Dân mạng phẫn nộ vì chú chó bị chủ nhân chôn sống
Một chú chó bị chôn sống ở Pháp đang tạo ra làn sóng giận dữ trên Facebook. Người muốn chú chó này chết không ai khác chính là chủ nhân của nó.
Cảnh sát đã bắt giữ chủ nhân của chú chó. Tuy nhiên, thanh niên 21 tuổi này lại phủ nhận hành động chôn con chó và nói rằng nó đã bỏ đi.
Sự việc xảy ra vào ngày 1/8, một người đàn ông dắt chó đi dạo đã phát hiện ra chú chó đáng thương này ở Carrieres-sur-Seine, phía tây của Paris.
Chú chó tội nghiệp bị chôn sống.
Bài liên quan:
Chia sẻ trên Facebook, người này cho biết: “Chỉ thấy đầu của con chó lộ ra, còn lại không biết bao nhiêu đất đá bao phủ lên người nó”.
Theo nguồn tin của cảnh sát, con chó bị đá bao phủ xung quanh và buộc vào một túi sỏi để không thể chạy thoát. Người đàn ông khi phát hiện thấy chú chó đã gọi điện thoại dịch vụ khẩn cấp và trong lúc chờ đợi đã giải phóng con vật. Con chó đã vô cùng sốc và mất nước, sau đó nó được đưa đến phòng khám thú y gần đó.
Video đang HOT
Phản bác lại lý do chú chó bỏ đi, các nhân viên cảnh sát cho rằng đó không phải là lý do chính đáng. “Con chó đã hơn 10 tuổi và bị viêm khớp. Thật khó tưởng tượng là nó có thể chạy đi”, một nhân viên điều tra cho biết.
Con chó bị buộc vào túi đá để không thể chạy thoát.
Theo luật, chủ sở hữu sẽ bị phạt vì tội tàn ác với động vật. Người này có thể bị tù 2 năm và buộc phải trả khoản tiền phạt lên tới 21.000 bảng Anh.
Sự việc cũng đã gây làn sóng giận dữ trên cộng đồng mạng. Một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi “án tối đa cho chủ sở hữu” nhận được 135.000 chữ ký vào ngày 5/8.
Theo_Eva
Nữ thợ săn khoe ảnh thảm sát động vật hoang dã gây phẫn nộ
Một nữ kế toán Mỹ tự hào khoe những bức ảnh ghi lại chiến tích săn bắn động vật hoang dã của mình, trong lúc cả thế giới chưa hết phẫn nộ vì một con sư tử quý bị giết hại.
Cortagelli chụp ảnh bên một con hươu cao cổ mà cô bắn chết. Ảnh: Nydailynews
Theo Express, tài khoản Facebook của Sabrina Corgatelli đăng tải rất nhiều bức ảnh cho thấy rõ sự thích thú của nữ thợ săn này khi đứng cạnh xác của các động vật hoang dã.
Trong một bài đăng gần đây, nữ thợ săn này cho hay cô tham gia vào chuyến săn bắn ở công viên quốc gia Kruger tại Nam Phi, cùng một nhóm người trong đó có Aaron Neilson, thợ săn chuyên nghiệp. Cortagelli và Neilson đang hẹn hò. Một bức ảnh trên trang cá nhân của Neilson cũng cho thấy hình ảnh anh này và người yêu bên xác của một con sư tử.
Trong bức ảnh tạo dáng đầy kiêu hãnh bên một con hươu cao cổ bị bắn chết, nữ thợ săn ghi: "Ngày thứ hai, tôi hạ được một con hươu cao cổ tuyệt vời. Không thể nào vui sướng hơn. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác sau khi hạ được nó".
Những chia sẻ của nữ kế toán trường đại học Idaho vấp phải không ít lời chỉ trích. Tuy nhiên, cô không hề quan tâm và thậm chí còn thách thức dư luận.
Đáp trả những lời bình gay gắt, Corgatelli tiếp tục đăng các bức ảnh chụp chung với "chiến lợi phẩm" từ những chuyến đi săn. Không chỉ có hươu cao cổ, cô còn tạo dáng bên nai, bò rừng, sơn dương và cả một con cá sấu.
Corgatelli và các thợ săn khoe cá sấu săn được. Ảnh: Express
Nhiều người phẫn nộ đã gọi Corgatelli là "sự sỉ nhục của loài người" hay một kẻ "loạn trí".
"Cô đăng tải tất cả những thứ này chỉ trong vòng 48 giờ, vì sao vậy? Cô chỉ đơn giản muốn gây sự chú ý bằng thái độ này phải không? Chắc chắn cô chẳng bao giờ có được nó", một người bình luận.
Corgatelli sau đó sử dụng một đoạn kinh thánh để bào chữa cho hành động của mình. Kinh thánh có đoạn "hãy cầm vũ khí lên, cung và tên của các con, hãy ra ngoài đồng cỏ và săn bắn cho ta".
Việc săn bắn hươu cao cổ là hợp pháp ở Nam Phi, Zimbabwe và Namibia, nhưng chi phí có thể lên tới 15.000 USD.
Tuần trước, Cecil, con sư tử đực nổi tiếng nhất Zimbabwe bị một một nha sĩ người Mỹ lột da và chặt đầu, gây phẫn nộ cho dư luận thế giới.
Sau vụ việc, công viên Hwange ở Zimbabwe đã ra lệnh cấm săn bắn báo, sư tử và voi kể từ ngày 1/8. Tuy nhiên, hươu cao cổ vẫn chưa được đưa vào danh sách này.
Tuấn Vũ
Theo VNE
Cảnh sát Pháp trấn áp làn sóng di dân qua Channel Tunnel Cảnh sát Pháp đã phải dùng hơi cay để trấn áp làn sóng di dân qua đường hầm eo biển Manche nối liền hai quốc gia Anh và Pháp. Cảnh sát Pháp dùng hơi cay để ngăn làn sóng di dân qua đường hầm eo biển Manche. Cảnh sát ngăn một di dân, khi người này cố tình xâm nhập đường hầm eo...