Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua
Đan Mạch công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho Greenland, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cập chuyện muốn sở hữu hòn đảo này.
Đài RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen ngày 24.12 cho biết nước này dự định chi “hàng chục tỉ” krone, tương đương ít nhất 1,5 tỉ USD cho việc bảo vệ Greenland.
Chia sẻ với tờ Jyllands-Posten của Đan Mạch, ông Poulsen cho hay gói chi tiêu gồm 2 tàu tuần tra lớp Thetis, 2 máy bay không người lái tầm xa, 2 đội chó kéo xe trượt tuyết, tăng cường thêm nhân sự quân đội Đan Mạch tại Greenland và kinh phí để nâng cấp một trong những sân bay dân sự của Greenland.
Ông Trump có kế hoạch mở rộng lãnh thổ nước Mỹ
“Nhiều năm qua, chúng ta chưa đầu tư đủ vào Bắc Cực, giờ đây chúng ta đang có kế hoạch hiện diện mạnh mẽ hơn”, theo Bộ trưởng Poulsen. Ông Poulsen khẳng định rằng quyết định tăng chi tiêu quân sự ở Greenland đã được lên kế hoạch từ trước.
Trước đó, trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social hôm 22.12, Tổng thống đắc cử Mỹ Trump cho rằng việc Washington sở hữu và kiểm soát hòn đảo băng giá Greenland là một “nhu cầu tuyệt đối” vì lý do an ninh quốc gia. Greenland là một khu vực tự trị nhưng vẫn phụ thuộc vào Đan Mạch về nhiều mặt như quốc phòng, đối ngoại.
Một khu vực ở thị trấn Tasiilaq thuộc Greenland. ẢNH: REUTERS
Phản hồi lại bài đăng của ông Trump, Thủ tướng Greenland Mute Egede khẳng định rằng: “Greenland là của chúng tôi. Chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán. Chúng tôi không được đán.h mất cuộc đấu tranh lâu dài vì tự do”. Ông Egede cũng bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác và thương mại với phía Mỹ.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, vào năm 2019, ông Trump cũng từng đề xuất mua Greenland khiến các nhà lãnh đạo Đan Mạch phản ứng gay gắt. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen mô tả ý tưởng trên là “phi lý”.
Theo Đài RT, ông Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên đề xuất mua đất Bắc Cực từ một quốc gia khác. Ý tưởng này lần đầu tiên được cố Tổng thống Mỹ Andrew Johnson đưa ra vào những năm 1860. Lúc đó, ông Johnson đã đàm phán mua Alaska từ Nga với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.
Việc giành được quyền kiểm soát Greenland sẽ mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận của Mỹ tới Bắc Băng Dương. Hiện tại, 50% bờ biển Bắc Cực là lãnh thổ của Nga và khu vực này có tầm quan trọng chiến lược và chủ quyền đối với Moscow.
Ông Trump muốn Mỹ mua Greenland, lãnh đạo đảo nói 'không bao giờ bán'
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lại đề cập chuyện sở hữu Greenland khiến lãnh đạo hòn đảo ra tuyên bố đáp trả.
"Greenland là của chúng ta. Chúng ta không phải để bán và sẽ không bao giờ như vậy. Chúng ta không được phép thất bại trong cuộc đấu tranh trường kỳ vì tự do", lãnh đạo chính quyền Greenland Mute Egede viết trong một tuyên bố gửi đến đài DR của Đan Mạch.
Lời tuyên bố trên được cho là nhằm đáp trả những bình luận mới nhất của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump liên quan việc sở hữu hòn đảo băng giá thuộc sở hữu của Đan Mạch nhưng nằm sát phía đông Canada và Mỹ.
Cảng biển tại Nuuk, thủ phủ Greenland. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, ông Trump hôm cuối tuần thông báo đề cử cựu đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Ken Howery làm đại sứ Đan Mạch và có bình luận về Greenland.
"Vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên thế giới, Mỹ thấy rằng việc sở hữu và kiểm soát Greenland là điều tuyệt đối cần thiết", ông Trump viết trên mạng xã hội.
Ông Egede phản bác ý tưởng của Mỹ nhưng nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế gồm Mỹ.
Văn phòng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng gửi thông báo đến DR nói rằng không có bình luận nào thêm ngoài những điều ông Egede đã nhắc đến, đó là Greenland không phải để bán nhưng sẵn sàng hợp tác, theo Tân Hoa xã.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ đối lập Rasmus Jarlov cho rằng chính phủ Đan Mạch phải khẳng định rõ ràng việc kiểm soát hòn đảo không phải là điều có thể bàn bạc hay đàm phán. Ông Jarlov, lãnh đạo ủy ban quốc phòng tại quốc hội Đan Mạch, cũng đề nghị cấm và có phản ứng đối với các hoạt động của nước ngoài nhằm kiểm soát lãnh thổ Đan Mạch.
Ông Trump nói Mỹ có thể đòi lại kênh đào Panama
Năm 2009, Greenland có được quyền tự trị lớn hơn nhưng vẫn phụ thuộc vào Đan Mạch về nhiều mặt như quốc phòng, đối ngoại. Greenland có diện tích hơn 2,1 triệu km 2 nhưng chỉ có khoảng 56.000 dân, hầu hết sống ở vùng ven biển tây nam, hoạt động kinh tế chủ yếu là nghề biển dù giàu tài nguyên khoáng sản và dầu khí. Mỹ hiện duy trì một căn cứ quân sự trên đảo.
Năm 2019, ông Trump từng ngỏ ý mua Greenland nhưng ngay lập tức bị chính phủ Đan Mạch từ chối thẳng thừng.
Gần đây, ông cũng có những bình luận liên quan ý tưởng sáp nhập Canada làm một tiểu bang của Mỹ hay "đòi lại" quyền kiểm soát kênh đào Panama vì thu phí tàu thuyền quá cao.
Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng việc kiểm soát Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới là, là "tuyệt đối cần thiết" đối với nước Mỹ. Ông Trump đề xuất ý tưởng Mỹ mua lại Greenland từ nhiệm kỳ đầu tiên (Ảnh: Getty). "Vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới, Mỹ cảm thấy rằng...