Đan Mạch bất ngờ tập trận pháo binh quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh
Theo giới quan sát, cuộc tập trận này được coi là rất bất thường đối với Đan Mạch về quy mô.
Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, quốc gia Bắc Âu này – cùng với các nước láng giềng và đồng minh châu Âu – đã giảm quy mô quân đội, chỉ tập trung vào vai trò hỗ trợ các nhiệm vụ ở nước ngoài như ở Iraq và Afghanistan.
Binh sĩ Đan Mạch trong cuộc tập trận Sabre Strike 2014. Ảnh: Sputnik
Đan Mạch sẽ tổ chức cuộc tập trận pháo binh lớn nhất trên đất liền kể từ sau Chiến tranh Lạnh ở Oksbol, bán đảo Jutland cùng trên 500 binh sĩ đến từ 8 quốc gia khác nhau.
Theo đài Sputnik (Nga), các binh sĩ sẽ trải qua cuộc tập trận kéo dài 4 ngày thực hành bắn tên lửa, lựu đạn và súng cối. Cuộc tập trận cũng có sự tham gia của các máy bay chiến đấu F-16 trên không, tàu chiến dưới nước và các phương tiện quân sự ở vùng nông thôn. Mục tiêu chính của cuộc tập trận là tăng cường hợp tác quân sự giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
“Với sự tham gia của các quốc gia NATO, chúng ta phải thể hiện rằng chúng ta có thể phối hợp công nghệ và tiêu chuẩn binh sĩ, để thực hành bắn súng, máy bay và tàu chiến và tấn công chính xác những mục tiêu đã định”, Trung tá Kenneth Riishoj cho biết trong một tuyên bố.
Trung tá Riishoj nhận định khả năng phối hợp chiến đấu của NATO là vô cùng quan trọng đối với liên minh theo nghĩa rộng nhất.
Video đang HOT
“Và ở cấp độ cá nhân, việc có thể liên lạc trên đài phát thanh và nền tảng liên lạc kỹ thuật số phù hợp là vô cùng cần thiết. Những bài tập này rất quan trọng để chúng tôi duy trì khả năng đó”, ông Riishoj nói.
Mặc dù cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu, nhưng sự kiện này càng trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, điều mà nhiều chuyên gia, bao gồm cả nhà phân tích quân sự Mads Korsager Nielsen của Đài phát thanh Đan Mạch, đã mô tả là một “cuộc chiến pháo binh”.
Theo giới quan sát, cuộc tập trận này được coi là rất bất thường đối với Đan Mạch về quy mô.
Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, quốc gia Bắc Âu này – cùng với các nước láng giềng và đồng minh châu Âu – đã giảm quy mô quân đội, chỉ tập trung vào vai trò hỗ trợ các nhiệm vụ ở nước ngoài như ở Iraq và Afghanistan.
Theo chuyên gia Korsager Nielsen, kỷ nguyên đó giờ đã kết thúc, và cuộc tập trận này cho thấy Đan Mạch – và rộng hơn là NATO – đã sẵn sàng tham chiến trên quy mô lớn. Do đó, nhiều cuộc tập trận quy mô lớn hơn như thế này ở Oksbol sẽ diễn ra trong tương lai.
Đầu năm nay, Đan Mạch và Mỹ được cho là đang đàm phán một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen đã xác nhận thông tin trên và cho biết thỏa thuận này sẽ tạo ra “khả năng hiện diện lâu dài của Mỹ”.
Việc Đan Mạch tăng cường hợp tác với Mỹ diễn ra trong bối cảnh các lực lượng vũ trang nước này ngày càng suy giảm về nhân sự, không trung đoàn nào có thể phát huy hết sức mạnh. Tình trạng thiếu hụt binh sĩ càng làm suy yếu cả khả năng phòng thủ của đất nước và cam kết của họ đối với các nhiệm vụ của NATO.
Theo Sputnik, ngân khố Đan Mạch và khả năng sẵn sàng của quân đội đang suy yếu bởi cam kết của Copenhagen đối với việc hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga – bằng vũ khí, kinh phí và đào tạo binh sĩ.
Tổng thống Putin: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga ngày 17/2. Ảnh: Reuters
Theo nguồn tin, ông Putin khẳng định động thái này sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông nói thêm Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu.
"Không có gì bất thường ở đây cả. Thứ nhất, Mỹ đã làm điều tương tự trong nhiều thập kỷ. Họ từ lâu đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Chúng tôi đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự. Tôi nhấn mạnh động thái này không vi phạm các nghĩa vụ của chúng tôi, không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về thoả thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Putin cho biết.
Ông Putin tuyên bố Moskva sẽ hoàn tất quá trình xây dựng cơ sở lữu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7, trong bối cảnh Minsk liên tục kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus. Theo ông Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, quốc gia có biên giới giáp với Ba Lan.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng Moskva không có kế hoạch trao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho Minsk, mà sẽ chỉ triển khai vũ khí của mình tới lãnh thổ nước này. Ông cũng không tiết lộ thời điểm chính xác chuyển loại vũ khí này đến kho mới, song cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể đến Belarus sớm nhất là vào mùa hè này.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ông cũng cho hay Moskva đã chuyển giao cho Belarus một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có thể được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân.
Ông Putin giải thích động thái trên đưa ra sau khi London quyết định cung cấp cho Kiev các loại vũ khí uranium nghèo. Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch gửi những quả đạn này tới Ukraine để sử dụng cho xe tăng chiến đấu Challenger 2 vào đầu tháng 3. Moskva chỉ trích động thái này là dấu hiệu của "sự liều lĩnh tuyệt đối, vô trách nhiệm" từ phía London và Washington.
Về phần mình, Mỹ đã bác bỏ những lo ngại của Nga khi gọi đạn uranium nghèo là "loại đạn thông thường đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ". Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo việc sử dụng loại vũ khí này có thể gây ra thảm họa phóng xạ ở Ukraine, viện dẫn hậu quả của việc NATO sử dụng những loại vũ khí này ở Iraq.
Tổng thống Lukashenko trước đây đã nhiều lần nêu vấn đề về các mối đe dọa đối với Belarus bởi vũ khí hạt nhân do Mỹ triển khai tới các nước EU. Hồi tháng 10/2022, ông đã đề cập đến các cuộc đàm phán "chia sẻ hạt nhân" giữa Washington và Warsaw, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân có thể được đưa đến Ba Lan, quốc gia giáp Belarus.
"Minsk cần thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này", ông Lukashenko nhấn mạnh vào thời điểm đó. Nhà lãnh đạo Belarus đồng thời cho biết thêm ông sẽ thảo luận vấn đề này với Moskva.
Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được triển khai ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2021, Nga đã kêu gọi Washington rút vũ khí hạt nhân mà nước này triển khai ở nước ngoài về lãnh thổ Mỹ, song phía Mỹ và NATO đã từ chối .
Tướng Mỹ tham dự cuộc tập trận kế hoạch quân sự liên quan Ukraine Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, đã đến thăm căn cứ Wiesbaden ở Đức, nơi Quân đội Mỹ đang giám sát cuộc tập trận chiến tranh giả định để huấn luyện các sĩ quan Ukraine. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley. Ảnh: Getty Images Theo đài RT (Nga), chuyến thăm...