Đan Mạch và Đức xây dựng đường hầm vượt biển lớn nhất thế giới
Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, hầm vượt biển Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức đã được khởi công xây dựng. Đường hầm này được xem là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với tổng kinh phí lên đến 7 tỷ euro (tương đương 8,2 tỷ USD).
Caption: Hình ảnh mô phỏng đường hầm vượt biển Fehmarnbelt sau khi hoàn thành. Nguồn ảnh: Fehmarn A/S
Đường hầm Fehmarnbelt dự kiến sẽ có chiều dài lên đến 18 km, nằm sâu 40 m dưới eo biển Fehmarn, nối đảo Fehmarn ở phía bắc nước Đức với đảo Lolland của Đan Mạch. Đường hầm này được thiết kể để thay thế cho tuyến phà hiện tại đi từ Puttgarden (Đức) đến Rdby (Đan Mạch) đang phục vụ hàng triệu lượt khách đi lại mỗi năm, tiết kiệm đến hơn 30 phút di chuyển bằng ô tô khi phải mất 45 phút di chuyển bằng phà trong khi đó chỉ mất 7 phút đi tàu hỏa và 10 phút bằng ô tô khi đi qua đường hầm này.
Video đang HOT
Dù đường hầm băng qua eo biển Manche giữa Anh và Pháp được hoàn thành vào 1993 được xem là đường hầm vượt biển lớn nhất châu Âu khi kéo dài đến 50 km với tổng kinh phí lên đến 12 tỷ Bảng Anh ( tương đương 15,5 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) nhưng kỹ thuật xây dựng đường hầm Fehmarnbelt có sự tiến bộ vượt trội so với đường hầm eo biển Manche. Nếu trước đây đường hầm eo biển Manche được xây dựng bằng kỹ thuật khoan ngầm bằng 11 máy khoan ngầm dạng khiên từ hai bờ biển của Anh và Pháp thì đường hầm Fehmarnbelt được thi công bằng cách thả chìm từng đoạn hầm xuống biển và sau đó được ghép nối với nhau.
Bên cạnh đó, đường hầm này có công suất hoạt động hiệu quả hơn khi có thể vừa khai thác đường sắt và đường bộ cùng một lúc, đây được xem là sự tiến bộ kỹ thuật chưa từng có trên thế giới. Tuyến ô tô 2 chiều sẽ được ngăn cách với 2 tuyến đường ray tàu hỏa bằng một hành lang, dùng để thoat hiểm khẩn cấp. Tốc độ tối đa cho phép di chuyển trong đường hầm lên đến 110 km/h, tổng số lượng thép sử dụng trong công trình này gấp 50 lần số thép xây dựng thép Eifflel. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến là 8,29 tỷ USD và mất hơn 8 năm để hoàn thành.
Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của dự án cho biết: “Hiện nay, nếu bạn muốn di chuyển từ thành phố Hamburg đến thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, bạn phải mất 4 tiếng 30 phút di chuyển bằng xe lửa. Nhưng sau khi dự án này hoàn thành, việc di chuyển giữa 2 thành phố lớn này chỉ mất khoảng 2 giờ 30 phút.” Bên cạnh đó, tuyến đường hầm này sẽ giúp giao thông và di chuyển giữa 2 vùng Bắc Âu và Trung Âu trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Đan Mạch có phần lãnh thổ nằm tại Trung Âu và phần lãnh thổ hải đảo gần với các quốc gia Bắc Âu nên quốc gia này được xem là cửa ngõ nối liền khu vực Bắc Âu và Trung Âu. Dự án đường hầm Fehmarnbelt sẽ giúp việc di chuyển từ Trung Âu đến Bắc Âu sẽ giúp quãng đường di chuyển ngắn hơn 160 km.
Dự án đường hầm vượt biển Fehmarnbelt được ký kết giữa Đức và Đan Mạch vào năm 2008. Tuy nhiên, đến hơn một thập kỷ sau công trình mới được khởi công xây dựng vì một số điều luật cần phải được chính phủ 2 nước thông qua cũng như nghiên cứu về sự tác động đến môi trường. Phía Đan Mạch đã sớm phê duyệt dự án nhưng tại Đức, một số công ty khai thác các tuyến phà, các nhóm hoạt động vì môi trường và chính quyền các thành phố đã kháng nghị phê duyệt dự án vì những cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh và những lo ngại về tác động xấu đến môi trường.
CNN cho biết đến cuối năm nay, dự kiến phía Đức sẽ đưa ra phán quyết chính thức về việc khởi công xây dựng đường hầm này. Trong khi đó, bất chấp COVID-19, phía Đan Mạch đã cho khởi công xây dựng đường hầm Fehmernbelt hồi đầu mùa hè 2020 từ phía bờ Đan Mạch. Giám đốc Kushland cho biết ông sẽ tiến hành xây dựng theo tiến độ đã đề ra ở phía Đan Mạch trước khi tiếp tục thi công sâu hơn trong vùng lãnh hải của phía Đức.”
Giới chức EU kêu gọi các nước thành viên thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá
Ngày 8/10, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đưa ra một thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá để có thể nêu vấn đề này với phía Anh trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với đại diện ngoại giao các nước EU, ông Barnier nêu rõ: "Nếu chúng ta muốn một thỏa thuận, chúng ta cũng sẽ cần phải tìm kiếm sự nhất trí về vấn đề đánh bắt cá. Chúng ta cần một sự thỏa hiệp để chuyển cho Anh như một phần của thỏa thuận tổng thể".
Tuy nhiên, ông cảnh báo không nên để quyền đánh bắt cá gây chia rẽ người người dân châu Âu hoặc khiến họ phải nhượng bộ trong các vấn đề then chốt khác. Ông đồng thời khẳng định Brussels vẫn kiên định với các ưu tiên đàm phán như hỗ trợ nhà nước và cơ chế quản lý trong thỏa thuận cuối cùng với Anh.
Quyền đánh bắt cá là mối quan tâm chính của các quốc gia có chung các vùng biển với Anh, gồm Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức và đặc biệt là Pháp - nước luôn giữ lập trường cứng rắn nhất trong vấn đề này. Trong các cuộc đàm phán, phía châu Âu cho tới nay vẫn yêu cầu các tàu của họ sẽ tiếp tục được tự do tiếp cận các vùng biển của Vương quốc Anh, ngay cả sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit) kết thúc vào ngày 31/12 tới. Tuy nhiên, phía Anh lại muốn hạn chế quyền tiếp cận này, đồng thời đề nghị quyền đánh bắt cá trên vùng biển nước này phải được đàm phán lại mỗi năm.
Các nhà ngoại giao cho biết một sự thỏa hiệp giữa các nước châu Âu sẽ đòi hỏi một sự cân bằng khéo léo giữa các nước thành viên EU muốn duy trì quyền tiếp cận hoạt động đánh bắt cá ở vùng nước sâu và các quốc gia khác chú trọng đến việc tiếp cận các vùng nước ven biển.
Trước đó, EU và Anh đã nối lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit tại thủ đô London với hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này. Các cuộc thảo luận dự kiến kéo dài đến ngày 9/10, thời điểm diễn ra cuộc thảo luận giữa Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier và người đồng cấp Anh David Frost.
Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhất trí sẽ đẩy nhanh các cuộc thảo luận nhằm đạt được thỏa thuận trong bối cảnh đàm phán bị đình trệ và thời gian không còn nhiều. EU mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, có 3 vấn đề quan trọng mà hai bên chưa thể thu hẹp bất đồng kể từ khi đàm phán bắt đầu vào tháng 3 vừa qua, bao gồm các quy định hỗ trợ của nhà nước cho các công ty tư nhân, việc phân chia quyền đánh bắt cá và việc giảm sát thỏa thuận.
Cùng ngày, Anh đã công bố hướng dẫn cập nhật về hoạt động qua lại biên giới đối với các doanh nhân và hành khách sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước này rời khỏi EU kết thúc trong năm nay.
Theo hướng dẫn mới, người dân sẽ cần giấy phép vào hạt Kent để đi qua biên giới. Ngoài ra, việc xác nhận thẻ định danh của EU, Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ sẽ không được chấp nhận để nhập cảnh vào Anh, bao gồm cả các tài xế, kể từ tháng 10/2021.
Đan Mạch 'bật đèn xanh' cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 Ngày 1/10, Đan Mạch đã "bật đèn xanh", cho phép tập đoàn Nord Stream AG do Nga đứng đầu vận hành hệ thống đường ống dẫn khí tự nhiên biển Baltic đi qua vùng biển Đan Mạch. Trung tâm kết nối các đường ống dẫn khí đốt của Dự án Dòng chảy phương Bắc. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Dự án mang tên Dòng...