Đan Mạch đưa hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed vào sách giáo khoa?
Một số nghị sĩ Đan Mạch đã đề xuất phương án đưa vụ thảm sát tại tòa soạn châm biếm Charlie Hebdo ở Paris và hình ảnh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed vào trong chương trình sách giáo khoa dạy học sinh.
Theo tờ Washington Post, các lãnh đạo đảng đối lập tại Đan Mạch đã đồng thuận đưa những hình ảnh biếm họa gây tranh cãi được phát hành lần đầu tiên trên tờ Jyllands-Posten vào chương trình sách giáo khoa giảng dạy trong trường học. Trong đó, cả Đảng Nhân dân Bảo thủ và Đảng Nhân dân Đan Mạch đều lên tiếng ủng hộ đề xuất trên.
“Việc đưa những hình ảnh biếm họa trở thành một phần nội dung trong sách giáo khoa là lẽ tự nhiên”, hãng tin Fox News dẫn lời phát ngôn viên Đảng Nhân dân Bảo thủ, bà Mai Mercad.
Vẽ hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed trở thành một trong những đề tài của nhiều họa sĩ.
Tờ Jyllands-Posten đã khơi dậy làn sóng tranh cãi lần đầu tiên vào tháng 9/2005 sau khi cho phát hành một loạt hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed, bao gồm bức hình lãnh đạo hồi giáo đặt một quả bom trên chiếc khăn đội đầu.
Video đang HOT
Việc vẽ hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed đã trở thành một trong những chủ đề yêu thích của nhiều họa sĩ bao gồm các biên tập viên làm việc tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, Pháp. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồi giáo trên thế giới. Do đó, giống như Charlie Hebdo, các nhân viên làm việc tại Jyllands-Posten cũng từng nhận được nhiều lời đe dọa tấn công lấy mạng.
Theo Đảng Nhân dân Bảo thủ, các giáo viên trong trường có thể tự do lựa chọn nên hay không in những hình ảnh biếm họa vào sách giáo khoa và dạy trong tiết học lịch sử. Còn Đảng Nhân dân Đan Mạch thì cho rằng việc giảng dạy kèm hình ảnh biếm họa cần được thực hiện và coi như một phần của giáo dục tín ngưỡng.
Thực tế, trong những năm qua, một số trường học tại Đan Mạch đã đưa hình ảnh biếm họa vào chương trình giảng dạy cho học sinh cấp hai song không phải bắt buộc.
Ông Dennis Hornhave Jacobsen, Chủ tịch Hiệp hội giáo viên nghiên cứu xã hội và lịch sử Đan Mạch cho rằng việc đưa hình biếm họa vào chương trình sách giáo khoa là một ý tưởng tồi bởi “nó sẽ đặt dấu chấm hết cho mọi cuộc thảo luận trong thực tế về sự tự do quan điểm bởi học sinh cho rằng vẽ biếm họa Nhà tiên Muhammed là điều không đúng”.
Chia sẻ với BBC, ông Claus Hjortdal thuộc Hiệp hội Hiệu trưởng Đan Mạch nhấn mạnh việc cho in hình ảnh biếm họa vào sách giáo khoa sẽ chỉ dẫn tới tình trạng học sinh bắt nạt nhau ngày càng gia tăng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Fox News, một kênh tin tức truyền hình cáp thuộc sở hữu của Fox Entertainment Group. Tính tới tháng 4/2009, Fox News đã phát sóng tới 102 triệu hộ gia đình tại Mỹ cũng như khách hàng quốc tế từ trụ sở chính tại thành phố New York.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infonet
TBT Charlie Hebdo lý giải về biếm họa nhà tiên tri Mohammed
Ông Gerard Biard cho rằng, việc tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed cũng chỉ nhằm bảo vệ tự do tôn giáo.
Tuyên bố của ông Biard được đưa ra trong bối cảnh có những tranh cãi gay gắt về việc tạp chí Charlie Hebdo trong số mới nhất của mình kể từ sau vụ tấn công ngày 7/1 lại tiếp tục đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed (một hành động mà người Hồi giáo cho là xúc phạm đến họ).
Việc tạp chí Charlie Hebdo lại đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed lên trang bìa của tạp chí này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều nhà thờ tại Niger bị thiêu rụi trong ngày 17/1 trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của tờ tạp chí này.
Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo dự lễ tang của các đồng nghiệp
Nhiều quốc gia Hồi giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với quyết định của tạp chí Charlie Hebdo. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu cũng đã phải tăng cường các biện pháp an ninh và đã bắt giữ rất nhiều kẻ được cho là lên kế hoạch tấn công "giống như vụ Charlie Hebdo".
Phát biểu trên kênh truyền hình NBC ngày 17/1, ông Biard nhấn mạnh: "Mỗi lần chúng tôi vẽ biếm họa nhà tiên tri Mohammed, mỗi lần chúng tôi vẽ ông hay vẽ đức Chúa trời là chúng tôi đang bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
Ông Biard cũng nói thêm rằng: "Chúng tôi khẳng định Chúa không phải là một nhân vật chính trị hay một người nổi tiếng. Ông ấy là của riêng mọi người và vì thế việc chúng tôi làm là để bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
"Đúng là việc vẽ tranh biếm họa cũng thể hiện quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đến quyền tự do tôn giáo và các vấn đề tôn giáo không thể được coi là vấn đề chính trị", ông Biard nói.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Biard cũng vấp phải những phản ứng của những người xem truyền hình, những người muốn ông bàn về tuyên bố của Giáo hoàng Francis, người đã lên án việc giết hại người khác nhân danh Chúa nhưng cũng cho rằng tự do ngôn luận cũng phải có giới hạn và không được phép xúc phạm đến tôn giáo của người khác./.
Trần Khánh
Theo VOV
Sau khi đăng biếm họa của Charlie Hebdo, báo Đức bị phóng hỏa Sau khi tờ báo Hamburger Morgenpost (Đức) đăng lại các hình biếm hoạ về Nhà tiên tri Mohammed của tạp chí biếm họa Charlie Hebdo (Pháp), tòa soạn báo này đã bị phóng hỏa. Báo Tiền phong dẫn tin từ tờ Daily Mail, tòa soạn của tờ Hamburger Morgenpost (Đức) đã bị những kẻ lạ mặt ném đá và phóng hỏa vào vào...