Đan Mạch mời thầu dự án 9 GW điện gió ngoài khơi
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Đan Mạch thông báo quốc gia Bắc Âu này sẽ khởi động các cuộc đấu thầu công khai cho dự án 9 gigawatt (GW) điện gió ngoài khơi trong năm nay, với mục đích tăng công suất gió lên gấp 5 lần đến năm 2030.
Thông báo này được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đình chỉ các dự án lắp đặt các trang trại gió mới vào tháng trước.
Ngoài đấu thầu công khai, Đan Mạch còn cho phép các công ty năng lượng nộp đơn tự nguyện lắp đặt các dự án năng lượng tái tạo theo “kế hoạch mở”.
Những dự án lắp đặt các trang trại gió mới bị đình chỉ
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào tháng trước, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã đình chỉ việc xử lý các dự án lắp đặt các trang trại gió mới ngoài khơi và các dự án năng lượng tái tạo khác. Quyết định này vấp phải luồng chỉ trích từ ngành công nghiệp gió.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Đan Mạch cho biết nguyên nhân của việc đình chỉ do lo ngại nước này có thể vi phạm các quy tắc viện trợ của EU thông qua việc trao quyền cho các công ty năng lượng lắp đặt các trang trại gió dưới đáy biển Đan Mạch mà không yêu cầu họ thanh toán các khoản phí này.
Bất chấp việc đình chỉ, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch hiện có 33 đơn đăng ký đang được xem xét, 25 đơn trong số đó đã được tiếp nhận kể từ tháng 4 năm ngoái. Đó là một con số đáng kể so với những năm trước.
Chính quyền Đan Mạch đang làm việc với Ủy ban châu Âu để giải quyết vấn đề
Nhìn chung, Đan Mạch vẫn là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, là quê hương của những gã khổng lồ trong ngành này như Vestas và Orsted. Các nhà chức trách Đan Mạch hiện đang làm việc với Ủy ban châu Âu để giải quyết vấn đề này, đồng thời cho phép nước này tiếp tục quá trình chuyển đổi năng lượng. Việc triển khai đấu thầu công khai các dự án điện gió ngoài khơi là một bước tiến đáng khích lệ đối với Đan Mạch và toàn châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo không thông qua đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đơn gia nhập NATO của 2 nước Bắc Âu có thể được đánh giá riêng vì Ankara nhận thấy có sự tích cực hơn từ Phần Lan.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu. Ảnh: AA
Theo hãng thông tấn Anadolu, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/2 đã cảnh báo về việc thực hiện các cam kết của Thụy Điển và Phần Lan liên quan đến nỗ lực gia nhập NATO của họ, nói rằng không thể chấp thuận đề xuất của Thụy Điển "mà không thấy sự tiến bộ".
"Liên quan đến tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ rất rõ ràng và minh bạch", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, người đã đến Ankara để thể hiện sự đoàn kết sau trận động đất xảy ra vào đầu tháng này.
Lưu ý rằng chủ nghĩa khủng bố là một trong hai mối đe dọa chính đối với NATO, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ muốn hai quốc gia Bắc Âu đáp ứng những lo ngại của Ankara về cuộc chiến chống khủng bố.
Dù ghi nhận lập trường "kiên quyết" của chính phủ mới ở Thụy Điển, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thụy Điển đã "sửa đổi hiến pháp và một số luật, đặc biệt là luật chống khủng bố", nhưng ông Cavusoglu nêu rõ kể từ khi ký kết bản ghi nhớ ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào tháng 6/2022, "Thụy Điển chưa thực hiện bất kỳ bước nào theo cam kết".
"Mục đích của sửa đổi trên, như đã nêu rõ trong biên bản ghi nhớ, là ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp như tài trợ khủng bố, tuyển mộ người cho tổ chức khủng bố và tuyên truyền khủng bố", ông Cavusoglu nói, nhắc nhở rằng "các hoạt động khủng bố như vậy vẫn tiếp diễn ở Thụy Điển".
Ông Cavusoglu tuyên bố: "Có những cam kết (của Thụy Điển và Phần Lan) về tư cách thành viên NATO. Chúng tôi không thể nói 'có' với tư cách thành viên NATO của Thụy Điển mà không thấy các bước tiến bộ nào. Mọi người nên thấy rõ ràng rằng Thụy Điển đang không thực hiện nghĩa vụ của mình".
Ông Cavusoglu cũng thông báo vòng 3 của cuộc họp theo cơ chế 3 bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển liên quan đến tiến trình gia nhập NATO sẽ được tổ chức vào ngày 9/3 tới. Chỉ ra rằng cơ chế này không chỉ dành cho đàm phán, ông Cavusoglu cho biết nó được thành lập để đánh giá liệu bản ghi nhớ ba bên có được thực hiện hay không.
Cuộc họp đầu tiên của cơ chế trên diễn ra vào ngày 26/8/2022 tại Phần Lan, trong khi cuộc họp thứ hai diễn ra vào ngày 26/11/2022 tại Stockholm.
Thụy Điển và Phần Lan đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5 năm ngoái, từ bỏ hàng thập kỷ không liên kết quân sự, một quyết định được thúc đẩy bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine, bắt đầu vào ngày 24/2/2022. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO - đã phản đối, cáo buộc hai nước dung túng, thậm chí hỗ trợ các nhóm mà Ankara cáo buộc là "khủng bố".
Quốc gia thành viên NATO có thể trì hoãn bỏ phiếu kết nạp Thụy Điển, Phần Lan Các nhà lập pháp của thành viên "cứng rắn" này có thể cần thêm thời gian để xem xét các hồ sơ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan. Thủ tướng Hungary Viktor Orban duyệt đội danh dự khi ông đến thăm Vienna vào tháng 7/2022. Ảnh: Getty Images Theo đài RT, Chánh...