Dân mạng tiếc nuối cây phong ba cô đơn trên đảo Lý Sơn bị bão số 9 đánh gãy
Lại thêm một biểu tượng du lịch nổi tiếng bị bão tàn phá khiến cộng đồng mạng vô cùng xót xa.
Cách đây 1 tháng, rất nhiều người cảm thấy hoang mang khi nhìn thấy những bức ảnh chụp cây ngô đồng tuyệt đẹp trong bộ phim điện ảnh “Mắt Biếc” bị cơn bão số 5 bẻ gãy xơ xác.
Cây ngô đồng này đẹp đến mức những người chưa từng xem phim cũng muốn ghé qua một lần để chụp ảnh kỉ niệm, trở thành điểm thu hút khách du lịch nhất nhì ở Huế dù phim đã công chiếu từ cách đây gần 1 năm rồi.
Cây ngô đồng “huyền thoại” có tán lá xòe rộng rất đẹp, thân cổ thụ vững chãi chia làm nhiều nhánh nhỏ. Dưới gốc cây còn có một chiếc giếng nơi thầy giáo Ngạn và Hà Lan cùng nhau ngồi đánh đàn trong phim, nhưng giếng vẫn nguyên vẹn còn cây ngô đồng thì bị gió bão bẻ gãy hết cành lá.
Đến hôm nay, sau khi cơn bão số 9 vừa qua thì dân tình lại được phen dậy sóng khi trông thấy bức ảnh khác chụp một cái cây nổi tiếng vô cùng ở đảo Bé – Lý Sơn. Đó là cây phong ba – một địa điểm check in được vô số bạn trẻ yêu thích khi ghé thăm hòn đảo thiên đường ngoài khơi xa.
Cây phong ba trước và sau khi bão số 9 quét qua.
Video đang HOT
Khoảnh khắc xót xa này được chia sẻ lên mạng xã hội bởi Nguyễn Thùy Trang – travel blogger 9X đình đám đã khám phá gần hết các tỉnh thành ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác khi mới 25 tuổi.
Thùy Trang mới ghé thăm đảo Lý Sơn vào hồi tháng 9 vừa qua, trong chuyến xuyên Việt bằng xe máy với cô bạn thân. Trong ký ức của Trang và nhiều người từng đến Lý Sơn thì chụp ảnh ở cây phong ba cô đơn là điều nhất định phải làm, bởi đây là 1 trong số những biểu tượng đặc biệt ở hòn đảo xinh đẹp này.
Thùy Trang đăng bức ảnh cây phong ba hiên ngang ngày nào bị gãy làm đôi trong nỗi buồn vô hạn: “Sáng nay nghe tin anh Sâm “trùm” đảo Bé – Lý Sơn báo bão số 9 đã đánh sập cây phong ba cuối đảo. Cây cầu tình yêu bị sóng cuốn đánh tan, sân bay Chu Lai bị tốc mái ngừng bay…
Cảm giác buồn nghẹn lại…
Mở đống ảnh cũ ở Đảo Bé – Lý Sơn những ngày nắng mà nhớ quá…
Nếu bạn nào chưa từng đi Lý Sơn, xem ảnh cây phong ba (cây cô đơn) sẽ hiểu vì sao nhiều người tiếc nuối khi nó bị bão quật gãy…
Cây phong ba được xem là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt cũng như vẻ đẹp và sự kiên cường của người dân huyện đảo Lý Sơn. Trải qua không biết bao cơn bão, vùi rễ trên mảnh đất khô cằn nhưng đối mặt với cơn bão này nó đã thực sự gục ngã.
Rồi sẽ có nhánh cây mới mọc lên nơi đã gãy, rồi nó sẽ lại xanh tốt và khỏe mạnh. Như cách ngư dân ở đây, họ vẫn luôn kiên cường, bám đất, bám biển, bảo vệ từng tấc đất của ông cha để lại”.
Có thể thấy nhiều mảnh gỗ nhỏ và cành cây gãy vụn rơi xuống gốc cây phong ba, cành to nhất, cao lớn nhất trong các nhánh chính bị bẻ gãy rạp hoàn toàn, thân xẻ làm đôi, chẳng còn vẻ hiền hòa rực rỡ trong nắng chiều như trong hình dung của mọi người nữa.
Dù vậy, cây phong ba vẫn rất hiên ngang kiên cường như tên gọi của nó, lặng lẽ đứng bên bờ biển sau cơn bão dữ. Vẻ xanh tươi mộng mơ của cây phong ba giờ chỉ còn trong những bức ảnh “sống ảo” mà những du khách may mắn tới đây trước bão chụp lại.
Chẳng biết đến bao giờ cây mới lại xanh tốt như xưa để mọi người quay lại chụp ảnh kỉ niệm nhỉ?
Cây phong ba có cái tên lạ lẫm với tất cả du khách, nhưng lại là loài cây vô cùng thân thuộc với người dân đảo Lý Sơn. Tuy không xanh tốt um tùm, hoa nở cũng bình dị không thơm ngào ngạt, song nó lại có sức sống vô cùng bền bỉ trên sỏi đá, rễ cây bám chặt vào lòng đất và tạo bóng mát cho hòn đảo quanh năm nắng gió bỏng rát giữa đại dương mênh mông. Sau bao năm bám trụ ở một góc nhỏ trên đảo Bé, cây phong ba đã bị bão táp bẻ gãy, song mọi người đều tin rằng nó sẽ lại đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống như xưa và hiền hòa đón chào những vị khách đáng yêu ghé thăm đảo, chụp hình kỉ niệm với nó.
Nguy cơ phá vỡ cảnh quan khi xây dựng điểm dừng chân trên 'Cánh đồng dung nham' ở Lý Sơn
Điểm dừng chân ở đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang được xây dựng ở 2 địa điểm là Mom Tàu và phía Đông bãi Hang, tuy nhiên vị trí xây dựng đang gây nhiều tranh cãi. Đồng thời, rất nhiều phản ứng cho rằng các điểm dừng chân làm bằng bê tông cốt thép không phù hợp cảnh quan thiên nhiên.
Theo đó, nhằm phát huy các hiệu quả giá trị cảnh quan, địa chất và phù hợp với đề án xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh, UBND huyện Lý Sơn đã đề xuất chủ trương đầu tư điểm dừng chân tại thôn Bắc An Bình (đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn). Theo đó, sẽ có 4 vị trí điểm dừng chân gồm số 1 là Mom Tàu là phù hợp, ngắm được toàn cảnh bãi Mom Tàu và nhìn sang đảo Lớn.
Các vị trí 2, 3, 4 có thể bố trí ngã ba phía Đông bãi Hang là điểm dừng chân "Cánh đồng dung nham" của Công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, 1 điểm tại bãi Hang và 1 điểm tại Hòn Đụn.
Hiện tại, huyện Lý Sơn đang xây dựng 2 điểm là Mom Tàu và phía Đông bãi Hang. Tuy nhiên, quá trình xây dựng một trong hai điểm đã gây nhiều ý kiến trái chiều khi xây dựng trên "Cánh đồng dung nham", nơi có niên đại hàng triệu năm.
Nhiều người dân thôn Bắc An Bình cho rằng, việc này đang phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nguyên thủy của "Cánh đồng dung nham", việc dựng một điểm dừng chân gần ngay vách đá cũng rất nguy hiểm.
Du khách Nguyễn Thị Diễm (Quảng Nam) chia sẻ rằng: "Xây dựng ngay sát vách đá có độ cao tương đối lớn nên rất nguy hiểm".
Vị trí xây dựng điểm dừng chân phía Đông bãi Hang ngay "Cánh đồng dung nham" gây tranh cãi vì chưa phù hợp cảnh quan. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: "Trước khi tiến hành xây dựng 2 điểm dừng chân, Huyện ủy, UBND huyện Lý Sơn đã tham khảo ý kiến của Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi. Sở VH-TT-DL tỉnh đã có văn bản thống nhất với chủ trương xây dựng điểm dừng chân tại xã An Bình, huyện Lý Sơn". Tuy nhiên, ông Ninh cũng thừa nhận việc xây dựng vị trí đã không hợp lý.
Điều này thể hiện ở vị trí số 2 xây dựng điểm dừng chân phía Đông bãi Hang. Ông Ninh cho biết: "Vị trí tốt nhất là xây dựng bên trong vườn cam đàng, cách khu vực hiện tại khoảng 200-300m. Huyện sẽ cho triển khai phương án thi công khi có nguồn vốn". Trong quá trình khảo sát thiết kế, tư vấn địa điểm, Trung tâm TT-VH-TT là đơn vị khảo sát địa điểm xây dựng.
Quá trình xây dựng, thay vì theo như ý kiến của Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi là tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, thân thiện môi trường, hạn chế bê tông cốt thép. Thì huyện Lý Sơn lại xây dựng điểm dừng chân tại Mom Tàu và phía Đông bãi Hang bằng bê tông cốt thép. Do vậy đã gây phản ứng trái chiều khi phá vỡ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của "Cánh đồng dung nham".
Ảnh: NGUYỄN TRANG
Điểm dừng chân phía Đông bãi Hang được xây dựng bằng bê tông cốt thép được cho là nhằm hạn chế tác động thời tiết khắc nghiệt trên đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Ninh cho biết: "Nếu xây dựng bằng vật liệu thân thiện thì chưa đầy 1 năm, tác động thời tiết khắc nghiệt trên đảo Bé sẽ khiến công trình hư hỏng. Do vậy, hướng của huyện là xây dựng bê tông cốt thép và sơn màu giống gỗ nhất để tạo ra sự thân thiện với môi trường, trồng thêm hoa trang trí đảm bảo sự hài hòa thiên nhiên".
Đồng thời, UBND huyện Lý Sơn tiếp tục cân nhắc giải pháp thiết kế chi tiết cụ thể để hạn chế mức độ sạt lở, sạt lún, ổn định công trình và không gây ảnh hưởng tới người dân, du khách và các khu vực lân cận.
Được biết, Điểm dừng chân 1 tại Mom Tàu có diện tích khoảng 30m2, được thiết kế hình tròn, có đường kính 6,2m, chiều cao khoảng 5,6m. Riêng tính từ mặt nền lên sàn tầng trệt cao khoảng 2,3m; từ sàn tầng trệt lên sàn phía trên là 3,45m.
Điểm dừng chân số 2 tại phía Đông bãi Hang có diện tích khoảng 26m2, được thiết kế theo hình thất giác, có mặt cạnh rộng gần 2,7m, tổng chiều cao công trình khoảng 5,2m. Trong đó phần thân công trình cao 3m, còn lại là phần mái.
Dự án có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách huyện, thuộc loại công trình dân dụng, cấp 3; tổng diện tích sử dụng đất là 75m2. Dự án sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Quảng Ngãi xây điểm dừng chân trên đá nham thạch ngàn năm: Nhiều phản ứng trái chiều Dù mới có 2 trong tổng số 4 điểm dừng chân ở đảo Bé (Lý Sơn, Quảng Ngãi) được xây dựng và vẫn còn tiếp tục hoàn thiện nhưng đã vấp phải luồng dư luận trái chiều. Những ngày gần đây, dư luận bày tỏ phản ứng trái chiều khi chứng kiến 2 công trình bằng bê tông được xây dựng giữa bãi...