Dân ngoại tỉnh muốn nhập cư Thủ đô cần thêm điều kiện gì?
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô với số phiếu tán thành chiếm 75%. Quy định về quản lý dân nhập cư vào Hà Nội có gì mới?
Hiện vẫn có 106 đại biểu không tán thành quy định về quản lý dân nhập cư vào thủ đô được chỉnh sửa theo phương án 1 của dự thảo (Ảnh: Internet)
Luật thủ đô với 7 chương, 27 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 đưa ra nhiều chính sách xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô. Đáng chú ý, điều 19 quy định về quản lý dân nhập cư vào thủ đô được chỉnh sửa theo phương án 1 của dự thảo.
Theo đó, cơ bản giữ nguyên điều kiện đăng ký thường trú như quy định của Luật cư trú đối với các trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, về ở cùng với người thân hoặc trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành…
Với những trường hợp khác muốn đăng ký thường trú ở nội thành phải có điều kiện tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.
Nội dung quản lý dân nhập cư đã gây nhiều ý kiến trái chiều tại Quốc hội, hiện vẫn có 106 đại biểu không tán thành, chiếm 21%.
Trước đó, dự thảo luật thiết kế 2 phương án quy định điều kiện đăng ký “nhập khẩu” vào nội thành Hà Nội. Phương án 1, nâng điều kiện tạm trú liên tục tại khu vực nội thành từ 1 lên 3 năm, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc thuê nhà ở của những cá nhân, tổ chức được cấp phép kinh doanh, đăng ký thường trú ở nơi đã tạm trú…
Video đang HOT
Phương án 2 kèm thêm điều kiện chặt chẽ hơn về nhà ở: nếu là nhà thuê phải đảm bảo diện tích tối thiểu 5m2/người.
Tuy nhiên, phương án 2 được cho là những quy định ràng buộc quá chặt chẽ đã được loại bỏ, dự thảo Luật được chỉnh lý theo phương án 1.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, phương án này cơ bản giữ nguyên điều kiện đăng ký thường trú như quy định của Luật Cư trú đối với các trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, về ở cùng với người thân hoặc trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành…
Luật Thủ đô chỉ bổ sung điều kiện về thời gian cư trú và chỗ ở đối với một số đối tượng không thuộc các trường hợp này. Theo kết quả phiếu xin ý kiến, có 289/363 đại biểu tán thành với quy định “siết nhẹ” này.
Biểu quyết riêng về nội dung này, có 346 đại biểu bỏ “phiếu thuận”, tương đương 69%. Tuy nhiên, cũng vẫn còn 106 đại biểu bỏ “phiếu chống”, chiếm tỷ lệ 21,29%. Có 11 đại biểu không biểu quyết.
Đây cũng là nội dung được thông qua với tỷ lệ tán thành thấp nhất trong số các nội dung được đưa ra biểu quyết (vị trí vai trò của thủ đô; biểu tượng thủ đô; quy hoạch phát triển thủ đô; cơ chế chính sách cho thủ đô; quản lý dân cư).
Các đại biểu Quốc hội cũng đồng tình công nhận biểu tượng của thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và danh hiệu Công dân danh dự thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của thủ đô.
Luật cho phép Hội đồng nhân dân Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá 2 lần đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng (Điều 20).
Tuy nhiên, trong Luật thủ đô không quy định nội dung cho phép Hà Nội thu một số loại phí cao hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Còn các mức thu phí cụ thể thì Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật phí và lệ phí.
Theo xahoi
Bí thư Hà Nội thuyết phục Thường vụ về Luật Thủ đô
Tại lần thảo luận cuối trước khi trình dự Luật Thủ đô ra Quốc hội vào kỳ họp tới, đích thân Bí thư Phạm Quang Nghị đã bày tỏ quan điểm của Hà Nội về sự cần thiết của những quy định mang tính đặc thù.
Chiều 6/10, có mặt tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thảo luận về dự Luật Thủ đô, ngoài Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (Trưởng ban soạn thảo) còn có Bí thư lẫn Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND Hà Nội.
So với các lần trước, dự thảo mới có ít điều nhất (29 điều), điểm nhấn là quy định các cơ chế đặc thù cho Hà Nội. Dự luật quy định siết chặt điều kiện nhập cư vào nội thành hơn so với Luật Cư trú. Theo đó, người muốn nhập cư vào nội thành phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Phát biểu tại phiên họp, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị khẳng định, dự Luật Thủ đô - từng được kỳ vọng thông qua vào dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm - là căn cứ pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển. Qua 3 năm chuẩn bị, nhiều quan điểm khác biệt ban đầu đã được thu hẹp.
Luật Thủ đô sẽ có một số đặc thù để chính quyền Hà Nội quản lý dân cư và xử phạt vi phạm hành chính. Ảnh: Hoàng Hà.
Người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội cho rằng, việc "siết" nhập cư nội thành xuất phát từ thách thức mật độ dân cư đang tăng quá nhanh. Những nhu cầu tối thiểu về chỗ ở, giường bệnh, trường học, điện, nước... của thủ đô đều không đáp ứng được. "Hạ tầng của 4 quận nội thành cũ chỉ đáp ứng được 30 - 40 vạn dân song thực tế nhân khẩu đã hơn một triệu người. Có những nhà như số 56 Hàng Buồm, diện tích chỉ 26 m2 nhưng có tới 20 hộ dân sinh sống", Bí thư Hà Nội nói.
Theo ông, thực trạng này khiến Hà Nội cần những biện pháp quản lý dân cư đặc thù, "không phải là cấm đoán tự do cư trú mà nhằm đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân cũng như du khách tới thủ đô". Các điều kiện được đưa ra là biện pháp hợp lý, cần thiết và xuất phát từ yêu cầu khách quan để quản lý dân cư một cách khoa học và chủ động. Cũng theo dự luật, thành phố sẽ có biện pháp hỗ trợ về tài chính, nhà ở đối với các trường hợp tự nguyện chuyển nơi thường trú từ nội thành ra ngoại thành.
Ngoài việc siết điều kiện cư trú, dự luật cũng có một số nội dung mới như, Hà Nội được quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khu vực nội thành cao hơn nơi khác, nhưng không quá hai lần mức tối đa do Chính phủ quy định với các vi phạm về đất đai, xây dựng, văn hóa. Tương tự, mức thu phí giao thông khu vực nội thành cũng không được cao hơn quá hai lần mức tối đa chung.
"Phạt cao hơn không phải mục đích thu nhiều tiền mà để đảm bảo sức răn đe. Thu phí cao hơn cũng không phải để thu thật nhiều tiền, mà để hạn chế phương tiện cá nhân vào nội thành", ông Phạm Quang Nghị nói.
Tán thành việc "siết" nhập cư, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, gia tăng dân số cơ học ở Hà Nội là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải đối với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo nên những áp lực về giao thông, trường học, chỗ ở, y tế, việc làm... Việc bổ sung các điều kiện đăng ký nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội đối với một số đối tượng chặt chẽ hơn tuy chưa tối ưu nhưng cũng là một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Về lâu dài, theo ông Lý, cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xã hội, quy hoạch, như chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doạnh, dịch vụ ra khỏi nội thành, hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận... thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Giải pháp hạn chế tăng dân số cho Hà Nội được Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và nhiều đại biểu có mặt tại phiên họp tán thành. Riêng Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa lưu ý, nên xem xét kỹ các điều kiện để đảm bảo tính khả thi. "Đặc biệt điều kiện phải nhập hộ khẩu tại chính nơi đang tạm trú có quá cứng nhắc không", ông Khoa nói.
Dự luật này sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 13 diễn ra vào cuối tháng 10.
Theo VNE
Có nhà ở, thuê hợp pháp mới được nhập khẩu Hà Nội Từ 1/7/2013, để nhập khẩu Hà Nội, công dân phải tạm trú liên tục tại nội thành 3 năm trở lên, có nhà. Nếu ở nhà thuê, chủ nhà phải có đăng ký kinh doanh và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê. Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô với số...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

9 nạn nhân vụ lật xe khách ở Tam Đảo chuyển về Hà Nội, có bé chấn thương sọ não

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo
Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Lưu Diệc Phi bị chỉ trích
Sao châu á
16:12:37 28/04/2025
Cuộc so găng bất phân thắng bại giữa 'Thám tử Kiên' và 'Lật mặt 8'
Hậu trường phim
16:08:30 28/04/2025
Ancelotti trên đường rời Real Madrid
Sao thể thao
16:05:37 28/04/2025
Hết tháng 3 âm là lúc 3 con giáp tạm biệt vận xui, bước vào giai đoạn hưng thịnh, tiền bạc rủng rỉnh
Trắc nghiệm
15:51:58 28/04/2025
Mỹ, Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
Thế giới
15:24:55 28/04/2025
Chùm ảnh: Loạt trường học đồng loạt "lên đồ" mừng Đại lễ 30/4, nhìn thôi đã thấy tự hào!
Netizen
15:23:10 28/04/2025
Cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn' khiến người xem xúc động
Nhạc việt
15:01:47 28/04/2025
Khơi dậy vẻ đẹp nàng thơ cùng áo tay bồng
Thời trang
14:33:48 28/04/2025
"Ngủ quên" trước hiểm họa thực phẩm chức năng giả: Trách nhiệm thuộc về ai?
Pháp luật
14:25:08 28/04/2025
Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em
Sức khỏe
13:58:48 28/04/2025