Đan Mạch siết quy chế người tị nạn
Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen tuyên bố nếu số lượng người tị nạn tiếp tục gia tăng, EU sẽ phải điều chỉnh “luật chơi”, hãng tin Đức Deutsche Welle dẫn tin truyền thông Đan Mạch ngày 27.12 cho biết.
Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen – Ảnh: AFP
Từ trước đến nay, Đan Mạch luôn thắt chặt các quy định tiếp nhận người tị nạn. Trong bối cảnh khủng hoảng người tị nạn, Thủ tướng Rasmussen đề nghị nhất thiết phải sửa đổi Công ước Liên hiệp quốc năm 1951 về vấn đề này. “Nếu số lượng người tị nạn vẫn tăng trưởng với tốc độ như hiện nay, đã đến lúc phải suy nghĩ về việc điều chỉnh các quy tắc của trò chơi cho phù hợp tình hình mới”, ông nói.
Khác với Đức và Thụy Điển, trong năm 2015, Đan Mạch gần như không tăng chỉ tiêu số lượng người nhập cư.
Video đang HOT
Theo thủ tướng Đan Mạch, cần phải làm rõ các quyền của người tị nạn tại nước tiếp nhận ban đầu. Ông Rasmussen đã chỉ ra những quy định lỗi thời của Công ước năm 1951, theo đó người nhập cư được phép nộp đơn xin tị nạn (để được hưởng một số quy chế có lợi) ở châu Âu, thậm chí sau khi đã định cư nhiều năm ở một quốc gia thuộc châu lục này.
Gần đây, Đan Mạch siết chặt đáng kể các quy định về chấp nhận người tị nạn nhập cư, làm dấy lên những chỉ trích của các tổ chức từ thiện. Từ nay, phải sau ba năm kể từ khi được chấp nhận nhập cư Đan Mạch, người tị nạn mới có thể bảo lãnh cho người thân của mình tới Đan Mạch sinh sống.
Ngoài ra, cảnh sát có quyền lục soát hành lý của người tị nạn để kiểm tra xem tiền và vật có giá trị mà họ mang theo có đủ để trang trải cuộc sống trong thời gian đầu ở Đan Mạch hay không.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Chịu tai tiếng tránh thua thiệt
Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi, đa số cử tri Đan Mạch quyết định tiếp tục giữ khoảng cách chứ không xích lại gần hơn nữa với EU.
Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen rời phòng bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở trường Nyboder tại thủ đô Copenhagen ngày 3.12.2015 - Ảnh: Reuters
Cụ thể là Đan Mạch vẫn giữ nguyên những đặc quyền đặc lợi về chính sách đối nội, an ninh và tư pháp.
Khi xưa, EU buộc phải dành cho Đan Mạch những ưu đãi riêng này để đổi lấy sự phê chuẩn của họ đối với Hiệp ước Maastricht. Khi ấy, người dân Đan Mạch đã có tâm lý lo ngại bị thua thiệt trong trường hợp liên kết chặt chẽ hơn và thực chất hơn với EU nên đã đặt những điều kiện tiên quyết cho EU. Bây giờ, EU đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức mới và nội bộ phân rẽ, cái tâm lý lo ngại bị thua thiệt kia càng thêm phổ biến ở nước này.
Cử tri Đan Mạch muốn tránh bị thua thiệt nhưng đất nước này không tránh khỏi bị tai tiếng. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn, phải cùng lúc đối mặt với nhiều thách thức như hiện tại, EU lại càng cần đến sự đồng thuận hài hòa trong nội bộ, sự hậu thuẫn mạnh mẽ của tất cả các thành viên cho những dự án hợp tác và liên kết chung, thể hiện thái độ tin tưởng và lạc quan về tương lai của EU.
Vậy mà giống như Anh, Đan Mạch đã không xích lại gần EU thêm mà tiếp tục chủ ý chỉ tận lợi chứ không đóng góp, chỉ tham gia ở mức độ cần thiết tối thiểu chứ không tối đa như có thể.
Khi xưa, nước này đã bị tai tiếng là ích kỷ và vụ lợi trong EU. Bây giờ, cái tai tiếng ấy càng thêm nặng và thêm có cơ sở. Nhưng thật ra EU phải chấp nhận điều này chứ không bị bất ngờ bởi Đan Mạch lâu nay vẫn hành xử theo phương châm thà chịu tai tiếng chứ không chấp nhận bị thua thiệt.
La Phù
Theo Thanhnien
Hoàng tử nhí Đan Mạch suýt chết đuối trên biển Hoàng tử Christian, người thừa kế ngai vàng của Đan Mạch, được giải cứu sau khi gặp phải một con sóng dữ trên bãi biển Australia. Hoàng tử Christian cùng cha mẹ và em gái. Ảnh: Rex 7News đưa tin cậu bé 10 tuổi được giải cứu hôm 17/12 ở bãi biển Mermaid, thành phố Gold Coast, miền đông Australia. Con trai của...