Dân ngoại thành trăm mối lo
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả; trạm xá khang trang nhưng không có bác sĩ; sân chơi văn hóa dù có nhưng chưa đem lại hiệu quả… là những trăn trở của người dân vùng ngoại thành TP HCM.
Những trăn trở trên đã được người dân phản ánh tại chương trình Lắng nghe và trao đổi do HĐND TP HCM và Đài Truyền hình TP tổ chức ngày 16-6.
Người dân huyện Nhè Bè, TP HCM phải mua nước sinh hoạt với giá cao để sử dụng. Ảnh: TẤN THẠNH
Chưa hết mừng đã lo
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trung Nghĩa (ngụ xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi) cho biết từ khi xã này được chọn xây dựng xã nông thôn mới thì đường, trường học, trạm xá được xây mới khang trang, ai cũng vui mừng. Thế nhưng, khi người dân đến trạm xá khám bệnh thì… nơi đây không có bác sĩ. “Như vậy, dân chưa hết mừng nay lại lo. Bất cứ ai bệnh nặng hay nhẹ đều phải đến bệnh viện đa khoa huyện hoặc lên tuyến trên” – ông Nghĩa thở dài.
Bà Võ Kim Huệ (ấp Tam Tân, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi) cho biết cách đây 15 năm, nơi bà ở hiện tại toàn là cỏ tranh. Khi gia đình bà và những hộ dân khác về đây sinh sống thì mọi thứ mới trở nên sung túc. “Nhà tôi có 3 ha đất với 2.500 cây ăn trái đủ loại. Song, mọi việc bắt đầu thay đổi từ tháng 8-2009 khi ban đền bù của huyện đến kiểm kê, lập biên bản và… ra quyết định thu hồi đất để làm dự án. Thế nhưng đến nay, dự án khu dân cư Tân An Hội vẫn chưa động tĩnh gì trong khi không ít người dân bỏ đi nơi khác, cây trồng héo úa. Chúng tôi thiết tha đề nghị thành phố cho biết dự án Tân An Hội có làm hay không, nếu làm thì bao giờ. Chúng tôi chỉ muốn một điều duy nhất là ổn định cuộc sống!” – bà Huệ đề nghị. Với câu hỏi này, ông Nguyễn Thanh Chín, Thường trực HĐND TP, yêu cầu lãnh đạo UBND huyện Củ Chi trả lời nhưng Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Lê Minh Tấn chỉ điểm qua những con số về tình hình kinh tế – xã hội của huyện, không nhắc gì về dự án này!
Còn ông Nguyễn Đức Đạt (ngụ huyện Củ Chi) lo lắng: Chúng tôi rất sợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, dỏm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe nông dân, tăng chi phí, năng suất giảm, thậm chí có khi mất cả mùa vụ. Do đó, ông Đạt kiến nghị cơ quan quản lý nông nghiệp tăng cường giám sát và giúp đỡ người nông dân ở khâu đầu ra sản phẩm.
Cần kinh phí và cơ chế
Qua clip và phản ánh qua đường dân nóng của Đài Truyền hình TP, nhiều người dân ở huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ bức xúc vì nơi họ sinh sống hàng chục năm qua chưa có nước sạch, phải mua nước sử dụng với giá cao. “Không biết bao giờ thành phố mới đưa nước sạch về ngoại thành?” – người dân hỏi. Một người dân ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn thẳng thắn cho rằng: Nhà văn hóa xã không thiếu, thậm chí hoành tráng nhưng thực chất lại hoạt động chưa tốt. Do vậy, không cứ phải xây dựng nhà văn hóa thì mới nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà sâu xa phải là đầu tư tốt cho các câu lạc bộ đội, nhóm. “Tăng cường thiết chế văn hóa cho khu vực ngoại thành là chưa đủ mà điều quan trọng là phải tổ chức hoạt động như thế nào” – Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu vấn đề.
Trả lời câu hỏi này, đồng thời nêu lên vướng mắc từ thực tế và kiến nghị thành phố có hướng tháo gỡ, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cho biết các trung tâm văn hóa xã đã được xây dựng nhưng thiếu bộ máy điều hành vì không có kinh phí, cơ chế. Do đó, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã kiến nghị Sở Nội vụ nên định biên cho các thiết chế văn hóa này. Ông Minh thông tin ở cấp xã, hiện chỉ có Nhà Văn hóa xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi được cấp kinh phí hoạt động 120 triệu đồng/năm.
Trả lời câu hỏi của Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP xung quanh phản ánh của cử tri sống gần các trung tâm xử lý chất thải là “thường xuyên phải ngửi mùi hôi thối từ rác”, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, thừa nhận phản ánh này là đúng và hứa “sẽ sớm giải quyết!”. Không yên tâm, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm truy: “Tình trạng mùi hôi kéo dài nhiều năm rồi chứ không phải mới nên anh Phước có dám khẳng định là hết ngay chứ không phải là… sẽ và mời HĐND TP cùng đi giám sát?”. Ông Phước nhắc lại: “Tôi khẳng định và sẽ mời HĐND TP đi… giám sát cùng!”.
Theo vietbao
Phát hiện 26 tấn khoai tây TQ nhiễm độc
Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép.
Ngày 15/6, toàn bộ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép đã được lực lượng chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiêu hủy.
Trước đó, ngày 10/6, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Nguyệt (phường 12, TP Đà Lạt) có 52 tấn khoai tây khả nghi nên lấy mẫu để kiểm định.
Cơ quan chức năng đem 26 tấn khoai tây hồng Trung Quốc nhiễm chất độc hại đi tiêu hủy
Kết quả kiểm định của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy 26 tấn khoai tây hồng có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật) vượt gấp 16 lần ngưỡng cho phép của Bộ Y tế. Riêng 26 tấn khoai tây vàng được trả lại cho chủ hàng nhưng ngành chức năng tiếp tục giám sát việc tiêu thụ.
Theo bà Nguyệt, 26 tấn khoai tây hồng được bà mua từ Công ty Vân Linh (Lào Cai), 26 tấn khoai tây vàng mua từ Công ty Anh Quân (Hà Nội). Toàn bộ số khoai tây này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo 24h
Năm 2015, thu nhập bình quân TP.HCM đạt gần 5.000 USD Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khai mạc sáng 13/5, các đại biểu đã tán thành thông qua dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do UBND TP trình HĐND TP.HCM. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết sau hơn...