Dân Myanmar tiếp tục biểu tình bất chấp cảnh báo của quân đội
Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tiếp tục diễn ra ở Yangon, bất chấp quân đội Myanmar đã cảnh báo có thể dùng luật pháp để xử lý.
Những người biểu tình sáng nay tiếp tục đổ xuống khắp các đường phố Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, bất chấp truyền hình quân đội trước đó đã phát cảnh báo có thể “hành động” chống lại các cuộc tụ tập quy mô lớn.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu”, Maung Saungkha, một thanh niên tham gia biểu tình hôm nay, cho biết. Saungkha kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho các quan chức chính phủ cũng như bãi bỏ một quy định trong hiến pháp cho phép quân đội nắm 25% số ghế trong quốc hội.
88 Generation, thế hệ của những nhà hoạt động từng tham gia các cuộc nổi dậy quần chúng chống lại chế độ tướng Ne Win năm 1988, cũng kêu gọi mọi người tiếp tục biểu tình và đình công thêm ba tuần nữa.
“Chúng tôi yêu cầu những người biểu tình trên toàn quốc hãy đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau một cách có hệ thống”, Min Ko Naing, đại diện cho nhóm 88 Generation, cho biết.
Video đang HOT
Đám đông biểu tình vây quanh lực lượng cảnh sát ở Naypyidaw, Myanmar, hôm 8/2. Ảnh: AFP.
Tại thị trấn San Chaung, phía bắc trung tâm Yangon, nơi giới chức tuyên bố cấm các cuộc tụ tập đông người, hơn 200 giáo viên vẫn tiếp tục đổ xuống các con phố lớn, thực hiện động tác giơ cao ba ngón tay, tương tự như phong trào ủng hộ dân chủ ở Thái Lan.
“Chúng tôi là giáo viên. Chúng tôi muốn công lý”, các giáo viên hô hào.
Một vài nhóm khác đã tụ tập trước trụ sở đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Đa số người biểu tình đều mặc đồ đỏ, màu tượng trưng cho NLD, và đem theo ảnh chân dung bà Suu Kyi.
Sau khi hàng chục nghìn người biểu tình khắp Myanmar phản đối đảo chính, các địa phương đã ra quy định cấm tụ tập trên 4 người. Đại sứ quán Mỹ cho biết họ đã nhận được thông tin về lệnh giới nghiêm từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Yangon và Mandalay.
Theo người dân Myanmar, những cây cầu nối trung tâm Yangon với các quận đông dân bên ngoài đã bị đóng cửa vào hôm nay. Một số người biểu tình đã gợi ý nên tụ tập thành từng nhóm nhỏ 4 người để tránh lệnh cấm mới.
Hiện giới chức Myanmar chưa bình luận về các biện pháp ngăn chặn người biểu tình.
Giới chức thành phố Mandalay hôm qua tuyên bố thiết quân luật với 7 khu vực, cấm tụ tập quá 5 người tại nơi công cộng sau khi nhiều cuộc biểu tình bùng phát. Chính quyền Mandalay cũng áp lệnh giới nghiêm từ 20h hôm trước đến 4h sáng hôm sau.
Biểu tình quy mô lớn ở Myanmar đã bước sang ngày thứ tư liên tiếp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện chưa có thông tin về các vụ đụng độ nghiêm trọng, song cảnh sát nước này đã lần đầu tiên phải sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw hôm 8/2.
1.000 người Myanmar tuần hành phản đối đảo chính
Nhiều người xuống đường tại thành phố Yangon nhằm thể hiện ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và phản đối hành động của quân đội.
Khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2, đánh dấu sự kiện phản đối quân đội có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt hồi đầu tuần.
Người tuần hành mang theo cờ đỏ, màu của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, đồng thời hô các khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự và giơ ba ngón tay, động tác được cho là mô phỏng từ phong trào biểu tình ở Thái Lan.
Đoàn tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2. Ảnh: AFP .
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2, bắt bà Suu Kyi và loạt quan chức cấp cao của chính phủ. Cảnh sát cáo buộc bà Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm, thông báo cựu tướng Myint Swe sẽ là quyền tổng thống vào năm tới. Họ giải thích cuộc đảo chính được thực hiện do chính phủ dân sự không giải quyết được "những bất thường lớn" trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, mà đảng của bà Suu Kyi chiến thắng áp đảo
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Dân Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính Một nhóm cư dân ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, xuống đường hô khẩu hiệu và giơ biểu ngữ phản đối đảo chính quân sự. Theo video và hình ảnh trên mạng xã hội, hàng chục người Myanmar hôm nay tập trung bên ngoài Đại học Y Mandalay, giơ cao biểu ngữ "nhân dân biểu tình chống đảo chính quân sự"....