Dân mạng tranh luận quy định đặt tên không quá 25 chữ cái
Mới đây, trong dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất về việc hạn chế độ dài họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái…
Nhiều bậc phụ huynh đang rất quan tâm tới đề xuất cấm đặt tên quá 25 chữ cái – Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo đó, nhiều lập luận đề nghị sửa đổi quy định cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Hàng loạt dân mạng đã ngay lập tức đưa ra lập luận của mình nhằm bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất này.
“Tôi không đồng ý với quy định đặt họ, tên và chữ đệm theo giới hạn số chữ. Việc đặt tên ngắn hay dài là quyền của ông bà, bố mẹ hay dòng tộc của người đó rồi. Quan trọng là làm sao cái tên đó không làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt”, một cư dân mạng bình luận.
Không ít cư dân mạng cho rằng việc đưa ra quy định về số chữ cái (tức 25 chữ) khi đặt họ, tên và chữ đệm không thuyết phục bởi từ lâu đặt tên là quyền nhân thân của mỗi người.
“Theo tôi, việc này không nên áp đặt bởi mỗi người đều có quyền tự do cá nhân. Việc họ đặt tên quá dài khiến họ gặp rắc rối khi làm thủ tục, giấy tờ hay tên xấu, gây phản cảm thì họ phải tự chịu thôi”, nickname Hoàng Long chia sẻ.
Video đang HOT
Cư dân mạng tranh luận trái chiều về đề xuất cấm đặt tên dài quá 25 chữ cái – Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại lên tiếng đồng tình về dự thảo này và khuyên mọi người nên đặt tên “ngắn gọn, dễ hiểu”.
“Giấy tờ cũng có một khuôn mẫu nhất định để người khai viết đủ họ, tên và tên đệm của mình. Tên dài quá thì viết vào đâu? Ghi tắt cũng sẽ phát sinh nhiều rắc rối cho bản thân người có tên đó. Các bậc phụ huynh nên suy nghĩ xa hơn cho con cái của mình bằng cách chọn một cái tên ngắn gọn, dễ hiểu”, một cư dân mạng khác bày tỏ.
“Tên của tôi rất dài và lần nào tôi kê khai giấy tờ (có mẫu) đều phải viết đi viết lại tới 3 – 4 lần, rất phiền phúc. Tôi đã rút kinh nghiệm đặt tên cho con tôi ngắn gọn hơn để sau này con đỡ gặp rắc rối. Tôi nghĩ không nên đặt tên quá dài mà quan trọng là không được đặt tên trái với thuần phong mỹ tục”, một cư dân mạng đưa ra bằng chứng ủng hộ quy định.
Chi cân không đăt tên trai vơi thuân phong, my tuc
Tai môt hôi thao do Sơ Tư phap TP.HCM tô chưc mới đây, ông Nguyên Thanh Binh, Pho chu tich Trung tâm Trong tai thương mai TP.HCM cho răng, việc đặt tên la quyên nhân thân cua con ngươi, thê hiên sư mong muôn, ham chưa tinh yêu thương cua cha me, ông ba, dong tôc đôi vơi ngươi mang tên đo chư không phai ngâu nhiên, thich thi đăt. Nêu câm thi qua ap đăt, chi nên quy đinh câm đăt tên con vơi nhưng cai tên phan cam, tuc tiu, trung ca tên ho vơi nhưng ngươi đôc ac, lanh tu cach mang…
TS Hô Xuân Thăng, Trương khoa Luât, Đai hoc Sai Gon cho răng phap luât co tinh đinh hương la tôt nhưng đăt ra thơi điêm nay la qua sơm, chưa phu hơp.
“Quy đinh la cân thiêt vi môi cai tên se mang tinh văn hoa, thâm my cua môi con ngươi va rông hơn la văn hoa cua môt đât nươc. Cai tên se đươc môi ca nhâân mang suôt cuôc đơi, anh hương đên sinh hoat, cuôc sông. Nêu tên qua dai se phan cam, co khi lai gây hiêu ky trong giao tiêp… Tuy nhiên, nêu nhin nhân khach quan thi ơ VN, nhưng ngươi mang cai tên qua 25 chư cai la hiêm, hy hưu vi vây dung BLDS, môt bô luât chung đê quy đinh môt vân đê không phô biên thi chưa nên. Co chăng, trong BLDS nên đưa ra môt tư, cum tư khac lam cơ sơ đê cac văn ban dươi luât đê câp”, TS Thăng noi.
Song song đo, TS Thăng đê xuât, co thê trong BLDS nên quy đinh không đăt tên trai vơi phong tuc tâp quan, thuân phong my tuc thi phu hơp va dê tiêp nhân hơn.
Tuệ Minh – Phan Thương
Theo Thanhnien
Chủ trương cấp giấy phép lái xe số tự động gây tranh cãi
"Trước khi cấp giấy phép lái xe số tự động, cơ quan quản lý phải hoàn thiện thể chế để ngăn chặn tình trạng người sử dụng xe không đúng bằng lái", ông Minh nói.
Trao đổi với VnExpress về đề xuất cấp thêm giấy phép lái xe số tự động ngày 15/5, ông Trần Hữu Minh, Giảng viên Đại học Giao thông, nhận xét, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn theo xu hướng nhiều nước phát triển trên thế giới. Các nước Đức, Pháp, Anh, Italy, Nhật Bản, Singapore, Nam Phi... đều có cấp riêng loại bằng này vì nguyên lý hoạt động của hai loại xe số tự động và xe số sàn khác nhau, nên kỹ năng sử dụng xe khác nhau, đòi hỏi người lái phải học và thi lấy bằng riêng biệt. Các nước này không gộp việc học sử dụng 2 loại xe như ở Việt Nam.
Ông Minh cho biết, các nước phát triển quản lý lái xe và phương tiện rất chặt chẽ. Trước khi sử dụng xe thì người lái phải mua bảo hiểm phương tiện, khai báo những người được sử dụng chiếc xe đó thì mới được thanh toán bảo hiểm khi gặp tai nạn, nên hầu như không có tình trạng mượn ôtô tràn lan như ở Việt Nam. Khi người lái có nhu cầu đổi xe số tự động sang số sàn, họ sẽ tiếp tục thi lấy bằng lái xe số sàn. Khi có bằng lái xe số sàn thì hiển nhiên được sử dụng xe số tự động, cơ quan quản lý tự động hủy bằng xe số tự động.
Công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe đang được đổi mới. Ảnh: Xuân Hoa.
Tuy nhiên, theo ông Minh, trở ngại ở Việt Nam là tình trạng một phương tiện có nhiều người cùng sử dụng trong một gia đình hoặc người lái xe mượn phương tiện của người khác nên cơ quan chức năng khó kiểm soát, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông nếu người có bằng xe số tự động lại lái xe số sàn.
"Tôi đồng tình cấp thêm giấy phép lái xe số tự động, song trước khi cấp, cơ quan quản lý phải hoàn thiện thể chế để ngăn chặn tình trạng người sử dụng xe không đúng quy định", ông Minh nói.
Khác với quan điểm của ông Trần Hữu Minh, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, tỏ ý không đồng tình với việc cấp thêm giấy phép lái xe số tự động vì sẽ gây khó cho người dân nếu muốn sử dụng sang lái xe số sàn. Ngoài ra, cảnh sát giao thông khó kiểm tra bằng lái của người điều khiển xe trên đường nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
"Người đi xe số tự động gây tai nạn nhiều một phần do giáo trình học hiện nay chưa tốt nên cần phải cải tiến chương trình học, chứ không cần phải có giáo trình riêng và cấp bằng riêng cho phương tiện này", ông Liên nó và cho rằng chỉ cần có một loại bằng được sử dụng cả xe số sàn và số tự động như hiện nay vì người dân thích đi xe gì thì họ có thể đi, mà không lo lắng việc thay đổi bằng.
Một cán bộ Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ) cũng nhận định, rất dễ xảy ra tai nạn nếu người có bằng lái xe số tự động mà lại ngồi lên xe số sàn, cảnh sát giao thông sẽ khó khăn khi kiểm soát những người này.
Vị này cũng cho rằng, nên sử dụng một loại bằng như hiện nay bởi trong chương trình đào tạo lấy bằng B1 hiện nay, phần lớn lái xe học về xe số sàn song vẫn được học thêm 10 giờ về xe số tự động để có thể sử dụng phương tiện này. Tổng cục Đường bộ còn dự định sắp tới tăng thêm giờ đào tạo xe số tự động để người học thành thục sử dụng loại xe này.
Ngoài ra, vấn đề khó khăn với các cơ sở đào tạo là mỗi trung tâm đào tạo sẽ phải đầu tư thêm ít nhất là 10 xe số tự động để cho thí sinh thực hành trong khi các trung tâm hiện nay rất vắng học viên.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có chủ trương sửa đổi Thông tư 46 theo hướng cấp thêm giấy phép lái xe số tự động để đa dạng hóa loại hình đào tạo, phục vụ những ai có nhu cầu sử dụng riêng loại xe này. Với những người đã có bằng B1 thì vẫn có quyền lái xe số tự động và số sàn mà không cần phải chuyển đổi sang bằng mới. Những người có nhu cầu học bằng lái xe B1 thì vẫn được học và thi lấy bằng theo chương trình hiện tại.
Đoàn Loan
Theo VNE
Việt Nam sẽ có thêm giấy phép lái xe số tự động Bộ Giao thông Vận tải đang tiến hành sửa Thông tư 46 theo hướng có chương trình đào tạo lái xe và thực hành, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe số tự động. Trao đổi với VnExpress ngày 15/5, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, cho hay, ngày càng nhiều người dân có nhu cầu sử...