Đàn Nam Giao ở đâu? Khám phá di tích lịch sử đầy giá trị của Cố đô Huế
Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, từng có 5 triều đại lập nên đàn tế Nam Giao để thực hiện các nghi thức tế trời, đất, tổ tiên. Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì Đàn Nam Giao ở Kinh thành Huế là công trình duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn.
Đàn tế này được sử dụng trong các buổi Đại lễ tế giao của triều Nguyễn. Vào năm 1993, Đàn Nam Giao được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới.
1. Đàn Nam Giao ở đâu?
Địa chỉ: Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Giá vé tham quan: 25.000 đồng/khách
Đàn Nam Giao (Kinh thành Huế) được xây dựng ở làng Dương Xuân, phía Nam kinh thành. Ngày nay, nơi đây thuộc địa phận Phường Trường An, Thành phố Huế.
Đàn được khởi công xây dựng vào ngày 25/03/1806, dưới thời vua Gia Long. Trong suốt chiều dài lịch sử nhà Nguyễn, đã có tới 10 trong số 13 đời vua tổ chức các buổi lễ tế giao, tế trời đất tại đây. Tổng cộng đã có 98 buổi đại lễ diễn ra do đích thân nhà vua tế hoặc sai người tế thay.
Ban đầu các buổi tế lễ được tổ chức mỗi năm một lần vào mùa xuân và kéo dài trong 3 ngày. Từ đời vua Thành Thái đến năm 1945 thì giãn ra 3 năm một lần. Dưới thời vua Bảo Đại thì thời gian tế lễ rút gọn lại chỉ còn diễn ra trong 1 ngày.
2. Hướng dẫn di chuyển tới Đàn Nam Giao
Nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 4km, bạn có thể di chuyển dễ dàng tới Đàn Nam Giao bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Nếu tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì bạn chỉ cần đi hết đường Điện Biên Phủ là đến. Còn nếu đi bằng xe bus, bạn có thể bắt xe tuyến số 5. Tuyến này còn có nhiều trạm dừng tại các điểm tham quan nổi tiếng như Trường Quốc học Huế, Chùa Bảo Quốc, Đàn Nam Giao hay Lăng Khải Định.
3. Kiến trúc của Đàn Nam Giao
Tổng quan về kiến trúc của Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 10ha. Tổ hợp kiến trúc này bao gồm công trình chính là Giao đàn và các công trình phụ (như Trai cung, Thần trù, Thần khố,…).
Bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc của đàn được trổ thành 4 cửa, với cửa chính là cửa Nam. Trước mỗi cửa này đều có một bức bình phong bằng đá, với chiều rộng 12,5m, chiều cao 3,2m và dày 0,8m. Hiện nay, công trình chỉ còn bảo tồn được 3 bức ở cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam.
Bao quanh công trình là rừng thông xanh mát nhưng qua thời gian đã không còn nguyên vẹn mà được thay thế bằng một số loại cây khác. Trước đây, nhà vua, hoàng thân cùng các vị quan lớn đều phải trồng và chăm sóc cây thông của mình ở đây. Thời đó, đây là loại cây tượng trưng cho người quân tử phóng khoáng và khí phách.
Video đang HOT
Giao Đàn
Giao đàn là trung tâm của Đàn Nam Giao, đồng thời là nơi diễn ra các nghi lễ chính của lễ tế Nam Giao. Nơi dây được thiết kế với khuôn viên hình chữ nhật với diện tích 390m x 265m, gồm có 3 tầng. Kiến trúc của hạng mục này tuân theo thuyết Tam Tài trong văn hóa Phương Đông: Thiên – Địa – Nhân, Trời tròn – Đất vuông.
Tầng 1 gọi là Viên Đàn, được xây thành hình tròn, với lan can quét vôi xanh, ngụ ý là Thiên Thanh (Trời). Tầng 2 là Phương Đàn, có dạng hình vuông, lan can quét vôi màu vàng, biểu trưng cho Địa Hoàng (Đất). Tầng cuối cùng cũng là hình vuông, nhưng quét vôi đỏ, tượng trưng cho Nhân (con người).
Mỗi tầng lại được trổ cửa và xây các bậc thềm ở cả bốn phía. Trong đó, ba phía Đông – Tây – Bắc xây 9 cấp, còn phía Nam xây 15 cấp. Theo các nhà sử học đánh giá, kiến trúc Đàn Nam Giao dưới triều Nguyễn đặt Con Người bình đẳng với Trời, Đất và thần linh. Điều này cũng đúng với tư tưởng Thái Hòa của đất nước ta trong thời đại này.
Các công trình khác ở đàn Nam Giao
Trai cung là nơi nhà vua thực hiện trai giới thanh tịnh trước khi chủ trì buổi lễ tế Giao. Trai cung được xây bao quanh bởi tường gạch hình chữ nhật, chiều dài 85m, chiều rộng 65m. Công trình nằm ở phía Tây Nam của Giao đàn, được xây dựng theo thế “tọa bắc hướng nam”.
Cổng chính của Trai cung nằm ở hướng Nam và được trổ thêm 1 cửa ở hướng Bắc. Các hạng mục chính trong Trai cung gồm có Chính điện, nhà Tả túc, Hữu túc, phòng Thượng trà, sở Thượng thiện,…
Ngoài ra, Đàn Nam Giao còn có một số công trình phụ tiêu biểu khác nhưng ngày nay đã không còn tồn tại nữa. Chẳng hạn như:
Tế sinh sở – nơi giết mổ những con vật sẽ đem cúng trong buổi tế lễ
Thần trù – nhà bếp để chuẩn bị các đồ vật dùng trong buổi tế lễ.
Thần khố – khu vực nhà kho nơi để các đồ tế khí.
Cùng nhiều công trình tạm chỉ phục vụ trong lễ tế được dựng lên bằng gỗ, lợp tranh,…
4. Những mốc lịch sử của Đàn Nam Giao
Theo dòng chảy của thời gian, Đàn Nam Giao gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng. Cụ thể:
Trước năm 1945
25/03/1806, công trình được chính thức bắt đầu được xây dựng
27/03/1807, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức buổi đại lễ tế Đàn Nam Giao.
Trong suốt 79 năm độc lập của nhà Nguyễn sau đó, từ năm 1807 đến năm 1885, lễ tế Nam Giao được tổ chức đều đặn vào mỗi mùa xuân hàng năm.
1886 – 1890 triều đình dừng việc tổ chức lễ tế
1891 – 1945, buổi lễ được tổ chức trở lại với thời gian diễn ra 3 năm một lần.
23/03/1945, ngày diễn ra buổi tế lễ cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn tại Đàn Nam Giao.
Sau năm 1945
Từ tháng 8/1945, sau khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, triều đại phong kiến nhà Nguyễn kết thúc, đàn tế không còn được sử dụng thường xuyên. Sau đó lại bị chiến tranh tàn phá nên công trình này rơi vào cảnh đổ nát, hoang phế.
Năm 1977, người ta xây một đài tưởng niệm liệt sĩ trên nền của Viên Đàn xưa kia.
Năm 1992, đài tưởng niệm liệt sĩ được di dời, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế bảo vệ và lập hồ sơ phục vụ công tác tôn tạo, trùng tu lại di tích cổ này.
Năm 1993, công trình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và nằm trong số 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật.
Năm 1997, Đàn Nam Giao chính thức được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và bắt đầu quá trình trùng tu, tôn tạo.
Năm 2004, tại Festival Huế năm đó Lễ tế Nam Giao đã được phục dựng tại Đàn Nam Giao và trở thành điểm nhấn của lễ hội này cho đến hiện nay.
Điểm tham quan
Núi Ngự Bình
1,7 km
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
2,9 km
Kinh thành Huế
4,2 km
Cầu Tràng Tiền
4,2 km
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
5,5 km
Chùa Thiên Mụ
6,6 km
Lăng Minh Mạng
8,2 km
5. Các điểm tham quan gần Đàn Nam Giao
Nếu có dịp du lịch tới Cố đô Huế thời gian tới thì bạn đừng quên ghé qua tham quan Đàn Nam Giao để tìm hiểu chân thực nhất về di tích lịch sử quan trọng này nhé.
Thăm địa đạo Khu ủy ở Thừa Thiên Huế
Không chỉ là một "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, Di tích lịch sử quốc gia Khu ủy Trị Thiên Huế đang được ngành văn hóa Huế tích cực quảng bá, giới thiệu để trở thành điểm đến thu hút du khách gần xa.
Nằm trên địa bàn phường Hương Vân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế), địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế có hình chữ Y, gồm có ba cửa ra vào, tổng chiều dài hơn 100m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng hội họp, trụ mắc võng. Bên ngoài địa đạo có bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, trận địa pháo và giao thông hào. Hệ thống địa đạo được khởi công vào tháng 8/1967 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt. Nơi này cũng là căn cứ chỉ huy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Chỉ huy Quân khu trực tiếp chỉ đạo các mũi tiến công vào thành phố Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Trải qua thời gian tồn tại, dưới tác động của thiên nhiên, một số cửa địa đạo đã bị vùi lấp. Hai năm gần đây di tích này đã được tôn tạo, tu bổ nhiều hạng mục và gần khôi phục được nguyên trạng như trước.
Với khung cảnh sơn thủy hữu tình, để đến được di tích này du khách phải di chuyển mất tầm 40 phút bằng ô-tô hoặc xe máy, xuất phát từ TP Huế. Tiếp đó, mọi người di chuyển bằng thuyền hoặc ca-nô xuyên qua lòng hồ thủy điện Hương Điền để vào địa đạo với thời gian tương tự. Ngồi trên thuyền, dọc theo những con nước xanh mát, phóng tầm mắt nhìn xa về phía trước, nhiều người như lạc vào một thế giới khác vô cùng thơ mộng.
Dù chỉ mới chính thức hoạt động nhưng khu di tích này khiến nhiều người tò mò tìm đến tham quan và không khỏi trầm trồ trước cảnh sắc bình yên, khoan thai của khu căn cứ được thế hệ cha anh dựng lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp các nhân chứng lịch sử nghiên cứu, tham mưu đề xuất phương án tu bổ để hoàn chỉnh việc tôn tạo, phục hồi nguyên trạng. Ngoài ra, sẽ chú trọng đầu tư thêm một số hạng mục từ đường dẫn vào bến thuyền, cho đến hệ thống bến thuyền, bãi giữ xe, cũng như tạo ra một số dịch vụ để phục vụ du khách.
Những điểm đáng đến ở Thổ Nhĩ Kỳ Một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử như Thổ Nhĩ Kỳ không thiếu gì những khu di tích lịch sử. Các khu phế tích, di chỉ khảo cổ nằm rải rác trên khắp đất nước Tây Á này, đến mức nhiều khách du lịch cảm thấy bối rối vì không biết nên chọn điểm đến nào. Dưới đây là một số...