Dân mạng nghẹn lòng nghe chuyện bên trong Bệnh viện Đà Nẵng
Xuất hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng, Đà Nẵng một lần nữa bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Thành phố tiến hành giãn cách xã hội, phía Bệnh viện Đà Nẵng bao gồm 2.200 cán bộ, bác sĩ, nhân viên bệnh viện cũng nhận lệnh “ cách ly 14 ngày”.
Ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ đạc gồm vài bộ quần áo, các y bác sĩ nhanh chóng tập trung tại bệnh viện và bắt đầu cuộc chiến của mình. Họ sẽ ở lại bệnh viện để phòng dịch và chăm sóc cho các bệnh nhân vẫn đang tiếp tục điều trị tại viện.
Bệnh viện Đà Nẵng trong ngày phong tỏa chống dịch. (Ảnh: PLO).
Ngày đầu bệnh viện tiến hành cách ly
Chia sẻ với VNExpress, chị T.T.H, nhân viên làm việc tại Trung tâm Tim mạch hiện đang trong thời kì thai nghén, được chồng gom vội vài bộ quần áo rồi vội vàng lên đường vào viện. Cả hai không biết nói gì hơn ngoài câu chúc nhau bình an và sớm trở về.
Ngay sau đó, các y bác sĩ cũng lần lượt có mặt tại bệnh viện, từng người được đưa đi lấy mẫu xét nghiệm rồi phân chia nhau thành từng nhóm nhỏ, di chuyển về khu cách ly tập trung tại bệnh viện trong 5 ngày. Một số khác ở lại phục vụ trong khu cách ly.
Nhiều người đứng trước cổng bệnh viện nhưng không thể vào được vì lệnh phong tỏa. (Ảnh: PLO).
Đêm đầu tiên của các y bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng trôi qua không êm đềm khi tin nhắn, chuông điện thoại réo liên hồi. Ai nấy đều chỉ để lại lời động viên lẫn nhau chứ chẳng thể trả lời hết được những lời hỏi thăm từ tin nhắn, từ những cuộc điện thoại. Thực tế, lệnh cách ly bệnh viện cũng đến khá bất ngờ nên chưa ai chuẩn bị tâm lý xa gia đình.
Bệnh viện Đà Nẵng những ngày này không tiếp nhận khám chữa bệnh, chỉ trừ trường hợp cấp cứu. Dù vậy, các nhân viên y tế vẫn không thể ngơi nghỉ, bởi bên trong bệnh viện khi tiến hành cách ly có khoảng 4.000 trường hợp gồm bệnh nhân và người nhà.
Theo VNExpress đưa lại lời kể của chị T.T.H cho biết ở đêm đầu tiên cách ly, có những người mẹ đã khóc vì nhớ con, có người lại không thể chợp mắt vì con nhớ mẹ, cứ gọi điện liên tiếp. Tất nhiên, những đứa con đều có chung một câu hỏi, đó là bao giờ mẹ về với con. Bên cạnh đó, có những cặp vợ chồng cùng làm ở bệnh viện, khi cách ly ở bệnh viện, họ không được ở cùng nhau, con cái cũng chẳng thể chăm sóc và buộc phải nhờ ông bà giúp đỡ.
Các y bác sĩ vẫn lạc quan dù phải làm việc liên tục trong những bộ đồ bảo hộ nóng bức. (Ảnh: VnExpress).
Bên trong bệnh viện Đà Nẵng của những ngày sau đó
Video đang HOT
Khi những ca mắc tăng lên, thành phố đã tiến hành phong tỏa toàn bộ khu vực 3 bệnh viện có ca mắc Covid-19. Người nhà nếu muốn gửi đồ vào bên trong phải để lại ở gác chắn nên chẳng thể thấy được người thân của mình, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại.
Nói là cách ly, nhưng các y bác sĩ vẫn luôn chân luôn tay, mỗi khi có ca bệnh mới là y tá, bác sĩ phải rà lại toàn bộ lịch trình điều trị của mình xem có tiếp xúc gần với người bệnh hay không. Và rồi điều gì đến cũng đến khi bệnh viện Đà Nẵng phát hiện những ca nhiễm là các nhân viên y tế. Lúc đó, họ không lo lắng mình bị bệnh mà lo cho người nhà và những người tiếp xúc với mình nhiều hơn.
Những chuyến xe cấp cứu lao đi trong đêm khiến các y bác sĩ cũng không thể ngơi nghỉ. (Ảnh: VnExpress).
Bên cạnh đó, nhân viên y tế phải chia nhau chăm sóc bệnh nhân, người lại đứng ở trạm giao hàng viện trợ hoặc quản lý việc đưa cơm, làm hồ sơ bệnh nhân. Các nhân viên y tế ở trong bệnh viện phải mặc đồ bảo hộ kín mít, đeo kính và tấm chắn giọt bắn để phòng virus lây lan. Cũng chính vì điều này mà các nhân viên y tế không thể nhận ra nhau, họ phải viết tên lên sau lưng áo để phân biệt và gọi tên.
Công việc của các nhân viên y tế nhiều và áp lực. Người thì không còn đủ sức để gọi tên nhau, người thì sút cân vì không có được giấc ngủ trọn vẹn, có người còn phải mặc bỉm vì phải liên tục di chuyển trên xe và quan trọng là không thể cởi bỏ bộ đồ bảo hộ giữa đường.
Bộ đồ bảo hộ viết tên lên phía sau để các y bác sĩ có thể nhận ra nhau. (Ảnh: VnExpress).
Những bữa ăn ở trong bệnh viện cũng trở nên vội vã hơn và chắc chắn không thể bì được với bữa cơm gia đình. Chị T. có chồng là bác sĩ trực chiến ở bệnh viện, đã tranh thủ gửi tấm chăn và tô bún vào cho anh nhưng đến khi anh nhận được và ăn thì bún cũng đã nguội lạnh. Dù vậy, vị bác sĩ vẫn khen bún ngon vì những gì cô làm cho anh.
Những giấc ngủ của các nhân viên y tế cũng trở nên tạm bợ hơn, dù vậy, không một ai đòi hỏi phải có thêm giường để ngả lưng. VNExpress dẫn lời chị T.T.H, cho biết các y bác sĩ ở bệnh viện có gì dùng nấy, người thì trải chiếu nằm đất, người dùng bìa carton ngả lưng, có người lại kê ghế hoặc nằm nghiêng trên giường bệnh chật hẹp tranh thủ chợp mắt.
Dù vất vả trong bệnh viện nhưng các y bác sĩ vẫn không quên lan truyền thông điệp phòng dịch tới cộng đồng. (Ảnh: Bệnh viện C Đà Nẵng- Da Nang C Hospital).
Cư dân mạng nghẹn ngào: “Mong các y bác sĩ luôn vững vàng”
Trước những câu chuyện đầy cảm động bên trong Bệnh viện Đà Nẵng những ngày này, cư dân mạng đã không khỏi xúc động, để lại nhiều lời cổ vũ tinh thần cho các y bác sĩ. Bên cạnh đó, họ mong mỗi người hãy nâng cao ý thức của mình hơn để dịch sớm được đẩy lùi. Cùng xem qua một vài bình luận của cư dân mạng nhé:
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).
- “Có ai đọc chuyện về ‘Sương Lùn’ giống tôi không? Cũng vui á. Nên có tâm lý thoải mái để cho gánh nặng công việc đôi phần giảm bớt. Chúc các anh chị mạnh khoẻ và luôn tỉnh táo”.
- “Dễ thương quá, dù tình cảnh khó khăn thì các bác sĩ vẫn lạc quan lắm”.
- “Mong dịch sớm dập tắt cho nhân viên y tế còn có thời gian ngơi nghỉ”.
- “Đọc mà rơi nước mắt, nổi da gà. Chúc các anh chị em, đội ngũ chiến đấu ở tuyến đầu vững tin, vững lòng vì mọi người. Cảm ơn vì tất cả”.
- “Thật sự qua những lần này thấy lo lắng nhiều nhưng cũng kỉ niệm nhiều. Cố gắng lên nhé những thiên thần áo trắng”.
Hãy ở nhà vì bản thân, gia đình và cộng đồng nhé! (Ảnh: Bệnh viện C Đà Nẵng- Da Nang C Hospital).
Dù gặp nhiều khó khăn, vất vả khi bệnh viện bị phong tỏa, song các y bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng vẫn luôn nỗ lực chăm sóc cho người bệnh và thực hiện nghiêm túc các công tác phòng dịch. Hi vọng, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, mọi lo lắng sẽ sớm qua đi và cuộc sống của mọi người sẽ trở lại bình thường.
Sự việc nữ sinh đăng kí hỗ trợ khu cách ly, đại diện trường Duy Tân lên tiếng: Sinh viên An không có lỗi, mọi chuyện đã đi quá xa!
Đại diện phía nhà trường, một bác sĩ - giảng viên khoa Y đã lên tiếng phân trần, cung cấp một góc nhìn thấu đáo.
Vụ việc Trần Huyền Thảo An - nữ sinh khoa Y, trường Đại học Duy Tân đăng kí tham gia phong trào tình nguyện, xung phong hỗ trợ các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng nhưng bị cộng đồng mạng 'ném đá' dữ dội, chỉ trích sử dụng chiêu trò để PR bản thân đang là tâm điểm những ngày qua.
Nhận thấy mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát và đang rơi vào chiều hướng tiêu cực, được sự phân công và cho phép của Khoa Y, giảng viên Huỳnh Lê Thái Bão lên tiếng, chia sẻ bài đăng trên facebook cá nhân: 'Khi kiểm tra các đơn đăng ký, tôi đọc được đăng ký của sinh viên An vào 8h17p sáng 11/3. Việc đăng ký này là có, hoàn toàn không phải bịa chuyện như một số nguồn tin.
Tôi cho rằng sinh viên An không có lỗi gì trong chuyện này vì em ấy không tự đăng hay share bài. Việc chia sẻ các hình ảnh và tin nhắn được các cá nhân và page lan tỏa vì mục đích tốt.
Mặc dù mỗi người có quyền đưa ra nhận định khác nhau nhưng rất mong mọi người giảm bình luận vì qua tiếp xúc tôi nhận thấy sinh viên An và gia đình đang rất áp lực.
Rất mong câu chuyện có thể tạm dừng ở đây, chương trình có thể tiếp tục và sinh viên có thể yên tâm học tập trở lại!'.
Giảng viên khoa Y, bác sĩ Thái Bão.
Được biết, hoạt động đăng kí tham gia phòng chống dịch Covid-19 dành cho sinh viên khoa Y, trường Đại học Duy Tân chỉ mới được phát động, đang trong quá trình nhận hồ sơ đăng kí:
'Khoa Y có mở đơn đăng ký cho các bạn vào ứng tuyển bằng cách điền thông tin và trả lời các câu hỏi và hiểu biết. Tuy nhiên, tất cả thông tin đăng ký được bảo mật, đến thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn chưa công bố ra bên ngoài là ai có đăng ký. Chưa xét và chưa công bố là ai trúng tuyển và được đi'.
Link đăng kí tham gia tình nguyện.
Danh sách sinh viên đăng kí sẽ được lọc theo các tiêu chí khác nhau, người đáp ứng đủ sức khoẻ tốt, có kiến thức về Covid-19, có kĩ năng chuyên ngành và vượt qua các bài kiểm tra cũng như phỏng vấn, trải qua nhiều buổi tập huấn mới chính thức nằm trong đội ngũ hỗ trợ khu vực cách ly.
Giảng viên Huỳnh Lê Thái bão cũng như nhà trường khẳng định: 'Chúng tôi trân trọng các hoạt động tình nguyện, kể cả của bạn An trong bản tin này cũng như các cá nhân sinh viên khác trong và ngoài trường đang làm việc hay thực tập ở khu vực có dịch'.
Nữ sinh Thảo Anh cùng gia đình đang gặp nhiều phiền phức.
Đến thời điểm hiện tại, phong trào ý nghĩa của khoa Y, trường Đại học Duy Tân vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều sinh viên. Chia sẻ quan điểm trên tài khoản cá nhân của mình, anh Thái Bão mong muốn cộng đồng mạng có thêm cái nhìn đa chiều, bớt đi những động thái tiêu cực, tất cả chung tay vì chiến dịch chống Covid-19 của thành phố.
Kỳ Duyên (baodatviet.vn)
Sự thật nữ sinh Y khoa tình nguyện đi chống dịch bị tố bịa đặt Được dân mạng khen nức nở khi tình nguyện tham gia công tác chống dịch, thế nhưng sau đó cô gái lại bị chỉ trích khi mọi người phát hiện sự thật. Cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam đang diễn ra căng thẳng, lực lượng y tá, bác sĩ ngày đêm túc trực hòng đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm...