Dân “ngất ngây” vì nước thải nhà máy rượu
Năm 1998, Nhà máy Rượu Sakê Nhật Bản của Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Huế đi vào hoạt động. Chỉ vài năm sau đó, hàng trăm hộ dân phường Thủy Xuân, TP Huế phải chung sống với ô nhiễm, hôi thối do nguồn nước thải chảy ra từ nhà máy.
Chung sống cùng… nước thải!
Theo phản ảnh của người dân phường Thủy Xuân, Nhà máy Rượu Sakê sau khi đi vào hoạt động được chừng 3 năm đã liên tục xả nước thải trực tiếp ra con mương chạy qua phường (con mương này trước đây là mương dẫn nước lúa của phường) gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Nguồn nước ngầm quanh khu vực phường cũng bị ô nhiễm nặng, rất nhiều giếng nước ở đây trước kia người dân vẫn dùng bình thường thì nay đều bỏ cả.
Ông Trương Văn Nhớ, Tổ trưởng tổ 5, phường Thủy Xuân vừa dẫn chúng tôi đi xem con mương nước thải và mấy cái giếng hỏng vừa giãi bày: “Có tất cả 10 cái giếng bị hỏng rồi, trong đó có một cái giếng trước đây là giếng làng, rất nhiều hộ quanh đây đều dùng nước ở cái giếng đó. Giờ thì ô nhiễm rồi, lâu nay người ta không dùng và lấp cây cối lên miệng giếng”.
Theo lời ông Nhớ, con mương nước thải của nhà máy chảy qua khu vực nào thì nhà dân ở gần đó khổ sở đủ đường, từ ô nhiễm không khí cho đến ô nhiễm môi trường sống. “Ngay cả việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân cũng bị ảnh hưởng. Nhiều nhà quanh đây nuôi gà, chó bị chết do uống phải nước thải từ con mương ni nhiều lắm” – vừa chỉ tay vào con mương nước thải đen ngòm, ông Nhớ vừa cho biết thêm.
Người dân phường Thủy Xuân đang phải sống chung với con mương nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối.
Theo phản ánh của nhiều người dân phường Thủy Xuân, đã nhiều năm nay họ phải “sống chung” với kênh mương dẫn nước thải của Nhà máy Rượu Sakê rất khổ sở. Ngoài ra, người dân địa phương còn cho biết, nước thải ở đây không chỉ bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chăn nuôi của họ mà ngay cả ruộng lúa, hoa màu cũng kém năng suất do nguồn nước bị ô nhiễm.
Video đang HOT
Cần giải quyết triệt để hơn
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết: “Việc Nhà máy Rượu Sakê xả nước thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường đã diễn ra nhiều năm nay. Người dân rất bức xúc, họ đã gửi nhiều đơn kiến nghị lên UBND phường, và chúng tôi đã tiếp thu đồng thời trình lên các cơ quan chức năng chờ giải quyết. Về phía Nhà máy Rượu Sakê, rất nhiều lần các cơ quan hữu quan về kiểm tra và xử phạt hành chính, cuối tháng 5/2011, Đoàn Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh có về và xử phạt nhà máy 12 triệu đồng vì lý do không thực hiện xây lắp hệ thống xử lý nước thải”.
Dù đã nhiều lần cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt về việc gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy Rượu Sa kê nhưng cho đến nay, nỗi khổ của người dân phường Thủy Xuân thì vẫn còn đó. Các cơ quan hữu quan cần có g iải pháp xử lý triệt để hơn để trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân nơi đây
Theo CAND
VỀ VỤ XẢ THẢI TRÁI PHÉP CỦA SONADEZI: Nước thải có chất cực độc
Một số mẫu nước thải qua phân tích đã phát hiện có 2 chất thải nguy hại được xếp loại cực độc là kẽm và kim loại nặng cadmium
Ngày 29-8, Cục CSĐT tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) đã có kết luận điều tra ban đầu về hành vi xả thải trái phép của Công ty CP Dịch vụ Sonadezi Long Thành (Sonadezi Long Thành thuộc Tổng Công ty Sonadezi).
Có sự gian dối
Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm trong nước thải xả ra môi trường của Sonadezi Long Thành vượt từ 5 đến 10 lần so với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, với khối lượng từ 5.000 m đến gần 10.000 m/ngày đêm. Đáng chú ý, một số mẫu nước thải qua phân tích đã phát hiện có 2 chất thải nguy hại được xếp loại cực độc, đó là kẽm và kim loại nặng cadmium (Cd).
Van xả nước từ hồ sinh thái của nhà máy xử lý nước thải KCN
Long Thành ra miệng cống rạch Bà Chèo. Ảnh: XUÂN HOÀNG
C49 cũng làm rõ việc Sonadezi Long Thành vận hành không đúng quy trình, che đậy những hành vi sai trái qua việc cố ý điều chỉnh thiết bị xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, công ty này còn thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt năm 2003.
Sonadezi Long Thành nhận xử lý nguồn nước thải tập trung cho 42 doanh nghiệp, với mức phí 0,32 USD/m3. Tuy nhiên, vào đêm 3-8 vừa qua, trinh sát C49 đã bắt quả công ty này đang xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Ngay sau khi xảy ra sự việc này, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sonadezi, bà Đỗ Thị Thu Hằng, cho rằng bất cứ lúc nào Sonadezi cũng "làm đúng theo quy định" và "bảo đảmlà Sonadezi không có gì gian dối".
Vi phạm kéo dài
Trước khi C49 vào cuộc, gần đây nhất là tháng 2-2011, Sonadezi Long Thành đã bị Thanh tra Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) xử phạt 75 triệu đồng vì vi phạm xả nước thải vượt chuẩn cho phép. Các năm 2009-2010, công ty này cũng bị xử phạt không dưới 3 lần vì các hành vi xả nước thải vượt chuẩn; quản lý, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định và thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Người dân bức xúc với bùn đen đặc và hôi thối ở rạch Bà Chèo - nơi bị
ảnh hưởng nước xả thải của Sonadezi Ảnh: XUÂN HOÀNG
Trong khi đó, ngay từ năm 2007, nông dân khu vực xã Tam An, Long Thành đã có đơn kêu cứu vì không chịu nổi ô nhiễm do nước thải của Sonadezi Long Thành và chính quyền sở tại cũng đã có những kiến nghị lên cấp trên về vấn đề này. Tính đến chiều 29-8, đã có 200 hộ dân xã Tam An nộp đơn đòi Sonadezi bồi thường tổng thiệt hại trên 11 tỉ đồng. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, đo đếm mức độ tác động ô nhiễm từ hoạt động xả thải của Sonadezi.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Phan Hữu Vinh, Phó Cục trưởng C49, cho rằng vi phạm tại Sonadezi Long Thành kéo dài là do trách nhiệm quản lý, giám sát của địa phương kém hiệu quả.
Đã có 202 đơn đòi Sonadezi bồi thường
Ngày 29-8, ông Lê Văn Mãi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam An, Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cho biết đã có 202 hộ dân gửi đơn kiện Công ty CP Sonadezi Long Thành đòi đơn vị này bồi thường thiệt hại.
Theo ông Mãi, mặc dù Hội Nông dân xã đã báo cáo sơ bộ lên Hội Nông dân huyện Long Thành nhưng sau đó, số hộ dân nộp đơn vẫn không ngừng tăng lên nên hội tiếp tục nhận đơn của bà con để báo cáo bổ sung sau.
Trong khi đó, ông Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, cho biết đến nay vẫn chưa nhận được báo cáo cụ thể từ phía Hội Nông dân huyện Long Thành.
"Chúng tôi đã đốc thúc nhưng không hiểu vì lý do gì cấp huyện đã quá chậm trễ, vì vậy chúng tôi cũng không thể nắm rõ được tình hình để báo cáo cụ thể lên cấp trên" - ông Quang nói.
Theo Người Lao Động
"Đột kích" lò lợn âm thầm "giết" sông Nhuệ Nước thải dính máu từ quá trình giết mổ 400 con lợn, không qua xử lý được công ty TNHH chế biến thực phẩm Minh Hiền xả thẳng ra môi trường. 14h30 ngày 23-8, Đội 5 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với Trung tâm Quan trắc và phân tích TNMT - Sở TN&MT Hà Nội,...