Đan Mạch triển khai UAV giám sát tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương
Đan Mạch chi 2,74 tỷ crown (400 triệu USD) để tăng cường công tác giám sát và do thám tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương bằng máy bay không người lái ( UAV) tầm xa.
Đây là một phần trong thỏa thuận khung rộng hơn của nước này nhằm nâng cao năng lực quốc phòng và đáp ứng các mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Trong thông báo ngày 19/1, Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết các UAV tầm xa sẽ giúp theo dõi các hoạt động quân sự và dân sự tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương, đảm bảo Đan Mạch có thể đáp ứng tốt hơn các mục tiêu của NATO.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 18/1, Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen tuyên bố trong tương lai, Đan Mạch cần phải có trách nhiệm lớn hơn về an ninh đối với toàn bộ khu vực này. Điều này đồng nghĩa với việc Copenhagen cần phải sử dụng sức mạnh nhiều hơn tại Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương.
Biển băng đang thu hẹp dần tại Bắc Cực đã thúc đẩy cuộc chạy đua giữa các cường quốc thế giới giành quyền kiểm soát tài nguyên và các tuyến hàng hải tại đây. Đan Mạch chịu trách nhiệm an ninh và quốc phòng đảo Greenland ở Bắc Cực và quần đảo Faroe ở Bắc Đại Tây Dương – hai vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước này.
Ukraine gặp khó vì loạt xe tăng Leopard châu Âu bị hỏng trước khi ra trận
Hơn một nửa xe tăng chiến đấu Leopard 1A5 mà Đan Mạch viện trợ Ukraine gặp sự cố kỹ thuật. Trước đó, Kiev cũng buộc phải từ chối nhận 10 xe tăng mà Đức cung cấp vì chúng bị hỏng.
BusinessInsider ngày 22/9 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen xác nhận, quá trình bàn giao 20 xe tăng Leopard 1A5 đời cũ cho Ukraine đang gặp một số khó khăn khi 12 trong số chúng bị các sự cố kỹ thuật ở mức độ khác nhau.
Xe tăng Leopard 1 trong một nhà kho ở Bỉ. Ảnh: Reuters
Theo PravdaUkraine, 10 chiếc đã xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine sau lễ bàn giao cách đây ít ngày. Chúng gặp sự cố kĩ thuật nhỏ và đang cần được binh sĩ nước chủ nhà sửa chữa. 10 chiếc còn lại vẫn đang ở Ba Lan và 2 chiếc trong số đó có lỗi "nghiêm trọng".
Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết, quân đội Ukraine được đào tạo vận hành Leopard 1A5 nhưng chưa có thợ cơ khí đủ kinh nghiệm sửa chữa hư hỏng lớn trên mẫu thiết giáp. Bởi vậy, những chiếc gặp sự cố lớn buộc phải được đại tu bên ngoài lãnh thổ Ukraine.
Đan Mạch cùng Đức và Hà Lan hồi tháng 2/2023 công bố thoả thuận chung về việc viện trợ Kiev "ít nhất" 100 xe tăng Leopard 1A5 tân trang, coi mẫu thiết giáp ra đời từ năm 1965 này là cách bổ sung "mạnh mẽ và quyết đoán" cho khả năng phòng thủ của Ukraine.
Một chiếc Leopard 1. Ảnh: Belga
Trước thông tin về sự cố với Leopard 1A5 của Đan Mạch, báo Der Spiegel hôm 19/9 cho biết, Ukraine đã từ chối nhận 10 xe tăng Leopard 1A5 của Đức trong lễ bàn giao ở Ba Lan, sau khi phát hiện những chiếc này bị hư hỏng và Kiev không đủ khả năng tự sửa chữa.
Leopard 1 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên được phát triển cho quân đội Đức kể từ sau Thế chiến II. Leopard 1 nặng 42,2 tấn, được trang bị pháo với rãnh xoắn L7A3 105 mm, hai súng MG-3 hoặc FN MAG, có thể đạt tốc độ tối đa 65 km/h với tầm hoạt động 450-600 km.
So với tăng Leopard 2 mà Đức từng bàn giao với số lượng hạn chế cho Ukraine, mẫu Leopard 1 có trọng lượng nhẹ, hỏa lực yếu và khả năng sống sót kém hơn đáng kể. Đức đã dừng sử dụng Leopard 1 từ đầu những năm 2000.
Giới quan sát cho rằng, việc xe tăng Leopard 1A5 của châu Âu gặp sự cố trước khi ra chiến trường được cho là có thể tác động đến chiến dịch phản công của Ukraine. Sau hơn 3 tháng phản công, Kiev hứng thiệt hại lớn về thiết bị, nhưng chưa đạt đột phá đáng kể
Nga mở rộng sự hiện diện lâu dài ở Bắc Cực Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu giới chức Nga lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu tại các khu vực quân đội Nga hiện diện thường trực ở Bắc Cực. Interfax ngày 21/7 dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu nhà chức trách Nga lập kế hoạch tổng thể về việc xây dựng các khu định cư, bao...