Dân mạng thi nhau vào tranh cãi, dạy đời nam sinh viên chi tiêu hết 13 triệu/tháng
Sinh viên xa nhà luôn phải ám ảnh với nỗi trăn trở và lo lắng cho việc chi tiêu bao nhiêu tiền cho một tháng là hợp lý.
Đại học là một bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi bạn sĩ tử, bên cạnh cách học khác với cấp ba, câu chuyện tự lập cũng trở thành niềm trăn trở của các bạn tân sinh viên. Kế hoạch chi tiêu hàng tháng với số tiền có hạn không chỉ dừng lại là vấn đề về cơm áo, gạo tiền; là nỗi lo lớn của nhiều bạn sinh viên, không biết xoay xở như nào cho đúng, tránh cảnh “đầu tháng ăn sang, cuối tháng mì gói.”
Cách đây không lâu, trên một trang mạng hội sinh viên ở KTX, một nam sinh viên đã không ngần ngại “khoe” bảng chi tiêu cá nhân. Nam sinh tỏ ra thắc mắc tại sao các bạn sinh viên khác lại chỉ cần tiêu 1-3 triệu/tháng trong khi anh chàng chắt bóp lắm cũng phải mất hơn chục triệu.
Đây là bảng chi tiêu của nam sinh viên khi chọn ở ký túc xá, tiêu xài rất cẩn thận và gói ghém trong các khoản cá nhân:
Video đang HOT
Đây là bảng chi tiêu cá nhân 13 triệu/tháng của nam sinh viên. (Ảnh: Hội những người ở khu B – KTX ĐHQG TP.HCM)
Nam sinh tâm sự thêm việc chỉ sử dụng từ 1-3 triệu/tháng là điều khó thực hiện khi thời buổi vật giá cái nào cũng leo thang. Tuy nhiên phản ứng của dân tình lại trái ngược lại khi cho rằng cậu bạn có mức sống khá giả khi sử dụng lên đến 13 triệu/tháng. Nhiều người cũng chỉ ra một phần lý do từ việc nam sinh này đã tiêu nhiều món không cần thiết như: Ăn nhẹ trước lúc ngủ, ăn dặm…
Bạn Cẩm Thi bình luận: “ Thấy bạn gói ghém mà mình muốn rớt nước mắt. Sinh viên mà tiêu còn hơn cả nhà mình ăn Tết cổ truyền”. Nhiều bạn thì lại thắc mắc về các khoản chi tiêu bất thường của nam sinh như tiền skincare đến tận 600 nghìn đồng/tuần.
“ Ăn sang tôi thiêu 15 nghìn, trưa 35 nghìn, tôi 35 nghìn, chưa kê nươc uông tâm 30 nghìn nữa, gưi xe thì 2-3 nghìn, trung binh một ngay 117 nghìn. Một tuân đêu không bi phat sinh thi hêt 870k. Thang 4 tuân tiêu hêt gân 3,5 triệu. Thưc tê tiên my phâm, wifi, điên nươc chưa tinh vào chăc 200 nghìn nưa. Nói chung cũng xài nhiêu nhưng chưa được đến tận 13 triệu như bạn này. M inh ơ quận 1, mây ban con ơ Thu Đưc thi đơ khoan ăn uông lăm luôn a, nay la tôi không đi chơi, còn đi chơi thì tôi nghĩ bao nhiêu cũng không đủ.” – Đây là chia sẻ của bạn Huỳnh Thiên Trang.
Mức chi tiêu sinh hoạt, chi tiêu cá nhân khi bắt đầu cuộc sống xa nhà, là sinh viên tự lập, tự chủ trong mọi vấn đề, vậy theo bạn một tháng sinh viên nên chi tiêu bao nhiêu là hợp lý?
Giảng viên 74 tuổi lên lớp mùa dịch, đặt búp bê ở hàng ghế đầu vì không thoải mái khi giảng trong một phòng trống
Tuy dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến ngày càng phức tạp nhưng giảng viên lớn tuổi này vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày để chuẩn bị bài giảng online cho sinh viên.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường Đại học ở các quốc gia trên thế giới đã chính thức thông báo cho toàn bộ sinh viên nghỉ học tạm thời để phòng tránh lây lan dịch bệnh. Vì thế mà các nhà trường cũng bắt đầu chuyển sang hình thức học và thi online. Việc học online tại cấp bậc đại học ở nước ngoài khá phổ biến, nên vấn đề chuyển đổi này đối với các lớp học lý thuyết tương đối dễ dàng. Các bạn có thể học bài, làm bài tập qua mạng và trao đổi với giáo sư hoặc các bạn cùng lớp qua phần mềm học trực tuyến, chỉ cần có máy tính và wifi thôi.
Đây được coi là giải pháp hữu hiệu khi học sinh, sinh viên khi không thể đến trường. Tuy nhiên, để việc học trực tuyến hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ, chủ động giữa giảng viên và sinh viên ở các lớp học. Như những ngày gần đây, dân mạng đang rầm rộ truyền tay nhau bài đăng mà một sinh viên chia sẻ về sự tâm huyết, nhiệt tình trong các bài giảng online của giảng viên mặc dù thầy đã lớn tuổi.
Theo đó, dòng caption của chàng trai tạm dịch như sau: " Giáo sư của tôi đã 74 tuổi và thầy không tự tin lắm khi dùng Google Zoom vậy nên thầy đã ghi lại các bài giảng cho cả lớp. Hôm nay, tôi đã xem bài giảng đầu tiên của thầy. Thầy có một em búp bê Pinocchio ở hàng ghế đầu vì thầy không thoải mái khi giảng trong một phòng trống. Tôi chấp nhận thực hiện biện pháp duy trì khoảng cách xã hội vì một, và duy nhất người thầy này mà thôi."
Thực tế là hình thức học online yêu cầu sự tự giác rất cao từ học sinh, sinh viên tuy nhiên với sự tâm huyết của thầy cô chắc chắn sẽ tạo động lực rất nhiều cho tụi học trò ngay cả trong mùa dịch như thế này. Hình ảnh lớp học online cùng một giáo sư lớn tuổi đã nhận được vô số cảm tình từ cư dân mạng. Theo chia sẻ của chủ bài đăng, vì giáo sư đã lớn tuổi và không tự tin khi sử dụng loại hình học online từ zoom, nên thầy đã quay lại bài giảng. Hàng ngày thầy vẫn đến lớp và đặt búp bê Pinocchio ở hàng ghế đầu để mường tượng ra sinh viên đang ngồi trong lớp học.
Ngoài ra, nhiều người cũng không ngần ngại chia sẻ những câu chuyện mà thầy cô đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19:
"Thật sự là các thầy cô lớn tuổi đã đổ rất nhiều công sức vào những bài giảng trực tuyến, thậm chí còn nhiều hơn lúc dạy bình thường nữa. Vậy nên có bạn nào học online thì hãy quý trọng thầy cô hơn nữa, họ xứng đáng với sự yêu thương.", Facebook T.N chia sẻ.
Bạn D.H.P.T tâm sự: "Có người nhà là giáo viên mới hiểu hết nỗi khổ nghề giáo, ba mình là giáo viên, lúc trường học đóng cửa hết nhiều người hay bảo nhau vậy là giáo viên sướng nhất rồi, học sinh nghỉ thì giáo viên cũng nghỉ nhưng mình chứng kiến ba mình mỗi ngày ngồi trước màn hình laptop không ngừng soạn bài, tìm hiểu mọi loại hình học online từ zoom tới meet, trăn trở xem học kiểu gì là hiệu quả nhất cho học sinh, nói chung áp lực lắm! Bởi vậy mình chỉ mong mấy em học sinh, đặc biệt lớp 12 an yên ở nhà học hành ôn thi vì thầy cô cũng muốn tốt cho mọi người thôi."
Bạn H.T.S.L comment: "Mỗi người chấp nhận cách ly vì một người nào khác là đủ rồi!"
Phòng chống Covid-19: Sinh viên Thái Nguyên sáng chế máy đo thân nhiệt không chạm siêu nhanh Thầy và trò Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đã sáng chế thành công máy đo thân nhiệt có tốc độ siêu nhanh, người đo không cần chạm vào thiết bị, góp phần phòng dịch Covid-19. Nhóm sáng chế máy đo thân nhiệt không chạm, siêu nhanh được Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên tặng Bệnh viện A...