Dân Nga đổ xô mua sắm vì lo tiền mất giá
Người dân Nga đang đổ xô đi đổi tiền tiết kiệm từ Rúp sang ngoại tệ và tích trữ hàng hóa, trang sức. “Cơn sốt” mua sắm này bắt nguồn từ nỗi lo của người Nga về khả năng tỷ giá đồng nội tệ sẽ lập thêm những mức thấp kỷ lục mới.
Ảnh minh họa.
Nỗi lo của người Nga đang ngày càng hiện rõ khi các bảng điện tử thông báo tỷ giá ở khắp thủ đô Moscow liên tục cho thấy sự mất giá “kinh hoàng” của đồng Rúp – tờ Financial Times nhận xét.
Vào sáng hôm thứ Ba (16/12) khoảng hơn chục người xếp hàng trước cửa một chi nhánh của Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, đối diện nhà ga Kursky ở trung tâm Moscow.
“Tôi muốn rút một phần tiền lương hưu để đổi sang USD”, bà Galina, một người hưu trí, cho biết. “Không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Tất cả đều lo lắng trước việc đồng tiền liên tục mất giá”.
Những cú giảm chóng mặt của đồng Rúp trong những ngày gần đây chưa dẫn tới sự hoảng loạn rõ rệt, nhưng đã đủ để khiến nhiều người dân Nga chạy đi đổi tiền hoặc mua sắm những mặt hàng lâu bền như đồ nội thất, xe hơi và nữ trang trước khi giá cả của những mặt hàng này tăng vọt.
Theo giới ngân hàng Nga, phản ứng của người dân càng làm gia tăng áp lực đè nặng lên đồng Rúp. Ông Artem Zotov, trưởng bộ phận nghiệp vụ tiền tệ thuộc ngân hàng Otkritie Bank – nhà băng tư nhân lớn thứ nhì nước Nga về giá trị tài sản – tiết lộ, từ đầu tuần này, nhu cầu ngoại tệ đã tăng gấp 3-4 lần so với mức bình quân hàng ngày trước đó.
Tại trung tâm mua sắm Atrium ở Moscow, số khách hàng đổ tới cửa hiệu của các thương hiệu nước ngoài như Gucci hay Topshop đông hơn bình thường.
Video đang HOT
Galya, một bác sỹ tuổi trung niên, giơ ra một chiếc nhẫn vàng mới mua và nói: “Tôi nghĩ đồng Rúp sẽ còn mất giá cho tới hết năm nay. Giờ là lúc phải mua đồ đạc thôi”.
Vào hôm thứ Hai, người dân đã xếp hạng tới tận 2h sáng ở siêu thị nội thất Ikea ở Moscow để chờ mua hàng vì lo đồng Rúp mất giá sẽ đẩy giá các sản phẩm tăng mạnh. Ikea tuyên bố sẽ tăng giá bán đồ nội thất từ thứ Năm tuần này.
“Những ai không đổi được tiền ở mức 35-40 Rúp/USD đang nhanh tay mua các loại hàng hóa cao cấp, xe hơi và căn hộ vì việc điều chỉnh giá cả mạnh đối với các mặt hàng này vẫn chưa diễn ra”, ông Vyacheslav Trapenznikov, quyền Giám đốc công ty Urals Builders Guild ở Yekaterinburg, nói.
Trong tháng 11, doanh số bán lẻ xe hơi ở Nga tăng bất chấp nền kinh tế giảm tốc. Các hãng xe ở Nga thậm chí còn lạc quan hơn về triển vọng doanh số trong tháng 12 này. “Nhu cầu mua xe tăng bất thường trong mấy tuần gần đây”, ông Joerg Schreiber, Giám đốc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu ở Nga (AEB), cho hay.
Mặc dù vậy, không mấy ai tin là cơn sốt mua sắm đang diễn ra ở Nga sẽ kéo dài bởi lãi suất tăng cao sẽ sớm gây tác động bất lợi lên người vay tiền và các doanh nghiệp nhỏ. Hôm thứ Hai, Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản lên 17% từ mức 10,5% trước đó.
“Mọi người đang cố tiêu những đồng Rúp cuối cùng của mình, mua những hàng hóa chưa bị tăng giá. Nhưng xu hướng này sẽ chỉ có hạn”, ông Trapeznikov dự báo.
Đồng Rúp Nga lao dốc trong bối cảnh giá dầu thế giới sụt giảm và Nga hứng các đòn trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Nói về nguyên nhân khiến đồng Rúp mất giá nghiêm trọng, người Nga có cách nhìn khác nhau.
“Lệnh trừng phạt làm đồng Rúp mất giá sao? Tôi không nghĩ thế. Đó chỉ là một cách đánh lạc hướng dư luận mà thôi”, ông Konstantin Shulik, một nhà tư vấn ở Moscow, nói.
Xếp hàng bên ngoài ngân hàng Sberbank, bà Galina có một cách giải thích khác. “Ai khiến đồng Rúp mất giá ư? Đó chính là Mỹ. Nước Mỹ là kẻ thù”.
Theo Dantri/Financial Times
Chính phủ Mỹ đề xuất quốc hội kế hoạch 3 năm đánh IS
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 9/12 đã đề xuất Quốc hội nước này phê chuẩn kế hoạch tấn công nhóm cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS) trong vòng ít nhất 3 năm. Đồng thời chính phủ Mỹ đề nghị không loại trừ khả năng triển khai binh sỹ trên bộ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, vị ngoại trưởng đã vấp phải chỉ trích từ phía cả các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ. Những người này cho rằng nếu Tổng thống Barack Obama muốn có quyền lực mới để tấn công nhóm khủng bố này, lẽ ra đích thân ông đã phải dự thảo một bản kế hoạch và đề xuất lên Thượng viện.
Từ tháng 9 đến nay chiến dịch của liên quân do Mỹ lãnh đạo đã thực hiện khoảng 1100 cuộc không kích tại Iraq và Syria, để tấn công những kẻ cực đoan IS.
Căn cứ để Nhà Trắng thực hiện các cuộc tấn công là phê chuẩn của Quốc hội trong việc sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Al-Qaeda, Taliban và các chi nhánh của tổ chức này từ sau vụ tấn công 11/9/2001.
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông Kerry nói: "Tôi cho rằng chúng ta đều đồng ý rằng cuộc thảo luận này phải kết thúc với một cuộc bỏ phiếu lưỡng Viện để làm rõ rằng, đây không phải là một cuộc đấu tranh của một đảng chống lại IS, mà nó phản ánh quyết tâm thống nhất của chúng ta trong việc làm suy yếu và cuối cùng là đánh bại IS".
"Các đối tác trong liên minh của chúng ta cần biết điều đó. Những nam nữ quân nhân trong lực lượng vũ trang cần biết điều đó. Và những kẻ cầm đầu IS, những kẻ hãm hiếp, sát nhân, mù quáng cần hiểu điều đó", ông Kerry nhấn mạnh.
Vị ngoại trưởng yêu cầu ủy ban trên giúp dự thảo một ủy quyền mới, "phát đi những tín hiệu ủng hộ rõ ràng đối với chiến dịch quân sự đang diễn ra chống lại các tay súng IS".
Có một lập luận gây tranh cãi đó là ông Kerry đề nghị các nghị sỹ không loại trừ khả năng triển khai binh sỹ trên bộ. Trước đó ông Obama khẳng định sẽ không cử binh sỹ Mỹ tham chiến trong các chiến dịch chống IS, với tuyên bố "đó sẽ là trách nhiệm của các lực lượng địa phương".
"Điều đó không có nghĩa là chúng ta ngay từ đầu đã trói tay vị tổng tư lệnh hoặc các tư lệnh của chúng ta trên chiến trường, trong các hành động ứng phó với nhiều kịch bản và tình huống không thể lường trước", Kerry phân trần.
Chủ tịch của ủy ban trên, thượng nghị sỹ Robert Menendez đã có trong tay một bản dự thảo đạo luật mới, mà ông đề xuất có thể được đưa ra để bỏ phiếu vào thứ Năm này, do không thể tiếp tục dựa vào những đạo luật và phê chuẩn có từ 13 năm trước cho tình hình hiện nay.
Trong khi đó thượng nghị sỹ kỳ cựu John McCain đã chất vấn ông Kerry về việc ai chịu trách nhiệm đề xuất một dự thảo luật cho phép tiến hành chiến tranh. Thượng nghị sỹ Marco Rubio cũng chất vấn vị ngoại trưởng rằng, nếu Nhà Trắng muốn có một đạo luật như vậy, lẽ ra chính Tổng thống Obama phải là người lên tiếng, trình bày với quốc hội về kế hoạch tiến hành cuộc chiến.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc: Nạn kết hôn ở tuổi vị thành niên ngày càng phổ biến Bỏ học giữa chừng, kết hôn khi chưa đủ tuổi rồi có con không phải là chuyện chỉ xảy ra ở Trung Quốc thời cổ đại. Trở thành cô dâu khi còn đang tuổi vị thành niên (nguồn: CCTVNews) Theo hãng tin Tân Hoa, vào hôm thứ Năm tuần trước, hôn lễ của một cô bé tên là Xiuxiu, 13 tuổi đã diễn...