Đan Mạch tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm dễ tổn thương
Ngày 9/8, Cơ quan Y tế Đan Mạch (SST) thông báo thay đổi chiến lược tiêm phòng, theo đó tập trung tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao nhất nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
SST nhấn mạnh trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, nam giới có quan hệ đồng tính, có nhiều bạn tình và các mối quan hệ không lành mạnh có nguy cơ nhiễm bệnh ở mức cao. Vì vậy, nhóm này được khuyến nghị tiêm vaccine phòng bệnh. Quyết định này đã có sự điều chỉnh so với trước đây khi chỉ những người từng tiếp xúc gần với những trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ mới được khuyến cáo tiêm vaccine.
Phó Giám đốc STT Helene Probst nhấn mạnh ngoài trọng tâm chính là phòng ngừa, cách ly và cải thiện khả năng tiếp cận xét nghiệm sàng lọc, STT đang thay đổi chiến lược tiêm phòng. Cơ quan này mong muốn cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Vaccine phòng bệnh đậu mùa Imvanex được sử dụng để tiêm phòng đậu mùa khỉ gồm có 2 mũi, tiêm cách nhau ít nhất 28 ngày. Dự kiến, các nhân viên y tế Đan Mạch sẽ triển khai tiêm mũi đầu tiên cho các nhóm dễ tổn thương vào cuối tuần này.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa gây ra. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là sốt cao, xuất hiện các nốt phồng rộp trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 2 – 3 tuần, đôi khi kéo dài 1 tháng.
Video đang HOT
Ngày 23/7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng do bệnh đậu mùa khỉ. Kể từ đầu tháng 5 đến ngày 7/8, trên 26.500 ca mắc bệnh đã được ghi nhận tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tính hiệu quả và mức độ sẵn có của vaccine đậu mùa khỉ hiện nay
Các cơ quan y tế cảnh báo không nên lặp lại tình trạng phân phối không đồng đều vaccine đậu mùa - loại vacicne được chứng minh là có khả năng bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ - như đã từng xảy ra khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Dịch đậu mùa khỉ bùng phát toàn cầu đã khiến các nước tranh giành liều lượng vaccine. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, kể từ tháng 5, nhiều khu vực trên thế giới đã xảy ra các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Mức độ lây lan tương đối đã nổ ra một cuộc tranh cãi về liều lượng phân bổ vaccine đậu mùa của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic trên toàn cầu.
Được tung ra thị trường với cái tên Jynneos ở Mỹ và Imvanex tại châu Âu, vaccine MBA-BN ban đầu được chế tạo để ngăn ngừa bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy vaccine này cũng đạt hiệu quả trong việc phòng ngừa đậu mùa khỉ do hai loại virus gây ra hai bệnh đều thuộc họ orthopoxvirus.
Olivier Schwartz, người đứng đầu đơn phòng nghiên cứu virus và hệ miễn dịch tại Viện Pasteur của Pháp, cho biết rằng protein của virus gây bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa giống nhau tới 90-95%.
"Sử dụng một loại vaccine tương tự để ngăn chặn virus là một chiến lược đã được chứng minh", chuyên gia giải thích.
Mặc dù chưa có dữ liệu quy mô lớn về khả năng bảo vệ của vaccine Bavarian Nordic trước bệnh đậu mùa khỉ, song các nghiên cứu trước đây chỉ ra vacicne đem đến hiệu quả cao.
"Con số 85% khả năng bảo vệ của vaccine được chứng minh từ các nghiên cứu thực địa vào những năm 1980 và 1990 ở Cộng hòa Dân chủ Congo", ông Schwartz nói.
Ông nói thêm các nghiên cứu trên nhân viên y tế vào năm 2018 và các thí nghiệm trên khỉ đã chỉ ra rằng vaccine của Bavarian Nordic có thể đạt hiệu quả ngay cả khi một bệnh nhân đã mắc bệnh đậu mùa khỉ. Những người đã tiêm một liều vaccine đậu mùa trước năm 1980 cũng có một số khả năng miễn dịch trước bệnh đậu mùa khỉ, mặc dù mức độ và thời gian hiệu quả vẫn chưa được xác định chắc chắn.
Chuyên gia Schwartz nói các nghiên cứu trong những năm 2000 đã phát hiện ra khoảng 30% những người được tiêm chủng cách đó 20 năm có kháng thể chống lại bệnh đậu mùa. Ông nhấn mạnh thêm một liều vaccinetăng cường sẽ kích hoạt lại khả năng miễn dịch tế bào, thậm chí sau 20 đến 40 năm.
Năm 2003, hãng dược phẩm Bavarian Nordic hợp tác với các cơ quan y tế Mỹ và đã cung cấp 30 triệu liều vaccine đậu mùa cho quốc gia này. Kể từ khi bệnh đậu khỉ bắt đầu lây lan ra bên ngoài châu Phi, công ty cho biết họ sẽ cung cấp thêm 7 triệu liều nữa đến đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu hiện có tổng cộng khoảng 16 triệu liều vaccine. Tuy nhiên, số vaccine này chưa được phân liều, đồng nghĩa với việc sẽ mất vài tháng trước khi chúng sẵn sàng sử dụng.
Hiện rất khó để xác định chính xác tỷ lệ vaccine mà các quốc gia nắm giữ vì các quốc gia này từ chối tiết lộ con số.
Về phần mình, hãng dược Bavarian Nordic - có thể sản xuất tới 30 triệu liều vaccine mỗi năm - vẫn kín tiếng về nơi họ sẽ gửi chúng. Ngày 3/8, công ty thông báo sẽ cung cấp 350.000 liều vaccine cho một quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương song không chỉ đích danh quốc gia đó.
Ngoài ra, hai loại vaccine đậu mùa khác là ACAM2000 và LC16 đang được nghiên cứu để xác định mức độ hiệu quả trước bệnh đậu mùa khỉ.
Mỹ đang dự trữ hơn 100 triệu liều ACAM2000, nhưng vaccine này được cho là gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với vaccine thế hệ mới. Các công ty sản xuất ACAM2000 cho biết họ hiện có thể sản xuất hơn 18 triệu liều mỗi năm và có thể tăng lên đến 40 triệu mỗi năm trong trường hợp cần thiết.
Mặc dù là lục địa chiến đấu với bệnh đậu mùa khỉ trong nhiều năm song châu Phi vẫn chưa nhận được bất kỳ liều vaccine nào. Năm nay, châu Phi ghi nhận hơn 3.000 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 70 trường hợp tử vong.
WHO đã kêu gọi các quốc gia có vaccine chia sẻ, kêu gọi thế giới không lặp lại tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo trước đây.
Meg Doherty - Giám đốc chương trình toàn cầu về HIV, viêm gan và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của WHO - ngày 31/7 thông báo 35 quốc gia đã yêu cầu tiếp cận với vaccine đậu mùa khỉ.
Dịch đậu mùa khỉ đạt đỉnh ở Anh? Hôm qua (giờ Việt Nam), Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) cho hay đã ghi nhận "những tín hiệu đầu tiên" cho thấy dịch đậu mùa khỉ ở nước này bắt đầu đạt đỉnh, và mức độ lây lan đang chậm lại. "Trong khi dữ liệu gần đây nhất cho thấy tốc độ bùng phát dịch bệnh đang chậm dần, chúng...