Dân Lý Sơn khóc ròng trên những ruộng tỏi thất thu
Kết thúc cái Tết Bính Thân đầy phấn khởi, người dân Lý Sơn bước vào thu hoạch vụ tỏi Đông Xuân 2015-2016 nhưng lại cay đắng xót xa khi củ tỏi teo tóp, sản lượng sụt giảm gần 70%.
Theo thống kê, toàn huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) có 336ha diện tích tỏi, thu hoạch vụ Đông Xuân 2015-2016 chỉ đạt 1/3 so với năm ngoái. Lý do tỏi mất mùa do thời tiết bất thường, bệnh rầy và thối gốc.
Gốc tỏi bị thối rữa và hư hỏng hoàn toàn.
Trung bình mỗi sào tỏi, người dân đầu tư chi phí khoảng 10 triệu đồng, thu hoạch trung bình khoảng 500kg/sào. “Tôi có 9 sào và phải đầu tư gần 100 triệu đồng. Đến khi thu hoạch chỉ được 500kg, coi như cả năm vừa mất tiền đầu tư vừa mất công sức”, nông dân Võ Thanh Long (ngụ thôn Đông, xã An Hải) chua xót nói.
Đối với một số hộ trồng tỏi từ 4 sào trở xuống, họ chỉ thu hoạch vài chục kg tỏi coi như để tích trữ làm giống cho vụ sau.
Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn bày tỏ: “Vụ tỏi Đông Xuân năm nay, người dân Lý Sơn mất mát quá lớn. Chúng tôi đang tìm cách hỗ trợ người dân nhưng ngân sách địa phương có hạn. Huyện chỉ biết cầu cứu tỉnh hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn mất mùa nặng năm nay”.
Video đang HOT
Người trồng tỏi khóc ròng trên ruộng tỏi đến lúc thu hoạch.
Theo chủ buôn tỏi Dương Thị Tiến (xã An Vĩnh), giá tỏi tươi 45.000 đồng/kg, tỏi khô 60.000 đồng/kg và tỏi 1 tép giá 1,1 triệu đồng/kg. “Tình hình sản lượng sụt giảm, đồng thời người dân tích trữ để làm giống và sử dụng, khiến lượng tỏi lưu hành ở thị trường khan hiếm. Theo kinh nghiệm kinh doanh tỏi, có thể giá tỏi sẽ tăng cao trong thời gian tới”, bà Tiến nói.
Đón Tết Bính Thân ấm áp dưới ánh điện và pháo hoa, niềm vui của người dân đất đảo tiền tiêu chưa dứt đã phải gánh nỗi buồn trắng tay sau một mùa mưu sinh.
Hồng Long
Theo Dantri
Gia Lai khô khát
Hàng chục ngàn héc ta cây trồng ở Gia Lai đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, trong khi còn vài tháng nữa mới đến mùa mưa, kéo theo nguy cơ mất mùa rất lớn.
Nhiều trạm bơm tại Gia Lai không còn nước để bơm - Ảnh: Trần Hiếu
Sông "chết"
Con sông Ba hùng vĩ chảy qua nhiều huyện, thị của Gia Lai và đổ về tỉnh Phú Yên hiện giờ khô khốc. Từ khi con sông này bị chặn dòng làm thủy điện, phần lớn nước đã bị chuyển xuống sông Côn (Bình Định). Mùa khô do vậy càng khốc liệt hơn. Sông Ba mùa này như một dòng sông chết.
Ở nhiều đoạn sông, mùi rác thải bị phân hủy, mùi xác sinh vật chết... phả lên hôi thối. Người dân hai bên bờ có thể dễ dàng đi bộ qua lại. Lượng nước trả lại sông Ba chỉ được xả rỉ rả như muối bỏ biển khiến hàng chục ngàn héc ta cây trồng cần nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân từ TX.An Khê đến các huyện như Kon Chro, Ia Pa, Krông Pa bức thiết hơn bao giờ hết.
Trong 10.000 ha cây trồng của TX.An Khê, phần lớn nằm dọc sông Ba, có đến 6.000 ha chịu ảnh hưởng hạn hán. Thị xã này có 3 trạm bơm điện nhưng đều án binh bất động từ gần một tháng nay vì nước đã xuống đến mực nước chết, đường mương khô khốc. Đồng khô, cỏ cháy vì chịu ảnh hưởng của nắng hạn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, cho biết: "Trước tết, tôi đi kiểm tra, phát hiện Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nát mở cửa xả nước không đạt theo quy định 4 m3/giây. Sông Ba đoạn chảy qua TX.An Khê cạn nước nhiều nơi khiến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt chịu nhiều ảnh hưởng. Chúng tôi đã báo cáo và kiến nghị cấp trên có biện pháp giải quyết tình trạng thiếu nước và ô nhiễm sông Ba".
Ruộng lúa đang chuẩn bị làm đòng khô cháy
Lúa, cà phê, hồ tiêu điêu đứng
Dù chỉ mới đầu mùa khô nhưng tình hình hạn hán đang có dấu hiệu nghiêm trọng. Thời điểm này, nhu cầu nước tưới cho hàng chục ngàn héc ta cà phê đang cấp bách. Nếu thiếu nước, cà phê vừa ra bông sẽ khó đậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Ngoài ra, hàng chục ngàn héc ta lúa, hồ tiêu và các loại cây trồng cạn khác cũng đang có nguy cơ thiếu nước.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Gia Lai, tổng lượng mưa năm 2015 của Gia Lai phổ biến từ 1.200 - 1.700 mm. Lượng mưa thiếu hụt phổ biến từ 20 - 30% so cùng kỳ, dẫn đến lượng nước trên các sông, hồ chứa thủy điện, thủy lợi giảm mạnh so với các năm. Dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên cho biết hiện lượng nước trữ tại các hồ thủy lợi ở khu vực phía đông, đông nam Gia Lai chỉ đạt từ 29,51 -85,6% dung tích. Nhiều sông, suối của Gia Lai đã cạn khô. Thực trạng này báo hiệu cơn đại hạn trên diện rộng, nghiêm trọng kể từ 10 năm qua.
Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai, cho biết: "Đã có 115 ha lúa bị mất trắng; hơn 2.900 ha lúa và các loại cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Kbang bị hạn, thiếu nước tưới. Dự báo trong vòng một tuần tới nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài sẽ có thêm gần 500 ha lúa bị mất trắng, hơn 3.000 ha cà phê và gần 1.000 ha hồ tiêu bị thiếu nước tưới".
Thủy điện khốn đốn
Nhà máy thủy điện Ia Ly, nằm trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng hạn hán. Ông Đoàn Tiến Cường, Phó giám đốc nhà máy, nói: "Với công suất 720 MW, đây là nhà máy thủy điện lớn thứ ba của nước ta sau Sơn La và Hòa Bình. Mực nước hồ chứa năm nay xuống thấp nhất kể từ 10 năm qua khiến chúng tôi như ngồi trên lửa. Thời điểm cùng kỳ các năm, mực nước hồ thường đạt khoảng 700 triệu m3 nước nhưng hiện chỉ còn khoảng 500 triệu m3 nước. Nguy cơ thiếu nước để chạy máy và thiếu hụt sản lượng là khó tránh khỏi nếu không có lượng mưa lớn từ thượng nguồn bổ sung vào hồ chứa trong 1, 2 tháng tới... Các thủy điện khác nằm trên cùng bậc thang thủy điện của sông Sê San như Plei Krông, Sê San 4, Sê San 4A... cũng chịu chung cảnh ngộ như chúng tôi, không thể chạy hết công suất".
Trần Hiếu
Theo Thanhnien
Đau đầu tìm cách "chữa cháy" khi hàng nghìn hecta lúa chết rét Do ảnh hưởng của đợt rét trước và sau Tết Nguyên đán, hàng nghìn héc ta lúa đã gieo cấy và hàng trăm héc ta mạ ở Hà Tĩnh chết trắng đồng. Để khắc phục và cứu vựa lúa chính trong năm, nông dân đang "đau đầu" tìm cách xuống giống. Lúa chết rét đồng loạt, nông dân lo mùa mất trắng Đang...