Đan Mạch ngừng sử dụng vĩnh viễn vaccine AstraZeneca
Đan Mạch ngày 14/3 thông báo sẽ trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ngừng sử dụng vĩnh viễn vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca do tác dụng phụ máu đông được cho là hiếm gặp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong số những người được tiêm vaccine COVID-19 ở Đan Mạch, 15% sử dụng vaccine AstraZeneca. Ảnh: NYTimes
Theo tờ New York Times, lãnh đạo Cơ quan Y tế Đan Mạch Soren Brostrom cho biết quốc gia này có thể ngưng sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca vì đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 và có thể chỉ cần phụ thuộc vào hai loại vaccine của Pfizer và Moderna.
Tiến sĩ Brostroem giải thích: “Dựa trên những phát hiện khoa học, đánh giá chung mà chúng tôi nhận thấy nguy cơ thực sự từ các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng vaccine AstraZeneca. Do đó, chúng tôi đã quyết định loại vaccine của hãng ra khỏi chương trình tiêm chủng của quốc gia”.
Ông nói thêm: “Nếu Đan Mạch ở trong một tình huống hoàn toàn khác và hứng chịu làn sóng dịch bệnh thứ 3, dẫn đến hệ thống chăm sóc sức khỏe chịu nhiều sức ép, thì tôi sẽ không ngần ngại sử dụng lại loại vaccine này”.
Video đang HOT
Thông báo của Đan Mạch là một đòn giáng khác đối với vaccine AstraZeneca – một loại vaccine dễ bảo quản và giá thành tương đối rẻ, được kỳ vọng là nền tảng của các chiến dịch tiêm chủng trên khắp thế giới.
Trước đó, từ ngày 11/3, Đan Mạch cùng với Iceland và Na Uy đã đình chỉ việc sử dụng loại vaccine này. Theo sau là một số quốc gia châu Âu khác, bao gồm Pháp, Đức và Italy.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu – đơn vị quản lý thuốc của Liên minh châu Âu (EU) – sau đó đã khuyến nghị các quốc gia vẫn nên tiếp tục sử dụng vaccine do lợi ích mà vaccine đem lại vượt xa bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đối với con người. Tuần trước, cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu đã liệt kê tình trạng đông máu là tác dụng phụ cực kỳ hiếm của vaccine AstraZeneca.
Một số quốc gia sau thời gian tạm ngưng đã bắt đầu tái sử dụng loại vaccine trên song hạn chế về đối tượng được tiêm. Như trường hợp tại Anh, quốc gia này cho biết sẽ đề nghị tiêm loại vaccine khác cho những người dưới 30 tuổi.
Các quan chức y tế cộng đồng đã cảnh báo rằng việc tạm dừng sử dụng các loại vaccine của AstraZeneca hay của Johnson & Johnson đem đến hại nhiều hơn lợi. Họ lưu ý trong số bảy triệu người được tiêm vaccine Johnson & Johnson ở Mỹ, chỉ có 6 người gặp tác dụng phụ đông máu hiếm gặp. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chỉ ở mức dưới một phần 1 triệu. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực nào chứng minh tiêm vaccine có mối liên quan trực tiếp tới hiện tượng đông máu hay không.
Đan Mạch với dân số 5,8 triệu người là một trong những quốc gia châu Âu kiểm soát tốt đại dịch. Theo Viện Huyết thanh Đan Mạch, gần một triệu người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, với 77% trong số đó là vaccine của Pfizer, 15% là vaccine AstraZeneca và 8% còn lại là vaccine Moderna.
Australia, Canada trấn an về vaccine AstraZeneca
Australia, Canada khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và sẽ tiếp tục được sử dụng, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vì lo nguy cơ đông máu.
"Chúng tôi không có kế hoạch ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca và sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng loại vaccine này", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói hôm 16/3, thêm rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã xác nhận vaccine AstraZeneca có hiệu quả và an toàn.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cho biết giới chức y tế nước này bảo đảm mọi loại vaccine Covid-19 đang triển khai đều bảo đảm an toàn, trong đó có vaccine AstraZeneca. "Chúng tôi đang theo dõi tình hình với một lô vaccine cụ thể ở châu Âu và có thể bảo đảm với người dân Canada rằng không có liều vaccine AstraZeneca nào nằm trong lô đó", ông cho hay hôm 15/3.
Vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Phát biểu được đưa ra sau khi Đức, Pháp, Italy và nhiều nước châu Âu đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại tình trạng đông máu được báo cáo ở Đan Mạch và Na Uy.
WHO khẳng định loại vaccine này vẫn an toàn và khuyến cáo các nước tiếp tục sử dụng, thêm rằng các chuyên gia vaccine đang xem xét dữ liệu và sẽ họp trong hôm nay. EMA dự kiến tổ chức cuộc họp đặc biệt về vaccine AstraZeneca ngày 18/3.
Giới chức Australia cho biết phần lớn trong 25 triệu dân sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca và nước này đã đặt mua gần 54 triệu liều, cùng khoảng 50 triệu liều được sản xuất trong nước từ cuối tháng 3. Australia khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc hồi tháng trước, trong đó vaccine AstraZeneca được sử dụng từ tuần trước. Canberra đặt mục tiêu toàn bộ dân số sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine trước tháng 10.
Canada phê chuẩn vaccine AstraZeneca hồi tháng 2 và đã đặt mua 20 triệu liều, cùng hai triệu liều thông qua thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Anh và Liên minh châu Âu (EU). Tính đến ngày 10/3, khoảng 5 triệu người ở châu Âu đã được tiêm loại vaccine này. Công ty dược AstraZeneca khẳng định vaccine Covid-19 của họ an toàn, dựa trên kết quả tiêm chủng cho 17 triệu người ở Anh và Liên minh châu Âu.
Đức, Pháp, Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca Indonesia hoãn tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca WHO điều tra máu đông sau khi tiêm vaccine AstraZeneca AstraZeneca tuyên bố vaccine không tăng nguy cơ đông máu
WHO khẳng định không có lý do để ngừng tiêm vaccine AstraZeneca Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không có lý gì để ngưng tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau khi một quốc gia ngừng tiêm vaccine này. Phát ngôn viên của WHO Margaret Harris hôm 12/3 cho biết một ủy ban cố vấn chuyên gia của WHO đang xem xét vaccine của AstraZeneca. Nhưng bà Harris khẳng định không có lý...