Đan Mạch mua sonar Mỹ đối phó Nga
Hải quân Đan Mạch vừa ký hợp đồng trị giá 190 triệu USD với Mỹ mua hệ thống sonar làm nhiệm vụ đề phòng Nga tại Bắc Cực.
Quyết định mua sắm nhằm tăng cường khả năng phát hiện và giám sát hoạt động tàu ngầm đối phương hoạt động tại Bắc Cực của phi đội trực thăng MH-60R Seahawk. “Đây là một phần nằm trong kế hoạch hiện đại hóa Hải quân của Đan Mạch”, Đô đốc Torben Mikkelsen thuộc Hải quân Đan Mạch cho biết.
Những sonar mới sẽ tăng cường khả năng tác chiến của Đan Mạch kết hợp cùng với nỗ lực của NATO trong nhiệm vụ giám sát hạm đội tàu ngầm Nga hoạt động ở Biển Baltic, quanh Greenland và Quần đảo Faroe, cũng như ở khu vực Bắc Cực.
Mục đích mua vũ khí Mỹ của Đan Mạch đã khá rõ ràng nhưng Copenhagen khó có thể đạt được mục đích của mình dù phối hợp hoạt động cùng NATO bởi binh lực quá mạnh của Nga được triển khai ở khu vực này.
Trực thăng MH-60R Seahawk.
Trong vài năm qua, Nga đã tăng tốc trong việc tăng cường hiện diện và khẳng định chủ quyền ở Bắc Cực. Moscow đã xây dựng hàng loạt cơ sở nghiên cứu, khai phá tiềm năng kinh tế (đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt) của vùng đất lạnh lẽo này; đồng thời khôi phục hàng loạt các căn cứ hải quân, không quân và lục quân trên bờ biển và các đảo Bắc Cực, từ mũi Đất Franz-Josef cho đến eo biển Bering; tăng cường binh lực và vũ khí trang bị đến vùng cực.
Trong 2 năm 2016-2017, Nga đã hoàn thành việc tu bổ 6 sân bay quân sự cũ ở vùng Cực. Tại hai phi trường này đều đã được triển khai các chiến đấu cơ tối tân nhất của Nga, bao gồm cả tiêu kích đánh chặn tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay là MiG-31.
Ngoài ra, Nga còn thường xuyên điều các máy bay ném bom chiến lược, có khả năng hoạt động tốt ở các khu vực lạnh lẽo như Tu-95MS đến tuần tra Bắc Cực. Sự hiện diện của chúng là lá chắn vững chắc bảo vệ khu vực này trước những con mắt nhòm ngó của các đối thủ.
Video đang HOT
Khâu bảo vệ không phận Bắc Cực sẽ do hệ thống radar tiên tiến Podsolnukh đảm trách. Hệ thống này có thể phát hiện, theo dõi và phân loại đến 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không, thông báo cho các tàu phòng thủ hải quân và tổ hợp tên lửa ven biển.
Trong những năm qua, tàu chiến của Hạm đội Phương Bắc – lực lượng hùng mạnh nhất của Hải quân Nga đã thường xuyên thực hiện các chuyến đi trong khu vực Tuyến đường biển phương Bắc, bảo vệ chủ quyền và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền Nga ở Bắc Cực.
Đến năm 2020, trong thành phần của Hạm đội Bắc sẽ có sự tham gia của những chiến hạm mới có sức mạnh hủy diệt là 6 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa hành trình), các tàu ngầm thông thường và 13 chiến hạm mặt nước, với các chức năng khác nhau.
Ngoài ra, Nga sẽ mang tới đây những hệ thống phòng không tối tân, đa tầng, đa lớp để bảo vệ không phận Bắc Cực như các hệ thống tên lửa S-300, S-400, Pantsir-S, Tor-M2E… Kết hợp với MiG-31 và Tu-95, biến vùng trời Bắc Cực thành khu vực bất khả xâm phạm của Nga.
Với sự tăng cường lực lượng tối đa và những vũ khí tiên tiến nhất của mình, quân đội Nga đang bày tỏ sự tự tin có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào trong khu vực này.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tương quan bất ngờ giữa thử nghiệm tên lửa Nga, Mỹ hé lộ xu thế mới của thế giới
Các vụ thử tên lửa mới đây của cả Nga và Mỹ cho thấy bóng dáng của một cuộc chạy đua vũ trang đang lan rộng toàn cầu.
Viện Hải quân Mỹ nhận định, các vụ thử tên lửa gần đây của Nga ở gần Arkhangelsk và Mỹ, bên ngoài bờ biển California - là dấu hiệu về một cuộc chạy đua đang tăng tốc giữa các siêu cường nhằm đa dạng hóa các năng lực chiến đấu.
Theo ông Tom Karako, giám đốc Dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cả hai cuộc thử nghiệm đều liên quan tới các loại tên lửa và mục đích khác nhau; tuy nhiên chúng lại liên hệ với nhau ở một ý nghĩa rộng lớn - đó là việc các nước không ngừng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển và đạt được các hệ thống tên lửa mới.
Một tên lửa được phóng đi từ Khu phóng thử tên lửa tầm trung Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii. Tàu khu trục USS John Finn phát hiện và theo dõi các tên lửa mục tiêu với radar AN/SPY-1, sử dụng hệ thống vũ khí Aegis Baseline 9.C2 (ảnh: Hải quân Mỹ)
"Điều chúng ta đang thấy đó là sự trỗi dậy toàn cầu của nguồn cung cấp và nhu cầu đối với rất nhiều các hệ thống tên lửa. Đó không chỉ là Nga và Trung Quốc, cả Mỹ cũng đang cho ra đời các loại tên lửa mới; trong khi các đồng minh và bạn bè của chúng ta [Mỹ] đang tìm kiếm nhiều hệ thống tên lửa phục vụ cho các mục đích khác nhau như tên lửa đạn đạo, hành trình...", ông Karako nói. "Vì vậy nó giống như một thời kỳ phục hưng tên lửa vậy. Do đó, chúng ta đang chứng kiến một loạt những liên kết và tiếp nối giữa tất cả các câu chuyện tên lửa này".
Theo hầu hết các chuyên gia, Nga đang thử nghiệm một động cơ tên lửa hành trình năng lượng hạt nhân khi vụ nổ xảy ra tại một cơ sở thử nghiệm vào ngày 8/8 ở vùng Arkhangelsk.
Vụ thử nghiệm của Nga liên quan tới quãng đường di chuyển của tên lửa chứ không phải là tốc độ. Đối ngược lại, tên lửa Mỹ phóng đi là Tomahawk Block IV với tầm bay hơn 500km từ thiết bị phóng MK-41. Nó cũng giống như các vụ phóng tên lửa từ tàu tuần dương và tàu khu trục của hải quân Mỹ, nhưng lần này là từ thiết bị phóng di động. Không lâu trước đó, Mỹ đã tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - vốn cấm triển khai tên lửa tầm trung phóng đi từ mặt đất.
Theo ông Karako, điều quan trọng là không nên chỉ tập trung vào một vụ thử nghiệm hoặc một loại tên lửa mà cần phải đặt các hành động của Nga và Mỹ vào trong bối cảnh nhiều quốc gia cùng đang phát triển các hệ thống tên lửa. Ngoài ra, chúng cũng hé lộ một số liên minh tên lửa trên thế giới.
Mặc dù không đưa ra bình luận chính thức về vụ phóng thử tên lửa của Nga; nhưng Bắc Kinh lại có những phản ứng khá rắn trong trường hợp của Mỹ.
Lộ lý do Đức kề cận "suy thoái", quyết định bên nào chiến thắng trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Hủy bỏ thăm Đan Mạch, TT Trump "dỗi" vì không mua được đất?
"Chúng tôi nhận được các thông tin liên quan. Chưa đầy ba tuần sau khi Mỹ công bố rút khỏi INF vào ngày 2/8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành thử tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất từng bị cấm theo hiệp ước. Điều này cho thấy ý định thực sự của Mỹ là trở nên không bị ràng buộc bởi hiệp ước, cho phép họ có thể toàn lực phát triển tên lửa tối tân và đơn phương gia tăng sức mạnh quân sự", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng cho hay. "Động thái của Mỹ chắc chắn sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới, dẫn tới leo thang đối đầu quân sự và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho an ninh quốc tế và khu vực".
Cuộc chạy đua vũ trang mà phát ngôn viên Cảnh Sảng đề cập tới có vẻ như đã diễn ra. Theo ông Karako, các nước đang tìm cách sử dụng các hệ thống phóng tên lửa và phòng thủ tên lửa khác nhau. Nhật Bản và Ba Lan chuẩn bị sở hữu tên lửa JASM ER. Một số nước bày tỏ sự quan tâm với năng lực đa nhiệm vụ của tên lửa SM-6. Các nước khác, đặc biệt là các quốc gia sản xuất dầu mỏ lại muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hoặc THAAD...
"Đây là một lĩnh vực kinh doanh lớn; là một xu thế đa quốc gia thu hút không chỉ Mỹ, bạn bè, đồng minh mà cả đối thủ", ông Karako nhận xét.
Về phần Nga, Moscow hầu như không hé lộ tin tức gì về vụ thử nghiệm ngày 8/8. Số lượng người thiệt mạng từ vụ việc đã lên tới 5 người trong khi mức độ phóng xạ gia tăng đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, sau vụ nổ, Nga đã đóng cửa vùng biển khu vực trong ít nhất một tháng và bốn trạm giám sát hạt nhân của Nga lại bất ngờ không có động tĩnh gì.
Người Nga có thể "kín miệng" về vụ thử nghiệm, nhưng ông Karako cho rằng, nếu họ đang phát triển một động cơ tên lửa hành trình năng lượng hạt nhân, sẽ không khó để tìm ra mục đích của loại vũ khí này.
"Lợi thế lớn nhất của một tên lửa hành trình năng lượng hạt nhân là tầm di chuyển của nó", ông Karako nói. "Nó không cần thiết phải bay nhanh... nhưng nó được cho là sẽ hữu dụng khi di chuyển một quãng đường xuyên lục địa, hay bay vòng quanh hệ thống phòng thủ; hoặc bay vòng quanh một hạm đội và tấn công từ phía sau".
Phương Đỗ
Theo toquoc
Đan Mạch công bố hình ảnh nghi phạm trong vụ nổ thứ hai tại Copenhagen Ngày 10/8, cảnh sát Đan Mạch đã công bố hình ảnh của nghi phạm trong vụ nổ bên ngoài một đồn cảnh sát ở quận Norrebro tại thủ đô Copenhagen trước đó cùng ngày. Hiện trường vụ nổ bên ngoài đồn cảnh sát ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 7/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Theo cảnh sát, "nghi phạm là một thanh niên trong độ tuổi...