Đan Mạch đệ đơn xin mở rộng chủ quyền trên Bắc Cực
Ngày 15/12, Đan Mạch đã đệ đơn lên Liên hợp quốc ( LHQ) xin mở rộng chủ quyền từ vùng lãnh thổ ở đáy biển Bắc Cực ra ngoài phạm vi vùng kinh tế 200 hải lý tính từ đường bờ biển.
Vùng đất Đan Mạch xin mở rộng chủ quyền (đường đứt đoạn) (Ảnh BBC)
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard khẳng định quyết định khẳng định chủ quyền của nước này là một “cột mốc lịch sử và quan trọng”.
Hiện cả Canada và Nga đều có những tuyên bố khẳng định chủ quyền trên một số khu vực ở Bắc Cực.
Để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp dẫn đến xung đột, LHQ đã thành lập một Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề này.
Video đang HOT
Một nhóm đại diện của phái bộ Đan Mạch ở LHQ đã trình lên Ủy ban nêu trên ba chiếc hộp hôm 15/12.
Ngoại trưởng Lidegaard cho biết ba chiếc hộp trên có dữ liệu được thu thập từ năm 2002 kể từ khi nước này khẳng định chủ quyền một vùng đất rộng 895.000 km2 ở Bắc Cực.
Trong khi đó, người phát ngôn của LHQ cho biết 21 thành viên của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ sẽ phân tích những bằng chứng khoa học mà Đan Mạch đưa ra trước khi đưa ra quyết định có công nhận chính thức đơn xin mở rộng chủ quyền của quốc gia Bắc Âu này tại Bắc Cực hay không.
Nếu đề nghị mở rộng chủ quyền của Đan Mạch được công nhân, các nước liên quan đến vấn đề này sẽ phải đàm phán trực tiếp với nhau theo quy định.
Năm 2008, Đan Mạch cùng với Nga, Na Uy, Canada và Mỹ từng khẳng định sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Bắc Cực thông qua Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc.
Giới quan sát đánh giá động thái nêu trên của Đan Mạch có thể sẽ làm dấy lên những căng thẳng vốn có giữa nước này với Canada và Nga liên quan tới chủ quyền trên Bắc Cực, khi mà vùng đáy biển mà Đan Mạch vừa tuyên bố mở rộng chủ quyền chồng lấn với khu vực mà Nga và Canada cũng khẳng định chủ quyền.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Thụy Điển, Đan Mạch triệu các đại sứ Nga về sự cố hàng không
Theo AFP, ngày 15/12, Thụy Điển và Đan Mạch đã triệu các đại sứ của Nga đến để phản đối vụ máy bay do thám Nga suýt va chạm với một máy bay thương mại, một dấu hiệu nữa cho thấy tình hình căng thẳng quân sự đang gia tăng ở khu vực Baltic.
Ảnh minh họa. (Nguồn: airnation.net)
Phát biểu với hãng tin Ritzau, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard nhấn mạnh: "Việc khiến cho tính mạng dân thường gặp nguy hiểm theo cách này là hoàn toàn phi lý... Tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận với người Nga để hạn chế những chuyến bay kiểu này."
Trong khi đó, phát biểu với báo giới bên lề hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstroem nêu rõ: "Chúng tôi có quan điểm đồng nhất... Hôm qua (ngày 14/12), chúng tôi đã liên lạc với Đại sứ quán Nga và cuộc gặp diễn ra trong hôm nay."
Các lực lượng quốc phòng Thụy Điển cho biết sự cố trên xảy ra hôm 12/12 ở phía Nam thành phố Malmoe của nước này, không lâu sau khi một máy bay chở khách của hãng hàng không SAS rời khỏi Sân bay quốc tế Copenhagen (Đan Mạch) để đến Ba Lan.
Thụy Điển cho rằng máy bay Nga bay gần một cách nguy hiểm máy bay của SAS, chỉ cách chưa đầy 9km, trong khi không có hệ thống thu phát tín hiệu điện tử để giúp máy bay này hiển thị trên màn hình radar của các máy bay thương mại.
Theo Vietnam
Máy bay quân sự Nga suýt đâm máy bay chở khách Quân đội Thụy Điển ngày 13/12 xác nhận, một máy bay quân sự của Nga đã suýt va chạm với một máy bay chở khách cất cánh từ Đan Mạch. Vụ việc làm gia tăng quan ngại về các hoạt động quân sự của Matxcơva tại các vùng biển và vùng trời quốc tế. Ngày 12/12, một máy bay dân sự cất cánh...