Dân ngăn sông vì thủy điện không xả nước
Hơn một tháng nay, mỗi khi nhà máy thủy điện Buôn Tua Sar (thuộc quản lý của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp) không xả nước thì đoạn sông Krông Nô chảy qua xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, Đắk Nông) trơ đáy và không đủ nước để trạm bơm D12 cung cấp nước tưới cho khoảng 120ha lúa, cà phê của người dân trong vùng.
Trước tình hình đó, Hợp tác xã Thủy nông và UBND xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, Đắk Nông) đã huy động mỗi hộ dân đóng góp 50 nghìn đồng mua đá, bao tải đựng đá và cùng nhau ra chặn sông lấy nước.
Ngay từ 7 giờ sáng 19/2, khoảng 200 người dân xã Quảng Phú đã ra đoạn sông Krông Nô chạy qua địa phận buôn Sứk lấy đá bỏ vào bì tải, đắp thành đoạn đập cao khoảng 1m chặn ngay giữa sông. Đến giờ trưa cùng ngày, người dân đã đắp được một đoạn đập dài khoảng 40m trên tổng chiều rộng khoảng 120m của sông.
Chị Lê Thị Kim Ngân (ở thôn Phước Trung, xã Quảng Phú) có 1,3 sào lúa và 2 sào cà phê thiếu nước tưới cũng tham gia vác đá chặn sông. “Từ ngày 15/2 đến giờ, đêm nào tôi cũng thức đến 3 giờ để canh lấy nước nhưng vẫn chưa có nước tưới cho ruộng lúa và cà phê. Cả xã chỉ có mỗi trạm bơm này nên ai cũng giành nhau lấy nước nên những ruộng lúa ở xa như của nhà chúng tôi không có nước để tưới. Trong khi đó, thủy điện xã nước ít nên sông có nước để bơm”, chị Ngân cho hay.
Người dân xã Quảng Phú lấy đá chặn sông Krông Nô lấy nước tưới cho cây trồng.
Video đang HOT
Ngay khi nhận được thông tin trên, Công ty Khai thác Công trình thủy lợi Đắk Nông đã cho xe chở 150 lòng sắt (mỗi lồng đựng khoảng 1m3 đá) với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng để người xã Quảng Phú chặn sông lấy nước.
Có mặt tại hiện trường, ông Hoàng Trung Thơ (Giám đốc Công ty Khai thác Công trình thủy lợi Đắk Nông) cho biết: “Khi thấy người dân lấy bao đá chặn sông, tôi không ổn vì sợ khi nhà máy thủy điện xả nước sẽ trôi hết. Vì thế, công ty chúng tôi đã quyết định hỗ trợ lồng sắt đựng đá cho người dân thả xuống chặn cho chắc chắn để may ra còn giữ được hết mùa khô năm nay”.
Đến 17 giờ chiều cùng ngày, người dân đã đắp xong đoạn đập dài khoảng 120m với chiều cao khoảng 1m chặn ngang sông Krông Nô. Ông Lê Văn Tỵ (Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy nông Quảng Phú) cho biết: “Sau khi đắp xong đập, trạm bơm D12 đã có đủ nước tưới cho người dân. Sáng mai, chúng tôi sẽ gia cố lại đập cao thêm khoảng 0,8m nữa để nó chống chọi được qua mùa khô này”.
Mặc dù Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Sar đã cam kết xả với lưu lượng nước 62m3/s trong tháng 2 năm nay cho hạ lưu nhưng hiện đoạn sông Krông Nô chảy qua huyện Krông Nô thường xuyên khô cạn, thiếu nước tưới. Vì thế, có khoảng 28ha lúa ở xã Quảng Phú có nguy cơ bị cháy do thiếu nước.
Trong khi đó, khoảng 50ha lúa ở thôn Thanh Sơn (xã Buôn Chóa) đang bị khô hạn do lượng nước sông Krông Nô không đủ cung cấp nước cho trạm bơm số 2 của huyện. Cả 4 trạm bơm của huyện đều trong tình trạng thiếu nước do thủy điện xả nước bất thường.
Ông Lê Văn Tỵ (Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy nông Quảng Phú) bức xúc: “Thủy điện cam kết xả nước 12 tiếng một ngày, nhưng may ra họ xả được khoảng 6-7 tiếng. Thời gian họ xả bất thường lắm, nên chúng tôi phải cử người theo dõi sông thường xuyên để khi nào có nước là bơm tưới ngay cho người dân chống hạn”.
Còn ông Đặng Thanh Quang (Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô) cho rằng: “Năm nào huyện cũng có công văn yêu cầu Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Sar xả nước đủ cho người dân tưới tiêu. Năm nay lượng mưa chỉ bằng 80% năm trước nên lượng nước về hồ thủy điện cũng thấp, có lẽ thế nên thủy điện xả nước không đủ như cam kết. Sắp tới chúng tôi sẽ yêu cầu thủy điện xả nước đủ cho dân tưới tiêu và chỉ đạo các xã dọc sông Krông Nô giám sát việc xả nước của thủy điện”.
Theo 24h
"Không có chuyện bắt dân đóng tiền pháo hoa"
Pháo hoa đón Tết (Ảnh minh họa)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô (Đăk Nông) Ngô Xuân Lộc khẳng định không có chuyện chính quyền huyện bắt buộc người dân nghèo phải đóng tiền để tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Ngày 16/1, trao đổi với phóng viên về việc một số báo chí thông tin Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) ký công văn huy động đóng góp của người dân nghèo với mức thấp nhất từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/hộ; các thôn buôn phải góp từ 800 ngàn đến hơn 4 triệu đồng/ thôn buôn..., ông Ngô Xuân Lộc khẳng định thông tin này "là không chính xác, chưa đúng với bản chất sự việc, gây dự luận không tốt, làm cho người dân bức xúc".
Theo ông Ngô Xuân Lộc, trên tinh thần xã hội hóa, Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô có soạn thảo phương án vận động các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân đóng góp để tổ chức bắn pháo hoa phục vụ người nhân dịp tết Nguyên Đán Quý Tỵ năm 2013.
Phương án gửi cho các cơ quan, tổ chức và chính quyền xã góp ý kiến, chứ không có công văn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bắt buộc người dân nghèo phải đóng tiền, có thể chính quyền xã và cán bộ thôn buôn giải thích chưa rõ đã gây hiểu nhầm trong nhân dân.
Trong phương án của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô nhấn mạnh đây là cuộc vận động đóng góp một cách tự nguyện tùy theo khả năng của mình, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã và cán bộ công chức, lực lượng vũ trang.
Riêng hai đối tượng là người dân cận nghèo và người nghèo không phải đóng bất cứ khoản nào cả bởi đây là những đối tượng chính quyền ưu tiên hỗ trợ để mọi người đều đón Tết vui tươi và no ấm.
Theo 24h
Khó kiềm chế giá thực phẩm, rau sạch Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định sẽ đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đồng thời kiềm chế giá cả nhưng những diễn biến trên thị trường dường như đang ngược lại mong muốn này. Thực phẩm, rau xanh đang tăng giá từng ngày và khó tránh khỏi tăng giá đột biến khi cận Tết. Thực phẩm tăng...