biên chế khoảng 200 tiêm kích hạng nặng F-15J một chỗ ngồi và F-15DJ hai chỗ ngồi. Chúng đóng vai trò xương sống, bảo đảm khả năng tuần tra và đánh chặn tầm xa của Tokyo.
Nhật chi hơn 8 tỷ USD cho tàu chiến đối phó Triều Tiên Các tàu chiến mới của Nhật trang bị lá chắn Aegis dự kiến tiêu tốn 8,3 tỷ USD, gấp đôi phiên bản mặt đất bị hủy bỏ hồi năm ngoái. Tờ Asahi của Nhật hôm qua tiết lộ các tàu khu trục thế hệ mới trang bị lá chắn tên lửa Aegis sẽ tiêu tốn ít nhất 8,3 tỷ USD, gấp đôi hệ...