Dân Myanmar mòn mỏi xếp hàng chờ oxy
Người dân Myanmar mòn mỏi xếp hàng bên ngoài các nhà máy để chờ mua oxy trong bối cảnh ca nhiễm Covid-19 liên tục tăng cao tại nước này.
Người dân Myanmar sốt ruột tập trung bên ngoài một nhà máy ở Yangon hôm 11/7 để chờ mua oxy y tế. Do số lượng người mua quá lớn, nhà máy này chỉ mở hé cánh cổng cho người dân vào lần lượt, tránh tình trạng ồ ạt, xô đẩy.
Người đàn ông ở Mandalay mệt mỏi ngồi trên những bình oxy rỗng trong lúc chờ tới lượt được vào mua. Do ảnh hưởng từ đợt bùng phát Covid-19 mới hồi tháng 5, các thành phố lớn như Mandalay cũng không thoát khỏi tình trạng thiếu hụt oxy.
Myanmar hôm 14/7 tăng kỷ lục hơn 7.000 ca nhiễm trong một ngày. Nước này hiện ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm và hơn 4.000 ca tử vong do nCoV.
Người dân xếp hàng dài bên ngoài một nhà máy Mandalay hôm 13/7. Nhiều người Myanmar chia sẻ phải chờ từ 5-12 tiếng nhưng vẫn chưa tới lượt mua vì oxy đối với họ trong lúc này “quý hơn vàng”.
Video đang HOT
Cảnh tượng người dân Myanmar ngồi la liệt bên ngoài các nhà máy cung cấp oxy, không giữ khoảng cách an toàn thời Covid-19, làm dấy lên lo ngại những tụ điểm đông người như vậy có thể làm lây lan virus.
Hai người đàn ông mệt mỏi tranh thủ chợp mắt trên những bình oxy trống rỗng trong lúc chờ tới lượt. Do ca nhiễm mới liên tục tăng cao, nhiều người dân Myanmar phải tự chống chọi với Covid-19 tại nhà vì thiếu giường bệnh, nên oxy đã trở thành thứ quý giá với họ hơn lúc nào hết.
Một người đàn ông lộ rõ nét mặt nhẹ nhõm khi mua được một bình oxy trong lúc đám đông xung quanh vẫn thấp thỏm chờ tới lượt bên ngoài một nhà máy ở Mandalay hôm 13/7.
Nhiều người Myanmar dùng xe lam để vận chuyển những bình oxy rỗng tới các nhà máy cung cấp. Trong ảnh là một người đàn ông tranh thủ chợp mắt trên băng ghế sau trong lúc chờ được mua oxy hôm 13/7.
Phát ngôn viên quân đội Myanmar Zaw Min Tun hôm 11/7 xác nhận chính quyền đã hạn chế một số nhà cung cấp tư nhân bán oxy cho công chúng. Đại diện của Bộ Y tế nước này giải thích nguồn cung oxy cần phải được giám sát để tránh tình trạng đầu cơ tích trữ.
Loạt bình oxy rỗng cỡ lớn xếp thành hàng dài bên ngoài nhà máy ở Mandalay. Kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng hai, nhiều người dân Myanmar cũng tẩy chay các bệnh viện quân đội, lựa chọn mua oxy về nhà để tự chống chọi với Covid-19.
Nhiều người dân chia sẻ do thiếu thiết bị y tế chuyên dụng nên một số người thậm chí còn sử dụng bình oxy của ngành hàn.
Người Myanmar 'đình công rác thải'
Người dân Myanmar chất rác thành đống trên đường phố Yangon, sau khi các nhà hoạt động kêu gọi "đình công rác thải" để phản đối chính quyền quân sự.
Một người dân giấu tên ở quận Nam Dagon, thành phố Yangon, hôm nay cho biết lực lượng an ninh bố ráp khu vực này suốt đêm qua, làm tăng lo ngại về thương vong. "Súng nổ suốt đêm", người này kể.
Người dân phát hiện một thi thể bị thiêu cháy trên đường phố vào buổi sáng, nhưng họ không biết điều gì xảy ra với người đó và quân đội đã đưa thi thể đi.
Cảnh sát và phát ngôn viên quân đội từ chối bình luận thông tin trên.
Trong một chiến thuật mới, người biểu tình tìm cách đẩy mạnh chiến dịch bất tuân dân sự bằng cách yêu cầu người dân đổ rác tại các ngã tư chính. "Đình công rác thải là cuộc đình công để phản đối quân đội. Mọi người đều có thể tham gia", một bài đăng trên mạng xã hội cho hay.
Rác thải chất đống trên đường phố Yangon, Myanmar hôm nay. Ảnh: Twitter/Sulattyadanarsl .
Những bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy rác chất thành đống ở Yangon. Một số người phản đối chiến thuật này, kêu gọi người dân nên vứt rác đúng cách.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính Trị (AAPP), ít nhất 510 dân thường đã chết trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính gần hai tháng qua. Ngày 27/3 được xem là ngày có nhiều thương vong nhất, khi có tới 141 người thiệt mạng.
Ủy ban Tổng đình công Quốc gia, một trong những nhóm chính đứng sau các cuộc biểu tình, hôm qua kêu gọi sự giúp đỡ từ các lực lượng dân tộc thiểu số. Ba nhóm vũ trang gồm Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar, Quân đội Arakan (AA) và Quân Giải phóng Quốc gia Ta'ang hôm nay ra tuyên bố chung kêu gọi quân đội ngừng ra tay với người biểu tình và giải quyết các vấn đề chính trị.
"Nếu họ không dừng lại, và tiếp tục giết người dân, chúng tôi sẽ hợp tác với những người biểu tình và chống trả", tuyên bố cho hay.
Debbie Stothard tại Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) cảnh báo nếu các nhóm này sử dụng vũ lực, tình hình ở Myanmar có thể biến thành nội chiến.
Khoảng 20 cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số đã bùng lên ở Myanmar từ khi nước này giành độc lập từ Anh năm 1948 để giành quyền tự trị, tài nguyên thiên nhiên, thậm chí để kiểm soát ma túy. Quân đội đã tìm cách giảm giao tranh với một số nhóm vũ trang và đầu tháng này đưa AA khỏi danh sách tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, quân đội Myanmar cuối tuần qua không kích bang Karen lần đầu tiên sau 20 năm, nhắm vào Lữ đoàn số 5 của Liên minh Quốc gia Karen (KNU) sau khi nhóm này chiếm một căn cứ quân sự và giết 10 người. Ước tính khoảng 3.000 người đã chạy trốn qua biên giới Thái Lan sau cuộc không kích.
Hỗn loạn hậu đảo chính Myanmar ngày một leo thang Tình hình hỗn loạn ở Myanmar sau cuộc đảo chính chưa có dấu hiệu chấm dứt, khi biểu tình vẫn sục sôi và ngày càng nhiều người thương vong. Gần hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, số người chết vẫn không ngừng tăng . Quân đội Myanmar bị cáo buộc dùng vũ lực để trấn áp người biểu tình...