Dân nghèo phẫn nộ vì đặc quyền xét nghiệm nhanh COVID-19 của giới siêu giàu Mỹ
Giới siêu giàu ở đảo Fisher (Mỹ) bỏ tiền túi mua các bộ xét nghiệm nhanh, trong khi những người Florida nghèo phải xếp hàng chờ làm xét nghiệm.
Sáng sớm 15/4, hàng dài những chiếc xe nối nhau bên ngoài sân vận động Hard Rock (Florida, Mỹ), xếp hàng giữ chỗ, dù phải tới 7h trạm xét nghiệm COVID-19 tại đây mới mở cửa. Nhiều tài xế ho, sốt và đeo khẩu trang kín khuôn mặt.
Có những người chờ nhưng vẫn không tới lượt. Do thiết hụt tăm bông lấy dịch, các nhân viên y tế chỉ kịp lấy mẫu trong 2 giờ đồng hồ. Nhiều người phải chờ đợi trong nhiều giờ dưới cái nắng 32 độ C, sau đó được thông báo xét nghiệm vào ngày khác.
Ở đảo Fisher, vùng đất giàu có cách đó 24 km với thu nhập bình quân đầu người hàng năm lên tới 2,5 triệu USD, xét nghiệm là chuyện đơn giản.
Trạm lái xe xét nghiệm ở Hard Rock chỉ có thể xét nghiệm tối đa 400 xe mỗi ngày. (Ảnh: EPA)
Hòn đảo này bỏ ra 30.600 USD (hơn 700 triệu đồng) đặt mua 1.800 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh từ Đại học Miami, theo Bloomberg. Người dân không cần rời đảo và cũng chẳng phải xếp hàng chờ đợi để xét nghiệm.
Trong khi những người may mắn ở Hard Rock phải chờ đợi vài ngày để có được kết quả, người dân ở Fisher sẽ biết mình nhiễm bệnh hay không sau khoảng 10 phút lấy máu từ văn phòng y tế trên đảo.
Tiến sĩ Jay Wolfson, Giáo sư y tế công cộng tại Đại học Nam Florida nói rằng, những gì đang diễn ra ở Fisher chẳng khác là bao so với Disney World, nơi bạn có thể mua những chiếc vé đặc biệt để không phải xếp hàng.
Sự phân biệt về giàu nghèo này gây ra phản ứng dữ đội ở hạt Miami-Dade, một điểm nóng dịch ở Florida với gần 8.000 ca bệnh, nhiều hơn bất cứ hạt nào khác trong bang.
Để trở thành cư dân của đảo Fisher, mỗi thành viên cần đóng 250.000 USD phí đăng ký và 22.256 USD phí thường niên. (Ảnh: BI)
Việc những người nghèo và dễ bị tổn thương khó tiếp cận với các xét nghiệm gây ra những tranh cãi giữa chính quyền địa phương và lãnh đạo bang.
Cách đây vài ngày, Thị trưởng Miami-Dade Carlos Gimenez thông báo những người chưa được làm xét nghiệm tại các trạm như ở Hard Rock, sẽ được xét nghiệm tại nhà.
Alberto Carvalho, Tổng giám đốc Trường công lập Miami-Dade trút nỗi thất vọng lên Twitter khi nói về đặc quyền của hơn 800 hộ gia đình với phần đa là các nhà đầu tư bất động sản, luật sư cao cấp, CEO, chuyên gia tài chính trên đảo Fisher.
“Danh tiếng, tài sản, quyền lực hoặc vị trí không nên được sử dụng để giúp bất cứ ai không phải xếp hàng trong dòng người chờ đợi xét nghiệm COVID-19″, ông này cho hay.
Một số khác chỉ trích hệ thống y tế của Đại học Miami (UHealth). Theo Miami Herald, đảo Fisher đã thuyết phục UHealth bán các bộ xét nghiệm chưa được sử dụng cho cộng đồng, để mọi người dân và 400 lao động trên đảo được xét nghiệm, bất kể họ có xuất hiện triệu chứng hay không.
Video: Kit xét nghiệm COVID-19 Trung Quốc sai lệch kết quả ra sao ở Tây Ban Nha, Czech
“Chúng tôi hiểu rằng, nó có thể tạo ra ấn tượng việc một số cộng đồng nhất định sẽ nhận được ưu đãi. Đó không phải là ý định của chúng tôi”, phát ngôn viên của UHealth cho hay.
“Một trong những trường hợp mắc COVID-19 tại hạt Miami-Dade là cư dân trên Fisher, hòn đảo với hơn nửa dân số là người trên 60 tuổi và nhiều người vừa từ vùng Đông Bắc trở về. Những yếu tố này đã được xem xét, khi chúng tôi tiếp nhận các yêu cầu của họ”, người này cho biết thêm.
Ông Wolfson, Giáo sư y tế công cộng cảnh báo, một số đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người khuyết tật không thể tiếp cận được các trạm lái xe thử nghiệm như ở Hard Rock.
“Có lẽ họ nên nộp đơn xin việc trên đảo Fisher”, ông này mỉa mai.
SONG HY
Các nước châu Âu thừa nhận tác dụng của khẩu trang trong phòng dịch Covid-19
Chính phủ nhiều nước châu Âu đã thừa nhận việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh dịch bệnh và đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN)
Trong khi Mỹ đã bắt đầu thảo luận khả năng đưa ra khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ở những khu vực công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, khoảng 29 triệu người dân châu Âu giờ đây đã đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà. Tại Đức và Italy, thậm chí việc không khẩu trang khi ra ngoài đã trở thành không hợp thời trang.
Chính phủ Cộng hòa Czech đã thúc đẩy các nước phương Tây học theo cách phòng bệnh dễ dàng này của người dân ở tâm dịch Trung Quốc. Người dân Czech đã cũng nhau phát động nỗ lực chung nhằm sản xuất và phân phát khẩu trang tự chế sau khi chính phủ nước này ngày 30/3 ra sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường.
Chính phủ của Thủ tướng Andrej Babis thông báo rằng việc đeo khẩu trang đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát sự lây lan của virus và kêu gọi chính phủ các nước châu Âu khác làm tương tự. Czech và nước láng giềng Slovakia hiện là hai nước châu Âu quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Bộ trưởng Y tế Czech Adam Vojtech cho biết: "Czech là một trong số ít nước châu Âu chứng kiến sự lây lan rất chậm của virus. Điều khác biệt chính là mọi người đều đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà".
Trong một nỗ lực làm gương cho người dân, Thủ tướng Babis và nhiều chính trị gia Czech đã đeo khẩu trang khi phát biểu trước Quốc hội và xuất hiện trên truyền hình.
Hưởng ứng kêu gọi của chính phủ, hàng nghìn người Czech đã tham gia một nhóm trên Facebook, do các sinh viên ngành thiết kế thời trang của Viện Nghệ thuật, Kiến trúc và Thiết kế Umprum ở Praha lập ra, để may khẩu trang vải nhiều màu nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung của sản phẩm này.
Trong một dòng trạng thái trên mạng Twitter, Thủ tướng Babis đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định tương tự về đeo khẩu trang bắt buộc tại Mỹ. Ông viết: "...hãy chống virus theo cách của người Czech. Chỉ cần đeo một chiếc khẩu trang vải sẽ giảm 80% tốc độ lây lan của virus!"
Trong khi đó, các lao động trong nhà tù ở Litva và Hungary cũng đã tập trung sản xuất mặt hàng này sau khi chính quyền các nước này nhận ra hiệu quả của chiếc khẩu trang trong công tác phòng dịch Covid-19.
Ngày 30/3, Chính phủ Áo cũng yêu cầu người dân ở nước này phải đeo khẩu khi vào mua hàng trong các siêu thị. Từ ngày 1/4, Áo đã phát khẩu trang miễn phí tại các cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc. Thủ tướng Áo đã xuất hiện cùng một chiếc khẩu trang in màu cờ nước Áo.
Nhà chức trách Đức cho biết họ cũng đang cân nhắc làm điều tương tự. Slovakia và Bosnia cũng đã đưa ra các khuyến cáo nên đeo khẩu trang. Giới chức Slovakia đã làm gương bằng cách đeo khẩu trang khi tham gia các cuộc họp báo.
Nhà chức trách Slovakia hiểu rằng hệ thống y tế của họ yếu kém hơn hầu hết các nước châu Âu và dân số già hơn nên càng cần phòng tránh tốt. Slovakia và Litva còn ký hợp đồng với nhiều công ty địa phương để sản xuất khẩu trang y tế.
Các động thái trên cho thấy chính phủ các nước phương Tây đã nghiên cứu và học theo kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam thay vì làm theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDPC) rằng chỉ những người nhiễm bệnh mới cần đeo khẩu trang.
Thủ tướng Slovakia Igor Matovic lập luận: "Nếu tất cả chúng ta đeo khẩu trang thì cả những người nhiễm bệnh cũng đeo khẩu trang". Mọi người thường không sớm nhận ra rằng mình ốm hay nghĩ là mình sắp ốm, trong khi virus SARS-CoV-2 có thể lây lan ngay cả khi người lây chưa có các triệu chứng bệnh.
Với người dân châu Á, đặc biệt là tại tâm dịch Trung Quốc, việc đeo khẩu trang đã được thực hiện gần như khắp nơi ngay khi dịch bùng phát. Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát dịch tốt hơn và tốc độ lây nhiễm thấp hơn.
Tiến sỹ Ivan Hung, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: "Theo kết quả nghiên cứu, khẩu trang có lợi nhiều hơn có hại. Dù chỉ là khẩu trang vải tự chế, nếu đeo đúng cách và không chạm vào, nó sẽ chẳng gây hại gì và còn có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm virus".
Trong khi đó, nếu không sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng sẽ góp phần làm gia tăng sự lây lan của virus.
Quang Anh
Czech hạn chế đi lại Czech từ ngày 16/3 yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà và tránh tụ tập đông người nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Người dân được khuyến cáo chỉ nên ra ngoài khi đi làm hoặc mua sắm. Lệnh hạn chế đi lại có hiệu lực đến ngày 24/3. Nhà chức trách đồng thời kêu gọi người dân làm việc ở...