Dân mạng rối bời, đi về nhà hay ở lại thành phố vì dịch bùng phát lại
Lo lắng, bồn chồn muốn về nhà sớm ăn Tết là tâm trạng chung của dân mạng trước diễn biến của dịch Covid-19. Đi về nhà hay ở lại thành phố với nhiều người có lẽ là lựa chọn khó khăn nhất ở thời điểm này.
Những ngày dịch bệnh Covid-19 bắt đầu chuyển biến phức tạp, mạng xã hội xuất hiện nhiều dòng trạng thái bất an, buồn bã của những người con xa quê: “Có ai nghỉ Tết chưa?” “ Sao bạn chưa về nhà?” “Mẹ mình gọi về nhà nhưng…” Những dòng cảm xúc ấy tràn ngập các nhóm, ai ai cũng mong được đi về nhà liền nhưng không thể vì nhiều lý do.
Nỗi lòng người từ Sài Gòn về quê ăn tết giữa đại dịch Covid-19
Một bài đăng trên mạng xã hội có nội dung “Bạn đã nghỉ Tết chưa hay còn đang lo đi học hay đi làm?” đã được cư dân mạng đồng cảm. “Hôm nay mẹ mình cũng điện bảo về”, tài khoản Khắc Quy viết. “Muốn về nhà ngay bây giờ”, tài khoản Trúc Ly bình luận thêm.
Võ Thành Phương (quê Bình Định) cho biết ba anh vừa điện thoại bảo về nhưng anh chưa thể vì nhiều lý do khó nói. Tuy nhiên, theo Phương, nếu được thì nên tranh thủ về và phụ ba mẹ, gia đình vì thời gian chúng ta ở bên người thân thực sự không nhiều.
“Ở quê cũng có người thân, bè bạn nên Tết đến chúng ta cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, ấm áp hơn chứ ở lại TP một mình sẽ thấy chơi vơi, đơn độc không chịu nổi đâu”, Phương nói.
Quê của Trình Gian (19 tuổi) ở Ninh Thuận, dù đã đặt vé từ một tháng trước và sẽ về vào ngày mai nhưng hiện tại anh vẫn rất nôn nao và lo lắng trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng như hiện nay.
“Gia đình tôi đang rất lo, mong tôi về sớm sợ dịch bệnh bùng phát. Tôi cũng sốt ruột, sợ có gì thì không biết làm sao về ăn Tết luôn. Tôi ước được về nhà liền, tốt nhất là ngay từ hôm qua luôn. Tết nhất gần tới nơi rồi hy vọng Việt Nam mình sẽ kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh nhanh chóng để mọi người cùng nhau đón tết vui vẻ”, Gian tâm sự.
Làm sạch Bến xe Miền Đông, đón dòng người về quê ăn tết giữa đại dịch Covid-19
Cùng tâm trạng đó, Hồ Uyển Vi (21 tuổi, quê Ninh Thuận) cũng háo hức được về nhà sớm nếu đổi được vé. “Xuân tình nguyện đợt này của trường tôi hủy do dịch bùng phát nên giờ không đi được mà cũng không thể về nhà sớm vì tôi lại đặt vé tận 24 Tết, giờ không biết làm sao đây”, Vi nói thêm.
Chị Lê Thị Tuyết (24 tuổi, quê Đồng Tháp) tâm sự rằng chị rất muốn về quê sớm, được đoàn tụ bên mâm cơm cùng gia đình như có nhiều lý do khiến chị phân vân, chần chừ.
“Cả năm qua dịch bệnh ảnh hưởng nên việc buôn bán của tôi không mấy thuận lợi, giờ Tết tới nơi nên định ở lại kiếm thêm chút nào hay chút đó. Mặt khác tôi cũng muốn về quê bằng xe máy cho an toàn nhưng giờ chưa có điều kiện. Đợi thêm vài ngày nữa coi tình hình sao rồi tôi mới quyết định được”, chị Tuyết thở dài.
Cả tuyến phố ở Bình Dương bị phong tỏa vì nữ sinh viên mắc Covid-19
Chàng trai Pháp gốc Việt dành cả đời tìm mẹ ruột: Kỳ tích ở cuối đường
"Tôi có một vết sẹo lớn bên trong tâm hồn, và hôm nay vết sẹo đó dường như đã không còn nữa", anh Tân xúc động vì sau 27 năm, anh đã tìm thấy được rất có thể là mẹ ruột của mình.
Bà Nguyễn Thị Thọ cung cấp hình ảnh bố ruột của anh Tân (trái). Theo hình, cả 2 bố con có nhiều nét giống nhau. - ẢNH: NVCC
Ngày 30.11, báo Thanh Niên đăng tải bài viết: "Chàng trai Pháp gốc Việt quyết cả đời đi tìm mẹ ruột" . Chưa đầy 2 ngày sau, nhờ sự lan tỏa của cộng đồng mạng, anh Nguyễn Văn Tân (tên tiếng Pháp là Loic Langeard) thông báo đã tìm được mẹ ruột (chưa xét nghiệm ADN) của mình. Với anh Tân và mẹ, đây là ngày họ không thể nào quên trong đời.
Phép màu đã xảy ra
Tân chia sẻ đến giờ, mọi thứ với anh như một giấc mơ. "Tôi bất ngờ đến mức không thể nói nên lời. Tôi chưa thể tin đó là sự thật. Hạnh phúc, lo lắng, hồi hộp là cảm giác của tôi lúc đó. Nhiều đêm liền, tôi không thể ngủ được", anh nói.
Sau những ngày miệt mài đăng thông tin tìm mẹ trên các hội nhóm mạng xã hội tại Việt Nam, người được xem là em gái cùng mẹ khác cha của anh Tân đã vô tình thấy được thông tin. "Không hiểu sao lúc đó, tôi có một linh cảm rất chân thật đây chính là người con thất lạc của mẹ mình", chị Lê Thị Ngọc Hoài (22 tuổi) kể.
Sau đó, chị đã tìm hiểu các thông tin từ Tân một cách cụ thể hơn, và gửi cho anh xem bức hình của mẹ. "Lúc đó, tôi rất xúc động khi lần đầu tiên được thấy mẹ mình qua ảnh. Tôi có linh cảm rằng dòng máu đang chảy trong người mình là của bà, và tôi có nhiều nét giống bà", anh xúc động nói.
Nhờ sự giúp đỡ của em gái, anh đã gọi điện thoại về cho mẹ của mình vào ngày 2.12. Thông qua một người bạn của Tân làm phiên dịch, hai mẹ con đã kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện mà họ đã trải qua suốt 27 năm đằng đẵng. Trong đó, nhiều thông tin về anh được mẹ ruột kể lại đầy đủ hơn. "Bà ấy biết mọi câu chuyện về tôi, biết được mọi thông tin mà tôi có. Không chỉ vậy, bà còn cho tôi xem hình ảnh của bố mình. Và, tôi thực sự giống ông ấy của những ngày trẻ. Tiếc rằng ông đã mất hơn 3 năm về trước", Tân tâm sự.
Đúng như tưởng tượng của Tân, mẹ anh rất xinh đẹp và hiền hậu. Anh thật sự hạnh phúc khi được ngắm bà ấy nhưng cũng "phát điên" khi không thể nói được tiếng Việt. "Sau hôm đó, tôi đã tham gia một khóa học tiếng Việt, để khi về đến Việt Nam, tôi có thể hiểu mẹ mình nói gì", Tân bộc bạch.
"Tôi thực sự vui cho anh ấy, cũng muốn mất ngủ theo anh luôn. Chúng tôi đã nói với nhau về câu chuyện đó suốt nhiều ngày liền. Tôi biết rằng, anh Tân đã trút được gánh nặng anh ấy mang từ thời thơ ấu đến tận bây giờ", chị Léa Delévacque (25 tuổi, vợ anh Tân) xúc động.
Dù mọi thông tin đều trùng khớp, tuy nhiên để chắc chắn về mối quan hệ huyết thống giữa Tân và mẹ, anh sẽ tiến hành xét nghiệm AND trong thời gian sớm nhất. "Tôi gần như chắc chắn bà ấy là mẹ ruột của mình, tuy nhiên vẫn phải làm các thủ tục để xác minh. Bố mẹ nuôi của tôi cũng khuyến khích điều đó", anh cho biết thêm.
Anh Tân trong cuộc trò chuyện lần đầu tiên với bà Thọ. - ẢNH: NVCC
'Về với mẹ, với em đi con'
Trong đoạn hội thoại với con trai, bà Trần Thị Thọ (57 tuổi, được xem là mẹ ruột Tân) vẫn không ngừng nói: "Về với mẹ, về với em đi con". Hiện tại, bà đang sống một mình tại Phú Thọ và làm nhiều nghề khác nhau như phụ hồ, giúp việc... để sống do con gái bà cũng đã có chồng. "Sức khỏe bà Thọ hiện đã yếu và tinh thần không được minh mẫn như trước", chị Hoài cho biết.
Theo chị Hoài, mẹ có kể cho chị nghe về người anh trai thất lạc của mình. Ngày trước, bà vào TP.HCM làm nghề bán hoa quanh khu vực Đầm Sen để sống, sau đó có quen một người đàn ông và đã mang thai anh Tân. Tuy nhiên, vì không có sự ràng buộc gì với ông ấy và cuộc sống khó khăn nên bà Thọ rất bối rối không biết có nên giữ lại đứa bé hay không. Vì tình yêu với đứa con trong bụng, bà quyết định sinh con và bỏ lại con năm, mong muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Năm 1994, bà về Phú Thọ để "làm lại cuộc đời" và có được một người con gái tại đây. Nhưng bà vẫn không ngừng trăn trở về đứa con trai của mình, rồi nhiều lần tìm lại con nhưng không có kết quả. Được trò chuyện cùng con trai sau ngần ấy năm, bà Thọ không giấu được niềm hạnh phúc.
Khi câu chuyện của Tân được nhiều người chia sẻ, anh cho biết bản thân rất ngạc nhiên về điều đó. Có rất nhiều người đã nhắn tin ủng hộ, động viên khiến bản thân anh thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh trên hành trình tìm lại mẹ.
Tài khoản T.K.K bình luận: "Thật sự xúc động, mọi chuyện như một phép màu dành cho mẹ con anh. Mong hai người sớm được gặp trực tiếp với nhau". "Trường hợp này dù trùng hợp nhưng phải xác minh kỹ lưỡng bằng AND, có như vậy mới chắc chắn được", tài khoản H.T.N.G bày tỏ.
Anh Tân đã gửi lời cảm ơn đến báo Thanh Niên và cộng đồng mạng đã giúp anh lan tỏa câu chuyện của mình. Tân nói: "Nhờ có các bạn mà tôi mới có thể tìm lại được mẹ. Tôi mong rằng sẽ sớm hết dịch Covid-19 để có thể trở về Việt Nam".
Và thế là hành trình tìm về nguồn cội của anh Tân đã có thêm một hy vọng mới...
Hi vọng với linh cảm và những câu chuyện hoàn toàn trùng khớp nói trên, cộng với sự xác nhận chính thức từ khoa học - xét nghiệm ADN anh Tân và mẹ ruột của mình có thể đoàn tụ.
Cô gái mồ côi lại hoãn cưới vì bão Vamco: 'Càng gian nan hạnh phúc càng bền' Cô gái xinh đẹp mồ côi mẹ ở Thừa Thiên - Huế phải hoãn đám cưới tới 3 lần vì dịch Covid-19 và bão lũ dồn dập. Cơn bão số 13 khiến cô phải ngậm ngùi xin lỗi người thân bạn bè nhưng ai nấy đều ủng hộ. Chú rể Đại Thanh bồng cô dâu Mỹ Lệ trong lễ vu quy khi nước...