Dân miền Tây kiếm hàng chục triệu nhờ… “đám lá tối trời”
Dừa nước là loài cây mọc hoang dã có hầu khắp các khu vực ven sông ngòi, kênh rạch ở miền Tây. Cây này đang là nguồn sinh kế trời cho của nhiều người.
Ngoài những trái dừa nước được sử dụng làm đồ uống thì lá dừa nước hiện nay cũng được sử dụng rất nhiều trong việc xây dựng. Người ở các đô thị đặc biệt ưa thích sử dụng lá dừa nước trong việc dựng chòi, quán, nhà mát để tạo ra “không khí miền quê”.
Lá dừa nước hiện nay được sử dụng nhiều trong việc xây dựng.
Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân ở miền Tây rủ nhau đi chặt lá dừa nước phơi khô, bán cho các vựa lá ở khu vực TPHCM hay Thủ Dầu Một. Với giá bán khoảng 3-4 triệu đồng một thiên (gồm 1.000 lá), nhiều gia đình thu được hàng chục triệu đồng nhờ đi chặt lá dừa nước.
Vùng đất ngập nước nhiễm phèn là “ thế giới” của dừa nước.
Là loài cây sống ở những khu vực nước lợ, hoặc có tính phèn mặn nên tại khu vực cửa sông, ven biển hay những vùng đất ngập nước nhiễm phèn là “thế giới” của loài dừa nước. Vì thế, dọc các sông cửa sông Vàm Cỏ, Hàm Luông, Cổ Chiên, Ba Lai… là những cánh rừng dừa nước xanh ngút ngàn, dài hàng chục cây số. Thậm chí, ngay cả những vùng đất cách cửa biển hàng trăm cây số như kênh rạch vùng Đồng Tháp Mười, người ta vẫn bắt gặp những cánh rừng dừa nước rộng lớn. Tất cả, dù ở đâu thì những cây dừa nước miền Tây cũng đều là sản phẩm của tự nhiên mà con người không mất công gieo trồng, chăm sóc gì cả.
Khai thác dừa nước không dễ bởi chúng nằm ven sông
Tuy nhiên, khai thác dừa nước lại không hề dễ dàng bởi chúng nằm ven sông. Hầu hết nông dân chặt lá dừa phải đi ghe thuyền và lội vào những khu vực hoang vu có dừa. Ngoài ra, nhiều cây dừa nước chìm một phần thân trong nước khiến việc chặt chúng rất khó khăn.
Thời gian gần đây do dừa nước bị khai thác nhiều, những người tìm đến sau phải lội sâu vào rừng dừa mới có lá đạt tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Một hộ gia đình đang chặt lá dừa nước ở ven sông Vàm Cỏ ngay dưới chân cầu Mỹ Lợi (xã Bình Đông, thị xã Gò Công, Tiền Giang)
Sau khi chặt về, lá dừa nước phải được phơi khô và kẹp thành từng chum (10 lá) trước khi đưa đi bán cho các vựa thu mua. Ngoài việc sơ chế để sử dụng, phơi khô cũng giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn. Và, cũng như nhiều loại nông sản khác ở miền Tây, dừa nước hầu hết được nông dân vận chuyển bằng ghe, thuyền.
Lá dừa nước phải được phơi khô và kẹp thành từng chum (10 lá) trước khi đưa đi bán cho các vựa
Ở khu vực thành phố, lá dừa nước được sử dụng khá phổ biến để lợp các chòi, quán ăn, quán cà phê…
Những ghe dừa nước đậu san sát nhau ở ven rạch Bảo Định đoạn qua thành phố Tân An (tỉnh Long An). Tại khu vực này có khá nhiều các vựa thu mua lá dừa nước của nông dân bởi khu vực này đổ xuống phía hạ lưu sông Vàm Cỏ, dừa nước khá nhiều. Mỗi chiếc ghe có thể chở được từ 20-25 thiên lá dừa nước.
Sau đó, các vựa này tiếp tục bán lại lá dừa cho những người dân có nhu cầu sử dụng. Hiện nay ở khu vực thành phố, lá dừa được sử dụng khá phổ biến để lợp các chòi, quán ăn, quán cà phê. Với đặc điểm là mát, bền và rẻ hơn các vật liệu xây dựng công nghiệp, lá dừa nước rất được ưa chuộng.
Theo Đoàn Xá (Thế Giới Trẻ)
Trò may rủi của những cô gái sang bên kia biên giới làm phận vợ mua
Sau những năm sang bên kia biên giới trao thân gởi phận, những phụ nữ vùng sông nước miền Tây trở về quê nhà trắng tay, lớ ngớ, bế tắc.
Nhưng rồi, những vết thương thể xác, tinh thần chưa lành, họ lại rời làng quê để lấy chồng ngoại quốc mong được đổi đời như trò may rủi.
Người dân ấp Bửu ông, xã Long iền ông (ông Hải, Bạc Liêu) ngóng tin cô Nguyễn Kim Hon lưu lạc 22 năm về quê.
Trở về trong nước mắt
Phóng viên báo Tiền Phong chứng kiến ngày trở về của cô Nguyễn Kim Hon, 43 tuổi, ấp Bửu Đông, xã Long Điền Đông (Đông Hải, Bạc Liêu) thất lạc 22 năm, đoàn tụ với gia đình. Đó là một trong sáu phụ nữ miền Tây được Câu lạc bộ "Thắp sáng niềm tin" Lạng Sơn phát hiện, cưu mang, hỗ trợ liên lạc với người thân để đưa về quê sông nước miền Tây...
Và đây, trong ngôi nhà sàn ven sông của vợ chồng ông Bùi Văn Bi (Bảy Bi), 59 tuổi, ở ấp Bào Thùng, xã Rạch Chèo (Phú Tân, Cà Mau) cô gái út của ông là Bùi Thị Mơ, 23 tuổi, lấy chồng ở Quảng Tây (Trung Quốc) vừa bị trục xuất, được gia đình đón về trong cơn hoảng loạn.
Bà Diệp Thị Thu (Năm Thu), hàng xóm, rưng rưng nước mắt: "Cháu Mơ về, mừng lắm, hay tin bị đẩy ra đường, tâm trí chưa ổn, lúc nhớ lúc quên, đang nói tiếng mẹ đẻ lại pha tiếng Tây tiếng Tàu nghe không được".
Bà Huỳnh Thị Hằng - mẹ cô Mơ kể, khoảng 5-6 tháng trước, con rể chưa biết mặt, nói được vài tiếng "Mơ bị nhà chức trách Trung Quốc bắt đưa đi vì không có giấy tờ tuỳ thân". Bà Hằng khóc nức nở: "Vợ chồng tôi lo cháy ruột gan, không ăn ngủ được, chẳng biết làm sao cứu con và không dám nói ra, sợ xóm làng cười chê".
Bà Huỳnh Thị Hằng bỏ lửng câu chuyện.
Dàn lưới đáy trên sông của vợ chồng ông Bảy Bi khô rang, đồng nghĩa với vợ và các cháu ngoại của ông chạy gạo từng bữa. Ngôi nhà sàn đơn sơ, nép dưới đám cây đước, thấp lè tè, bám víu bờ sông của người hàng xóm tốt bụng cho ở đậu.
Ngôi nhà ông Bùi Văn Bi vừa đón con gái lấy chồng Trung Quốc bị trục xuất về trong hoảng loạn.
Gia đình ông Bảy Bi không đất, không nghề, chữ nghĩa ít nên sinh kế là "hái lượm" ven rừng, ven biển, làm thuê kiếm sống. Cha mẹ nghèo, nên cam phận được chăng hay chớ.
Vợ chồng ông Bảy Bi có 3 người con, lấy chồng lấy vợ sớm và gãy gánh cũng sớm. Người con gái đầu lòng của ông mới 25 tuổi, có 3 con, chồng bỏ, cháu ngoại về đeo thẹo ông bà ngoại. Rồi cậu con trai 24 tuổi, có mấy đời vợ, "đi Bình Dương" kiếm sống.
Cô Bùi Thị Mơ, 23 tuổi, là con gái út, có chồng lúc 18 tuổi, sinh 1 con, chồng bỏ. "Bà mai lấy chồng Trung Quốc tìm đến, cho 10 triệu đồng, đưa đi lấy chồng, không đám tiệc gì rình rang khi gia đình nghèo khổ" - bà Huỳnh Thị Hằng kể cô Út Mơ lấy chồng ngoại.
Vợ chồng ông Bảy Bi không nhiều chữ nghĩa nhưng có suy nghĩ để đặt tên ba con: Diệu - Dàng - Mơ. Nhưng cuộc đời các con ông không gặp niềm ước ao, kỳ vọng như ông nghĩ.
Phận làm vợ mua
Dường như cô Út Mơ chưa qua cơn hoảng loạn nhưng vẫn nhớ quãng thời gian lấy chồng ở Trung Quốc. Vào đầu năm 2013, từ vùng biển Cà Mau, cô Út Mơ đi theo người mai mối, sang Trung Quốc cho bên chồng coi mắt.
Bùi Thị Mơ kể: "Bên Trung Quốc cũng nhiều phụ nữ Việt làm dâu. Khi gặp mặt, gia đình chồng chọn, theo nhà chồng về một làng xa xôi, hẻo lánh thuộc Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây). Cuộc sống buồn tẻ, cực nhọc cam chịu cứ lặng lẽ trôi".
Được hơn một năm, gia đình chồng bán Mơ cho gia đình khác, cũng ở trong vùng. Út Mơ không biết họ mua bán như thế nào nhưng về làm vợ cho người đàn ông thứ 2, sinh 2 người con trai (đứa lên 4, đứa hơn 2 tuổi) nên được gia đình thương yêu.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang, lực lượng chức năng nước sở tại ập đến nhà, thu hết giấy tờ, tiền bạc của cô vì "giấy tạm trú" đã hết hạn. Cô buộc ra khỏi nhà, lên cơ quan công quyền, lao động khổ sai và đẩy về biên giới Việt - Trung.
Phận làm vợ mua không ai lường trước điều gì xảy ra, may nhờ rủi chịu. Cô Nguyễn Kim Hon là một ví dụ. Rời gia đình ở xã Long Điền Đông (Đông Hải, Bạc Liêu) sau khi ly hôn chồng, theo người quen lên vùng Cần Thơ rồi sang Trung Quốc từ năm 1997. Cô thôn nữ mới ngoài 20, từ đó lưu lạc xứ người, phải làm vợ cho 2 người đàn ông những năm cuối của cuộc lưu lạc 22 năm.
Bây giờ, cô Nguyễn Kim Hon làm lại từ đầu khi tiếng mẹ đẻ không còn nhớ.
Bà Phạm Hoàng Yến, CLB "Thắp sáng niềm tin" tỉnh Lạng Sơn nói: "Chúng tôi phát hiện, đưa về Trung tâm bảo trợ xã hội Lạng Sơn chăm sóc, nuôi dưỡng và tìm thân nhân cho 5 cô gái miền Tây kể từ đầu năm đến nay. Có một điều đáng lo ngại là, hầu hết các cô đều bị sốc tâm lý, hoảng loạn, không nói rành tiếng mẹ đẻ".
Vết cũ
Rẽ vào con đường nhỏ, tìm đến nhà cô Huỳnh Hồng Nhung, 22 tuổi, ở kinh Lung Tràm, ấp Cái Bát, xã Rạch Chèo (Phú Tân, Cà Mau), ông Đào Trọng Sĩ, Trưởng ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây (Phú Tân, Cà Mau) cho biết, cô Huỳnh Hồng Nhung là con gái ông Huỳnh Đức Cường, lấy chồng người Trung Quốc, bị ngược đãi, phải nhảy lầu, gãy chân đã hồi hương, nhưng mấy ngày nay không gặp".
Cụm dân cư lưa thưa với hơn 10 ngôi nhà mà người dân gọi là xóm cù lao Ông Đúng. Để đến cù lao Ông. Đúng phải đi bằng đường thủy. Người dân sinh sống bằng nuôi trồng thủy sản. Cha mẹ cô Huỳnh Hồng Nhung là ông Huỳnh Đức Cường, 41 tuổi - vợ là Đỗ Hồng Cẩm, 39 tuổi, có 7 mặt con, vỏn vẹn 5 công đất nuôi tôm, cua.
Hỏi thăm chuyện con gái đầu lòng lấy chồng Trung Quốc, ông Huỳnh Đức Cường cho biết, 3 năm trước, con gái ông theo người mai mối lấy chồng nước ngoài. Qua Trung Quốc, có chồng ngay, nhưng nhà chồng hà khắc lắm, cấm không cho ra ngoài, không làm thêm để kiếm tiền. Bức bí quá, Hồng Nhung nhảy lầu thoát thân, nhưng bị gãy chân".
Về được với gia đình hơn một tháng, vết thương chân gãy vẫn chưa lành. Ông Huỳnh Đức Cường kể: "Nó ở nhà được mấy bữa, bỗng lại có người mai mối lấy chồng Trung Quốc, cho vợ chồng tôi 80 triệu đồng, tôi đồng ý cho đi rồi".
Với vẻ phấn khởi bà Đỗ Hồng Cẩm cho hay: "Con Hồng Nhung đẹp gái, còn trẻ, qua Trung Quốc có chồng liền hà. Ngày nào Hồng Nhung cũng điện về, hỏi thăm cha mẹ, các em. Bên chồng cưng lắm, cho ở nhà ăn chơi, nhưng vợ chồng tôi chưa biết chỗ đó là chỗ nào".
Theo tienphong
Chính thức tạm dừng hoạt động Bến phà Vàm Cống Đúng 9 giờ sáng ngày 30/6, phà Vàm Cống - 100 năm tuổi, bến phà lớn nhất ở các tỉnh miền Tây đã chính thức dừng hoạt động, sau khi cầu Vàm Cống thông xe ngày 19/5 vừa qua. 9 giờ sáng30/6, phà Vàm Cống đã dừng hoạt động Tổng cục Đường Bộ Việt Nam đã giao Cục Quản lý đường bộ 4...