Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm
Từ bán mỹ phẩm, hoa lụa trên mạng, chụp ảnh thuê cho đến đi buôn…, nhiều nhân viên ngân hàng đang phải xoay xở kiếm thêm khi lương, thưởng hàng quý bị cắt, công việc thì nhàn hơn trước vì ít khách.
Trước yêu cầu tái cấu trúc hệ thống và bài toán lợi nhuận tại các nhà băng ngày một sụt giảm, đồng lương và thu nhập của không ít nhân viên ngân hàng cũng bị cắt xén theo. Anh Nguyễn Khánh, nhân viên lâu năm tại một ngân hàng cổ phần cho hay: “Năm nay mọi khoản thưởng của tôi đều bị cắt. Thậm chí khoản thưởng 6 tháng đầu năm đã được ban lãnh đạo hứa hẹn rồi cũng bị nuốt lời. Ngân hàng thì nói đang khó khăn nên chưa chi trả được. Nói vậy thì chúng tôi cũng đành chịu”.
Do đó, anh Khánh và không ít đồng nghiệp đã tìm cách kiếm thêm nhân lúc thị trường đi xuống, công việc không nhiều như trước. Anh Khánh lên Móng Cái buôn các mặt hàng của Trung Quốc như đồ gia dụng, công nghệ… đem về Hà Nội và đổ buôn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Anh Khánh bán chủ yếu qua mạng. Ban ngày thì giao dịch với khách online, chiều tối hết giờ làm thì offline, giao hàng cho khách và nhận tiền. Anh cho biết mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài triệu, bù cho khoản lương thưởng hàng quý bị cắt.
Phần lớn ngân hàng đã cắt giảm khoản thưởng quý của nhân viên do lợi nhuận sụt giảm. Ảnh:Hoàng Hà.
Tân – nam nhân viên tín dụng 24 tuổi tại ngân hàng cổ phần được xếp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm một – cũng cho biết, anh và các đồng nghiệp cảm nhận được rõ sự khó khăn kể từ tháng 11 năm ngoái. “Trước đó, khách hàng tìm đến ngân hàng chúng tôi ngùn ngụt. Nay thì một số nhân viên tín dụng hay phải quan hệ với khách hàng trở nên rảnh rỗi. Ít việc, các khoản thưởng 3, 6 tháng đều không còn nên lương giờ chỉ đủ ăn sáng”, nhân viên này nói.
Vì vậy, công việc “tay trái” của Tân hiện nay – nhưng cũng đem về cho anh kha khá – là chụp ảnh cưới, sự kiện hiếu hỉ. “Sếp quản lý trực tiếp của tôi thương anh em, cũng biết dạo này nhân viên lương thấp, nên thi thoảng vẫn tạo điều kiện cho tôi bay nhảy, đi theo các đôi chụp ảnh cưới kiếm thêm”, Tân – ông chủ một studio ảnh cưới tại Hà Nội tâm sự.
Video đang HOT
Với các giao dịch viên, do khối lượng công việc nhìn chung không giảm nhiều nên việc “ăn bớt” thời gian để đi buôn hay chạy ra ngoài kiếm thêm là điều không thể. Tuy nhiên, với các nhân viên nữ, không ít người tham gia bán mỹ phẩm để tăng thu nhập.
Nhiều nhân viên ngân hàng bán thêm mỹ phẩm để tăng thu nhập. Ảnh: Chụp từ màn hình một trang rao vặt.
Trên các diễn đàn, gần đây xuất hiện những tin rao vặt với nội dung chỉ tuyển nhân viên ngân hàng để bán mỹ phẩm. Theo lý giải của những người đăng tin rao vặt này, đây là đối tượng được tiếp xúc với nhiều người có nhu cầu trang điểm.
Chủ một tin rao vặt tên Oanh trên các diễn đàn giải thích: “Rất nhiều nữ nhân viên ngân hàng đang làm việc này – đặc biệt là các giao dịch viên. Theo tôi được biết, đa phần nhân viên ngân hàng phải trang điểm khi đi làm nên chỉ cần ở mỗi phòng giao dịch, chi nhánh, tôi tuyển một vài người là khả năng bán hiệu quả sẽ rất cao. Hiện khá nhiều người đang cộng tác với tôi”.
Trưởng phòng khối quản lý doanh nghiệp lớn tại hội sở một ngân hàng thừa nhận nhân viên một số khối hiện nay rất khó kiêm tìm khách nên việc thu nhập của họ giảm là đương nhiên.
Vị này cho biết, trước đây, một vài nhân viên còn kiếm thêm được nhờ làm môi giới mua nhà, bất động sản cho khách thông qua việc ngân hàng phát mại tài sản. “Giờ công việc đó cũng khó nhằn nên đa phần anh em phải xoay xở nhiều cách. Cấp dưới của tôi có người ban ngày mặc vest quan hệ khách hàng nhưng tối về hai vợ chồng cùng làm chủ một shop hoa lụa nghệ thuật trên web. Thậm chí có bạn làm chuyên viên phòng công nghệ thông tin của ngân hàng, ngoài giờ vẫn lụi cụi chui gầm bàn sửa máy tính, máy in để lấy 50.000 – 100.000 đồng”, vị trưởng phòng này ngao ngán kể.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng nhân viên ngân hàng vẫn “sướng” hơn nhiều ngành khác. Tại một hội thảo về nhân sự ngành tài chính – ngân hàng gần đây, Giám đốc một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thẳng thắn cho rằng, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự. Do đó, việc lương, thu nhập hiện nay của họ giảm trong bối cảnh này cũng là bình thường.
Theo VNE
Những cô nàng thích làm single mom
Sợ lấy phải người chồng không ra gì, Dương tập trung 'cày cuốc' tích lũy tiền sẽ 'xin' con.Hàng ngày, Dương đi làm ca cho một công ty tư nhân, đến chiều lại mở cửa hàng tạp hóa, thu nhập cả tháng không dưới 10 triệu. Xét cả về ngoại hình lẫn tính cách không đến nỗi nào nhưng chẳng hiểu sao hễ có anh nào nhăm nhăm "tìm hiểu"... đều chỉ được vài ngày.Là con út trong gia đình ba chị em gái, bố mẹ đã ngoài 60 tuổi, Thùy Dương (29 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là trụ cột kinh tế cho cả gia đình. Chị cả không may lấy phải người chồng nghiện ngập, chơi bời, ở với nhau được 6 tháng thì ly thân về nhà bố mẹ đẻ. Chị thứ hai cũng đã ngoài 30 tuổi nhưng cứ mải học hết bằng này, bằng nọ nên đến giờ vẫn phòng không.
Bố mẹ Dương thấy vậy cũng sốt ruột, nhiều lần nhắc nhở "chuyện con gái có thì". Nhưng mỗi lần như thế, Dương lại nói một câu tưng tửng, xanh rờn: "Chồng với chềnh bây giờ quan trọng gì. 1-2 năm nữa, con 'xin' đứa con về nuôi chứ không may mà vớ phải chồng không ra gì thì khổ cả đời. Bây giờ đam mê duy nhất của con là kiếm tiền". Tất nhiên, sau câu nói đó, Dương bị bố mẹ "tổng xỉ vả" cho một trận bởi ở thời của họ, chuyện không chồng mà có con là một tội lỗi to lớn, là vết nhục của cả gia đình, dòng họ.
So với thời của bố mẹ Dương hay vài năm trước đây, bây giờ nhiều người có quan niệm "thoáng" hơn về chuyện single mom (làm mẹ đơn thân). Tuy rằng số lượng những người chủ động vạch kế hoạch một mình nuôi con không nhiều nhưng nếu lỡ bị đối tác bỏ rơi thì phụ nữ ngày nay cũng sẵn sàng đón nhận cuộc sống của người mẹ đơn thân. Một phần vì họ có thể độc lập về kinh tế và phần khác là do xã hội đã bớt khắc nghiệt với chuyện "không chồng mà chửa".
Trâm Anh (32 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) là một ví dụ. Bố mẹ là người Hà Nội gốc nên cuộc sống gia đình rất nề nếp, còn hơi ảnh hưởng tư tưởng phong kiến. Bản thân Trâm Anh và các em được bố mẹ truyền dạy theo những nguyên tắc truyền thống ngay từ bé. Thế nhưng kể từ khi vào làm cho tổ chức phi chính phủ, thường xuyên tiếp xúc với Tây nên suy nghĩ cũng khác nhiều. Hơn nữa, cô còn yêu một anh chàng người Pháp nên chuyện đi quá giới hạn trước hôn nhân là điều khó tránh khỏi. Và trong một lần chủ quan, Trâm Anh dính bầu.
Cô kể: "Khi biết chuyện, bố mẹ tôi nói ghê lắm. Họ thậm chí còn ở lì trong nhà mấy ngày, chẳng dám đi đâu. Sau đó thì gây tâm lý, ép tôi và người yêu nhanh chóng kết hôn, trước khi cái bụng lộ ra. Nhưng anh ấy là người Pháp, công việc lại di chuyển nhiều, đâu phải nói cưới là cưới ngay được. Đến tháng bầu thứ 4, bố mẹ càng phản ứng gay gắt hơn khi người trong xóm bắt đầu xì xào to nhỏ mà tôi vẫn chẳng đả động gì đến đám cưới. Căng thẳng nhất là lúc bố mẹ nói sẽ từ mặt tôi nếu cứ nhất định sinh con, không lấy chồng. Cuối cùng, tôi dọn ra ngoài, thuê một căn hộ tập thể cũ, chờ theo thời gian bố mẹ sẽ nguôi ngoai".
Những ngày tháng sống một mình bên ngoài, Trâm Anh phải tự lo lắng, xoay sở mọi việc. Buổi sáng, dù bụng bầu đã lớn nhưng cô vẫn phải dậy từ sớm đi chợ từ lúc 5h vì siêu thị ngay dưới chân cầu thang nhưng mua ở đó vừa đắt tiền lại không nhiều đồ ăn tươi ngon. Rồi lại tất bật ăn sáng, đi làm. Ở tổ chức dành cho người nước ngoài, không có chuyện "thông cảm" vì phụ nữ mang bầu, nguyên tắc là nguyên tắc. Cô vẫn phải đảm đương núi công việc như cũ, đến 19h mới lọ mọ về tới nhà thì lại cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Có những khi ngồi ăn cơm một mình trong căn nhà trống trải, Trâm Anh bật khóc: "Phụ nữ lúc bụng mang dạ chửa rất cần chồng, người thân bên cạnh hỏi han nhưng tôi thì không. Tôi thèm được nghe tiếng người đến mức cứ về nhà là bật ti vi to lên, không phải vì tôi thích xem mà là để lòng bớt trống trải, cô đơn.
Còn nhớ, một lần vào tháng bầu thứ 8, Trâm Anh đi làm về dính mưa nên bị cảm sốt. Mò lên được nhà thì người nóng hầm hập, cô gần như ngất lịm đi khi vừa mở được cửa vào. "Tôi nằm ngay trên sàn, sát cửa ra vào và mê man. Đến lúc, chị thu tiền nước đến đập cửa ầm ĩ, tôi mới tỉnh được chút và ra mở cửa". Thấy Trâm Anh chỉ kịp kéo cánh cửa ra đã lả người đi, chị thu tiền hô hoán hàng xóm tới đem cô đi bệnh viện. "Nằm trên cáng, tôi vẫn nghe tiếng mọi người nhí nhéo nói: 'Chẳng biết cô này làm gì mà bố mẹ không có, chồng cũng không?', 'Chắc chửa hoang rồi nên trốn ra ngoài sống', 'Tôi mà có cái ngữ con gái chửa hoang thì cũng cạo đầu bôi vôi đuổi đi'... Nghĩ thật cực".
Bây giờ, con gái Trâm Anh đã được 2 tuổi, xinh xắn, đáng yêu. Bố mẹ cô cũng bớt căng thẳng và thường qua thăm cháu 1-2 lần/tuần. Anh người yêu Pháp cũng đã chuyển tới sống cùng hai mẹ con, tuy chưa tổ chức đám cưới nhưng họ coi nhau như người một nhà. Nói về gia đoạn khó khăn đã qua, Trâm Anh kết luận: "Tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định đó. Bởi con cái là món quà của ông trời ban tặng cho mình, tôi không muốn đánh mất nó. Nhờ con gái, tôi hiểu cuộc sống này ý nghĩa và đáng quý biết bao".
Dương và Trâm Anh là hai trong số vô vàn những người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận làm mẹ đơn thân thời nay. Họ là những phụ nữ mạnh mẽ, luôn sẵn sàng các kế hoạch cho tương lai, dù chủ động hay bị động rơi vào hoàn cảnh trái ngang cũng đều kiên cường vượt qua dư luận, để sinh và nuôi con một mình, rồi tự tạo lập cho bản thân cuộc sống hạnh phúc.
Mỗi một người mẹ đơn thân lại có một bí quyết riêng nhưng khi bước vào cuộc sống "đơn thương độc mã này", họ đều phải thay đổi rất nhiều, trước tiên là thái độ, sau đó là tập trung đảm bảo về tài chính. Nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt lạc quan, không ám ảnh chuyện quá khứ u buồn và dũng cảm đối diện với thực tế, kể cả với kẻ cười người chê để từng bước khởi đầu vững chắc cho cuộc sống.
Theo Ngoisao
Civilization V: Gods & Kings: Thống trị thế giới Đối với những fan cuồng nhiệt của thể loại game chiến thuật mà cụ thể hơn là Civilization V, hơn 200 giờ cày cuốc để chiếm lĩnh thế giới trong phiên bản chính thức dường như vẫn chưa làm họ thỏa mãn cơn khát được tìm tòi và khám phá nhiều hơn nữa. Vì lẽ đó mà Civilization V: Gods & Kings ra...