Dân mệt lắm rồi
Trần Quốc Tuấn căn dặn: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Sức dân chưa kiệt mới là lạ.
Nguyễn Trãi tâm niệm: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Cán bộ phải là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Bởi vì các vị tiền bối anh minh của dân tộc đều biết rõ: Dân là gốc. Dân an thì xã tắc mới vững bền.
Những ngày này trên nghị trường Quốc hội đang nóng bỏng bàn luận vấn đề lãng phí, thất thu ngân sách và tệ nạn tham nhũng. Phải ghi nhận rằng, chưa bao giờ xã hội chúng ta chấp nhận sự nói thẳng như hiện nay. Đây là một dấu hiệu tốt. Nhiều người nhân đó cứ thấy tiếc, giá mà chính quyền tự tin sớm hơn, tin vào thành ý của công dân hơn, hẳn những tệ nạn mang tầm quốc nạn ấy đã ít đất hoành hành mạnh như bây giờ.
Là bổn phận một công dân, tôi tự thấy có nghĩa vụ phải cổ vũ các đại biểu Quốc hội dũng cảm, bằng cách chỉ tiếp ra cho họ những tệ nạn mà họ đang đối mặt. Trước hết, tôi xin liệt kê vài con số do tôi nhặt trên các bản tin chính thống:
-Một xã ở Thanh Hóa có tới 500 cán bộ lớn nhỏ.
-Khoảng 30 % cán bộ công chức chỉ làm mỗi việc sáng vác ô đi, tối vác ô về, hoàn toàn vô dụng. Con số ước tính khoảng 800.000 người.
Video đang HOT
-Ở một thành phố người ta xây cái cổng chào hết 40 tỷ, vừa dùng đã tả tơi (ngôn từ báo chí). Còn trên một đoạn đường chỉ khoảng 20 km, có tới 5 cái cổng chào tiền tỷ, chỉ để chứng kiến cảnh làm ăn nhếch nhác của người dân.
-Một huyện xây sân vận động 200 triệu USD để…ngắm là chính!
-Hàng ngàn dự án treo, cùng với hàng triệu ha đất các loại bị bỏ hoang.
-Nhiều công trình tiền tỷ, chục tỷ chưa xây xong đã xuống cấp, bỏ không sử dụng (không thể liệt kê hết). Để nói có sách, mách có chứng, chỉ xin dẫn ra tựa đề của số nhỏ những bài báo phản ánh về vấn nạn này: (Gần 800 công trình nước sạch xuống cấp; Khu tái định cư thủy điện Sêrêpôk 3 đang bị bỏ hoang; Trường học tiền tỷ bị bỏ hoang giữa Thủ đô; Đắk Lắk: Nhiều công trình cấp nước tập trung bị bỏ hoang; Trạm y tế xã bỏ hoang; Công viên hòa bình Hàn – Việt bị bỏ hoang…)
-Số tài sản nằm chết trong bất động sản bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội một năm.
-Hàng chục ngàn xe công véo vào ngân sách đang bị cá nhân lạm dụng ngày ngày.
-Đua nhau xây trụ sở xa hoa như cung điện…
-Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có cả những dãy phố sang trọng gắn với tên tỉnh (do dân gian gọi), có địa chỉ hẳn hoi và chúng thuộc sở hữu của những ông đầy tớ tài hèn đức mọn vào loại nhất nhì. Trong khi rất nhiều khu biệt thự, trang trại triệu đô của quan chức không ngớt mọc lên ở khắp nơi?
-Lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng với tổng số thiệt hại khoảng 9.260 tỉ đồng; 51.000 lượng vàng SJC và 155.000m2 đất (Đây mới chỉ là con số bé tí so với thực tế).
Còn đây là lời chứng về tình hình tham nhũng đang diễn ra trên đất nước của chúng ta:
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia … Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, mà lương như thế thì làm sao đủ tiêu?”
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Có cán bộ tham nhũng hàng triệu đôla để mua nhà cho bạn gái là điều rất đau xót”.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Tôi càng đi càng thấy buồn, họ ăn của dân không từ một cái gì”.
Nghĩa là lãng phí, thất thoát tài sản, tham nhũng là những thứ đã ở mức tràn ngập lãnh thổ, được nêu công khai nhất hiện nay, không còn bất cứ một sự né tránh nào nữa. Vì thế cũng đừng ai phải e ngại mỗi khi động chạm tới. Những gì vừa liệt kê ở trên, có thể kiểm chứng chỉ bằng một cú click chuột máy tính, phản ánh hai điều: Thứ nhất tài sản quốc gia (thuộc về người dân và luôn rất có hạn) đang bị hàng trăm hàng ngàn hàng triệu con đỉa, con bạch tuộc thò vòi hút ngày ngày, với lòng tham vô đáy và sự tàn ác không trời đất nào dung được. Thứ hai, nó cho thấy sự bất lực hiện nay trong việc chống lại căn bệnh kinh tởm này khi mới chỉ số ít trong đó bị lôi ra ánh sáng.
Và đây liệu có phải là kết cục tất yếu:
-Mỗi người dân Việt Nam đang gánh chịu 432 loại thuế, phí, thuộc hàng cao nhất thế giới.
Phải nói thẳng ra rằng, không ngân sách nào chịu nổi một bộ máy cồng kềnh, lười biếng, làm việc thiếu hiệu quả và tất yếu sinh ra đủ thứ tiêu cực như mua quan bán chức, đút lót, hối lộ, ăn cắp, tham nhũng, lãng phí…như chúng ta đang có. Khi tất cả cùng châu vào cấu véo, bòn rút kho bạc quốc gia, thì dẫn đến một tất yếu khác đau thương và nguy hiểm hơn: Không sức dân nào kham nổi. Sức dân chưa kiệt mới là lạ. Mà sức dân của chúng ta đâu chỉ có mỗi việc gồng gánh trách nhiệm làm ra của cải trong vô vàn điều kiện khắc nghiệt. Họ luôn phải dàn sức ra cho nào là chiến tranh, thiên tai, các loại nhân tai, dịch bệnh…
Vấn đề là vì sao lại tồn tại một hiện trạng ai cũng biết như vậy? Câu hỏi này không phải do tôi bức xúc nghĩ ra, mà nó đang vang lên trên mọi diễn đàn, trong đó có diễn đàn lớn nhất là Quốc hội. Câu trả lời tạm thời thì có thể dùng ngay lời trần tình của ông Lê Như Tiến- Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH. Ông Tiến bảo rằng, nhiều lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu QH trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”. Lời của một dân biểu thì không thể nghi ngờ. Điều đó dẫn đến một câu hỏi khác: Tại sao các lãnh đạo địa phương kia lại coi chất vấn chuyện tham nhũng là vạch áo cho người xem lưng? Tôi tìm trong từ điển thành ngữ để xem lời giải nghĩa, thì thấy ghi thế này: “Ví hành động tự để lộ ra cái không tốt, không hay của mình hoặc trong nội bộ mình cho người ngoài biết”. Vậy là đã rõ. Nội bộ là đám quan tham nhũng, là chính những người đưa ra yêu cầu các đại biểu Quốc hội, vì thế người ngoài ở đây, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là nhân dân.
Có lẽ chả cần thêm bất cứ một lời bình nào cho thêm tốn giấy, mà có thể kết luận ngay những tên quan mạt hạng nào đó đưa ra lời đề nghị kia là tội phạm quốc gia, là lũ vô liêm sỉ. Nhưng sở dĩ vẫn cứ phải có lời bàn, cho dù biết rồi, khổ lắm nói mãi, vì hóa ra cái lũ nội bộ sâu mọt ấy vẫn còn có thể ngang nhiên nói như vậy với đại biểu quốc hội mà chả làm sao?
Nói cho mấy ông quan tham biết rằng, dân có thể là người bên ngoài với số tài sản mà các vị đang ăn cắp, chia nhau và tìm cách ém nhẹm, coi như chuyện nội bộ. Họ có thể vì mải lao động, vì cả tin, vì khờ khạo mà không biết. Nhưng còn có Trời, im lặng mà biết mọi chuyện, can dự vào mọi việc. Nếu Trời đi vắng thì còn có tổ tiên anh minh từng sống chết với cái giang san này. Vì lo cho con cháu mà họ đã để lại cho hậu thế bài học giữ gìn xã tắc bền vững, vô cùng dễ nhớ vì chỉ gói gọn trong bốn chữ: “Khoan thư sức dân”. Thế mà các vị đang khiến dân lao lực vì lòng tham vô đáy của các vị. Dân mệt lắm rồi các vị ạ. Dân mà mệt thì chả ai yên hưởng thái bình được đâu, cho dù của nả, bổng lộc đầy nhà.
Theo Xahoi
Không thể để xảy ra vỡ hồ đập
Sáng 20-11, phiên chất vấn tại Quốc hội tiếp tục với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Trả lời câu hỏi còn "tồn đọng" từ chiều hôm trước, Bộ trưởng cho biết, 1.200 hồ đập đang cần sửa chữa, nâng cấp nhưng không có nghĩa là toàn bộ số đó sắp vỡ đến nơi. "Không phải như người ta nói đây là những quả bom nước" - Bộ trưởng thanh minh.
Theo lý giải của Bộ trưởng, những hồ này không phải là hồ thủy điện mà là hồ thủy lợi đã được xây dựng cách đây 30, 40 năm. Do xây dựng đã lâu nên trong điều kiện biến đổi khí hậu phức tạp, cần nâng cấp để đảm bảo an toàn hơn. Thực tế, chỉ có 317 hồ thực sự đang có vấn đề và 120 hồ xung yếu. Đối với những hồ xung yếu, Chính phủ đã bố trí vốn, nâng cấp sửa chữa đảm bảo an toàn. Đối với các hồ khác, trong khi chưa nâng cấp được, phải tăng cường quản lý theo Nghị định 72/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng phải báo cáo cụ thể hồ đập nào an toàn, hồ đập nào cần sửa chữa gấp để gia cố, đầu tư. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Hồ thủy điện đã có Bộ Công Thương rà soát, còn với hồ thủy lợi, trách nhiệm trước hết thuộc về Chủ tịch UBND các địa phương, sau đó là Bộ NN&PTNT. Dù thiếu vốn đến đâu nhưng không thể để nó vỡ".
Chủ tịch Quốc hội đánh giá
Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, "tất cả chúng ta đều từ nông dân mà ra cả, cơ bản là từ bờ tre, gốc rạ mà trưởng thành", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, khi các ĐBQH đặt câu hỏi, Bộ trưởng Cao Đức Phát và các Bộ trưởng trả lời đều rất thấu đáo. Nhiều câu hỏi đã được Bộ trưởng giải đáp cụ thể. Chủ tịch Quốc hội nói: "Đó là vì chúng ta hiểu nông nghiệp, hiểu về nông dân, hiểu về nông thôn, có thực tiễn đã giải quyết nhiều vấn đề theo chủ trương chung. Song kể cả những vấn đề đã giải đáp hay đã trả lời bổ sung đều đặt ra một câu chuyện là phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, tiếp tục làm tốt hơn và đưa ra được nhiều giải pháp căn cơ hơn để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.".
Theo ANTD
Chưa biết có bao nhiêu công chức "ngồi chơi xơi nước" Hôm qua (20-11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã trả lời trước Quốc hội về chất lượng cán bộ, viên chức, nạn chạy chức, chạy quyền, tình trạng công chức sáng cắp ô đi tối cắp về... Dù trình bày khá dài song thông tin Bộ trưởng mang lại chưa làm hài lòng các vị ĐBQH. Chủ tịch Quốc hội...