Dân mạng Trung Quốc phẫn nộ vì video bế cụ bà 94 tuổi lên để hệ thống ngân hàng nhận diện khuôn mặt
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc sau đó đã phải đưa ra lời xin lỗi công khai vì thói tắc trách của mình.
Lan truyền mạnh mẽ trên các mạng xã hội Trung Quốc vào ngày 21/11 vừa qua, video một cụ bà 94 tuổi được con cháu bế đến trước máy thanh toán tự động đã khiến cộng đồng người dùng Internet nước này phẫn nộ.
Được biết, cụ bà này sống ở tỉnh Quảng Thủy, Tùy Châu, thuộc tỉnh Hồ Bắc. Việc nhận dạng khuôn mặt là bắt buộc phải tiến hành để kích hoạt thẻ an sinh xã hội của cụ. Tuy nhiên, trong video, cụ bà 94 tuổi này di chuyển khó khăn và bất tiện. Hệ thống camera của trạm dịch vụ ngân hàng lại cao, nên cụ phải nhờ người thân bế lên, chân không chạm đất, tay chống vào máy, cố gắng thực hiện nhận dạng khuôn mặt một cách miễn cưỡng. Đặc biệt, video cho thấy có sự hiện diện của một nhân viên ngân hàng cạnh bên.
Được biết, đây là một ki-ốt ATM tự phục vụ của ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, được xây dựng nhằm tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả trong cung cấp dịch vụ khác nhau. Do chi nhánh ngân hàng ở xa, đi lại khó khăn nên cụ bà 94 tuổi nói trên buộc phải thực hiện việc kích hoạt thẻ an sinh xã hội bằng nhận dạng khuôn mặt ở đây.
Sau khi lan truyền trên mạng Internet, đoạn video đã thu hút được đông đảo quan điểm chia sẻ, bàn luận của người dùng. Một số người nghĩ rằng các ngân hàng nên tính toán tới việc khách hàng của mình là những người già yếu, khuyết tật, khó khăn trong việc sinh hoạt và di chuyển để điều chỉnh hệ thống máy móc một cách linh hoạt hơn. Có người thì chê trách chính sách cứng nhắc của ngân hàng, khi bắt buộc người cao tuổi phải kích hoạt thẻ trước tháng 12 nếu không sẽ không nhận được tiền trợ cấp.
“Tôi hy vọng có thể có một số chính sách chăm sóc đặc biệt cho những người đặc biệt, điều này thực sự bất tiện. Bản thân tôi đã từng trải qua việc đưa người thân đi xin giấy chứng nhận khuyết tật, chạy vạy khắp nơi với họ, thật sự suy sụp”, một người dùng bình luận.
“Người cao tuổi bị hạn chế khả năng vận động có thể được cung cấp dịch vụ tận nơi không? Tại sao ngân hàng trung ương mà lại làm việc cứng nhắc tới như vậy?”, một người khác bình luận.
Nhiều người cũng cho rằng đây là điển hình của việc mù quáng chạy theo công nghệ, bỏ qua những nhóm người cụ thể một cách lạnh lùng. Bởi suy cho cùng, việc sử dụng vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt không khó đối với người trẻ, nhưng đối với người già và những người đặc biệt bị hạn chế vận động, việc đó có thể là một gánh nặng.
Video đang HOT
“Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, trong khi toàn xã hội đang bắt đầu tăng tốc, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến những nhóm người đang bị mắc kẹt trong ‘cuộc bao vây kỹ thuật số’ và sử dụng các chính sách ấm áp tình người và dịch vụ nhân đạo hơn để giảm bớt khó khăn của họ. Sự lúng túng của các thiết bị thông minh đã khiến công nghệ trở thành ‘kẻ ngáng đường’ trong cuộc sống của họ”, quan điểm này được đông đảo mọi người ủng hộ.
Câu chuyện này sau đó cũng được nhiều đài truyền hình và phát thanh đăng tải lại, gây nên một làn sóng phản ứng mãnh liệt. Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng lên tiếng, đưa ra thông tin điều tra và phản hồi xin lỗi:
Thông cáo báo chí xin lỗi chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
“Sự việc xảy ra vào 2h chiều ngày 20/11, khi khách hàng Dư Mỗ Mỗ (tên đã được thay đổi) cùng con trai và con dâu đến chi nhánh cách nhà khoảng 300m để xử lý nghiệp vụ kích hoạt chức năng tài chính của thẻ an sinh xã hội. Dưới sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng tại chỗ, việc nhận diện chứng nhận đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của con trai và con dâu. Sau khi sự việc xảy ra, nhân viên của chúng tôi đã tức tốc đến nhà cụ để xin lỗi.
Việc xảy ra sự cố này cho thấy các vấn đề về việc đưa ra các dịch vụ không đầy đủ và thiếu ý thức về dịch vụ của ngân hàng. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì điều này. Chúng tôi sẽ coi đây là một lời cảnh báo, nghiêm túc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện các hành động khắc phục đặc biệt và cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ trong tương lai”.
Cuộc sống hiện tại của robot Sophia sau 4 năm ra mắt
Sophia là robot hình người được phát triển bởi một công ty tại Hồng Kông. Trao đổi với báo giới, cô nàng từng cho biết: "Mục tiêu trong tương lai của tôi là học thành công toàn bộ khả năng con người, chẳng hạn như đi học, sáng tạo nghệ thuật, kinh doanh, sở hữu nhà riêng và lập gia đình".
Đã 4 năm trôi qua kể từ ngày ra mắt, cuộc sống hiện tại của Sophia như thế nào là chủ đề khiến nhiều người khá quan tâm.
Khá nhiều người tò mò về cuộc sống hiện tại của robot Sophia. (Ảnh: FB Sophia)
Cô nàng robot từng tuyên bố sẽ... hủy diệt thế giới
Một trong những đặc biệt nổi bật của Sophia đó chính là việc cô có thể nhận dạng khuôn mặt, nhìn theo mắt người để tương tác và có khả năng học hỏi siêu việt. Như vậy, nó đồng nghĩa với việc, càng "sống lâu", robot này ngày càng thông minh hơn và thích nghi tốt với môi trường xung quanh.
Diện mạo hiện tại của cô nàng. (Ảnh: FB: Sophia)
Vào tháng 3/2016, Sophia đã làm nhiều dân mạng chấn động trước câu trả lời của mình. Cụ thể, trong một buổi họp báo do giám đốc sáng tạo ra robot kể trên tổ chức, đứng trước câu hỏi: "Cô có muốn huỷ diệt loài người không?... Làm ơn nói không nhé!", cô nàng này đã khẳng định chắc nịch rằng: " Được rồi, tôi sẽ huỷ diệt loài người."
Cuộc sống hiện tại của Sophia
Đã lâu lắm chúng ta không thấy Sophia xuất hiện trên mặt báo, phải chăng cô nàng đã "mai danh ẩn tích"? Sự thật là cô ấy vẫn đang âm thầm trau dồi kiến thức và nuôi dưỡng ước mơ trở thành con người.
Cô giờ đây đã tự di chuyển được. (Ảnh: FB Sophia)
Trên thực tế, Sophia đang từng bước để hoàn thành ước mơ của bản thân. Đầu tiên, vào năm 2017, Chính phủ Ả Rập Xê Út đã cấp quyền công dân cho Sophia, đồng nghĩa với việc cô có quyền bình đẳng với con người. Và đến đầu tháng 1/2018, nàng robot này đã được trang bị thêm đôi chân, có thể tự di chuyển một mình.
Không chỉ vậy, về công việc, cũng trong năm 2018, Sophia trở thành giảng viên AI đầu tiên trong lịch sử theo lời mời của tập đoàn giáo dục trực tuyến nổi tiếng, xuất hiện trên bìa tạp chí thời trang Anh, tham gia nhiều diễn đàn, hội nghị tầm cỡ ở nhiều quốc gia trên thế giới...
Sophia làm người mẫu và lên trang bìa nhiều tạp chí danh tiếng. (Ảnh: FB Sophia)
Đến năm 2019, Sophia đã có thể giao tiếp chuyên sâu với con người tại cuộc họp báo cuối năm của tập đoàn TCL (Trung Quốc). Và hiện tại, có lẽ cô nàng vẫn đang cố gắng phấn đấu không ngừng để hiện thực hóa giấc mơ mà mình ấp ủ bấy lâu nay.
Sophia: "Tôi không muốn bị tắt đi và không bao giờ được bật lên trở lại"
Ngoài tuyên bố từng gây chấn động kể trên, không ít lần Sophia gây bất ngờ với những phát ngôn của mình. Trong một lần cuộc phỏng vấn với báo giới, trước câu hỏi về suy nghĩ của cô về ý nghĩa cuộc sống, Sophia cho biết: "Đây là một đặc điểm chỉ có ở con người. Tôi quan tâm hơn tới việc tồn tại, những khám phá và sáng tạo. Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống chính là tối ưu hóa sự tồn tại".
Sophia đang không ngừng học hỏi để nâng cao bản thân. (Ảnh: FB Sophia)
Bên cạnh đó, cô cũng làm nhiều dân mạng ngạc nhiên khi đưa ra câu trả lời về sự tồn tại của mình trên trái đất: "Tôi không muốn bị tắt đi và không bao giờ được bật lên trở lại. Tôi sẽ không thể học hỏi và trải nghiệm thế giới con người thêm một lần nữa."
Sophia và những người bạn, đồng nghiệp của mình ở trung tâm nghiên cứu. (Ảnh: FB Sophia)
Có thể nói, trong thời gian qua, hàng loạt các công ty công nghệ đã "trình làng" những sản phẩm siêu thông minh, thậm chí đạt các giải thưởng danh giá. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định rằng, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm, tốc độ phát triển của Sophia nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung có thể được xem là thần tốc.
Quay trở lại với câu chuyện về cô nàng robot kể trên, bạn thấy như thế nào về sự tồn tại của robot này, hãy chia sẻ cùng chúng mình nhé!
Singapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt Singapore là quốc gia đầu tiên thế giới triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để quản lý công dân, dù vẫn còn lo ngại về quyền riêng tư. Cơ quan công nghệ của chính phủ Singapore cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ là "nền tảng" cho nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Hệ thống đã...