Dân lo sốt vó mua phải giống bưởi rởm, “tay” bán giống lặn mất tăm
Sau khi bán giống bưởi đỏ với giá cao cho bà con, đơn vị này đã cao chạy xa bay chứ không thực hiện cam kết như những gì đã hứa là hướng dẫn kĩ thuật và lo đầu ra cho sản phẩm. Bà con người Mông ở xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đang đứng trên đống lửa vì lo mua, trồng phải giống bưởi không rõ nguồn gốc.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi ông Tráng A Cao, Bí thư bản Hua Tạt, xã Hua Tạt không giấu được nỗi lo vì vườn bưởi ông đã trông 2 năm mà chưa biết nó là giống cây gì. Năm 2017, ông Cao nghe theo lời vận động của cán bộ xã là đưa cây bưởi vào trồng trên đất cao nguyên.
Đơn vị bán giống tư vấn bà con trồng mật độ cây quá dầy nhằm mục đích bán được nhiều cây. Với mật độ 2-3m một cây, bà con chỉ thu được lá chứ khó thu được quả.
Khi đó có một đơn vị cung cấp giống ở Hưng Yên tuyên truyền trước bà con là đây là giống bưởi đỏ Nhật Bản. Họ trình chiếu cả video và đưa ra lời dụ dỗ đây là giống cây chất lượng, cây có quả còn xuất khẩu và đơn vị này sẽ lo đầu ra. Không dừng lại ở đó, họ còn hứa sẽ cho cán bộ kĩ thuật lên hướng dẫn bà con trồng bưởi….
Ông Cao đang lo lắng về vườn bưởi không rõ nguồn gốc của gia đình.
Quá bùi tai trước những lời dụ dỗ của đơn vị bán giống kia, ông Cao và bà con trong xã Hua Tạt đã khẩn trương đưa giống bưởi mới này vào trồng, dù chưa một lần được ăn, được thử xem chất lượng quả bưởi ra sao. Nhà trồng ít vài chục gốc, như ông Cao trồng tới 300 cây.
Giờ đây, cây bưởi đã lớn, bà con mong ngóng mãi không thấy đơn vị bán giống kia quay lại. Bà con gọi điện họ chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Được biết, mỗi cây bưởi ghép, bà con phải mua 30.000đ/1 cây, thực tế ở Văn Giang (Hưng Yên) nếu mua số lượng lớn chỉ 7000đ/1 cây. Cái tệ là đơn vị kia tư vấn cho bà con trồng theo khoảng cách 2.5 đến 3m một cây. Nếu trồng bưởi theo hướng dẫn này, bà con chỉ thu được lá, chứ không thể thu được quả vì mật độ cây quá dầy.
Video đang HOT
Ông Cau lo lắng, vườn bưởi đỏ mà ông và bà con trong bản trồng sẽ khó lòng cho ra quả chất lượng.
Không riêng gì ông Cao mà nhiều người dân khác của bản Hua Tạt cũng đang đứng trên đống lửa, vì những lời hứa của đơn vị bán giống giờ như gió bay. Họ bán được giống là lặn mất tăm. Cán bộ và bà con trong bản giờ chẳng biết hỏi ai, kêu ai. Ông Tráng A Cau, trưởng bản Hua Tạt cho biết: “Mình nghe người ta nói bùi tai thì trồng thôi, chứ có biết bưởi đó thế nào đâu. Giờ bà con có hỏi gì, mình cũng chịu vì lỡ trồng rồi”.
Theo Danviet
Độc đáo kho thóc của người Dao Tiền Suối Lìn
Kho lúa là nơi được cất giữ, bảo quản thóc, ngô...Tuy nhiên, ở bản Suối Lìn (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), đồng bào dân tộc Dao Tiền vẫn còn gìn giữ được những nhà kho truyền thống với kiểu thiết kế riêng biệt.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Triệu Văn Cai, bản Suối Lìn (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), chia sẻ: Bản chúng tôi có 156 hộ, trong đó trên 50% gia đình còn gìn giữ được nhà kho thóc kiểu ngày xưa. Nhà kho chứa thóc này có từ thời xa xưa, được ông bà tổ tiên truyền lại cho con cháu dân tộc Dao Tiền chúng tôi.
Nhà kho thóc của đồng bào dân tộc Dao Tiền giống như nhà sàn thu nhỏ của dân tộc Thái.
Theo ông Cai, nhà nào có nương có ruộng đều dựng 1 nhà kho dự trữ thóc, tùy theo diện tích trồng lúa của mỗi gia đình nhiều hay ít để làm nhà kho chứa đựng lương thực cho phù hợp. Thóc chứa trong kho quanh năm suốt tháng không lo bị ẩm mốc, khi nào hết gạo thì chúng tôi dùng sọt, chậu nhôm múc thóc từ kho ra để xay xát lấy gạo phục vụ cuộc sống.
Thoạt nhìn, nhà kho của dân tộc Dao Tiền bản Suối Lìn có hình dáng như ngôi nhà sàn thu nhỏ của dân tộc Thái. Tùy nhà kho lớn hay nhỏ, sàn cao từ 1,5 - 2 m; rộng từ 1,5 - 2,2 m; dài khoảng 2,5 m, cao khoảng 1,6 m. Mái nhà kho dốc xuôi được thiết kết khác mái nhà ở với mục đích chống ẩm, côn trùng và chống cháy. Kho thường được dựng trên 4 cột gỗ chịu lực, được làm bằng gỗ Duối, Muồng đen, Xoan, Dâu, là những loại gỗ hạn chế được mối, mọt.
Ông Cai dùng thang là một thân cây được xẻ dọc làm thang bắc lên nhà kho, để tiện lợi cho việc lấy thóc.
Nhà kho thóc được đồng bào dân tộc Dao Tiền dùng nguyên liệu chính là gỗ, tre, nứa, gianh... khai thác từ núi rừng là chủ yếu. Sàn được lót bởi nhiều lớp tre đan hoặc bương đan, vách vây kín thành vòng tròn bằng những tấm đan lớn. Nhà kho thường chỉ có một cửa nhỏ vừa đủ thân người được cài bằng cửa sập kín. Khi muốn đưa thóc vào hay lấy ra, đồng bào dùng một cái thang nhỏ để leo lên. Sau khi làm xong việc, họ gỡ thang ra và gác lên giàn bên cạnh.
Theo ông Triệu Văn Cai, để dựng hoàn thiện 1 nhà kho thóc, phải mất nhiều thời gian nhất là vào rừng khai thác vật liệu. Nếu có vật liệu sẵn thì dựng rất nhanh chỉ mất hơn 1 ngày là có thể hoàn thiện nhà kho. Hiện giờ đất nước phát triển, người dân chúng tôi đổ cột nhà kho bằng bê tông, mái gianh nhà kho được thay bằng mái lợp tôn hay tấm lợp Fibro xi măng để cho chắc chắn, không phải vất vả vào rừng tìm kiếm gỗ, cỏ gianh như trước nữa.
Đối với đồng bào dân tộc Dao chúng tôi, kho thóc truyền thống này là một niềm tự hào, là bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Do đó, chúng tôi nghĩ cần được bảo tồn và phát huy trong tương lai...
Nhà kho của dân tộc Dao thường chỉ có một cửa nhỏ dạng cửa sổ, vừa đủ thân người ra, vào và được cài bằng cửa sập kín.
Để tránh thiệt hại do hỏa hoạn, bảo đảm nguồn lương thực đến mùa giáp hạt và giống má cho mùa sau, các nhà kho của đồng bào Dao Tiền bao giờ cũng được dựng cách xa bản. Để đề phòng loài gặm nhấm, đồng bào Dao Tiền còn đặt những tấm ván hoặc tre đan hình vuông chừng 80cmx80cm được ngăn cách giữa đầu cột với những thanh gỗ tròn nằm ngang các đầu cột để đỡ sàn nhà. Do đó, nếu chuột có leo lên theo các cột thì cũng không vượt qua được tấm ván hình vuông này để vào nhà kho từ phía dưới sàn.
Để đề phòng loài gặm nhấm, đồng bào Dao Tiền còn đặt những tấm ván hoặc tre đan hình vuông chừng 80cmx80cm được ngăn cách giữa đầu cột với những thanh gỗ tròn nằm ngang các đầu cột để đỡ sàn nhà.
Kho thóc của đồng bào dân tộc Dao dựng lên nhằm mục đích chống chuột.
Kho thóc từ lâu là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao Tiền, đó là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm. Vì vậy, bà con dân tộc Dao luôn xem kho thóc là tài sản rất quan trọng. Đồng bào dân tộc Dao thường có những nghi lễ như thờ hồn lúa, ăn cơm mới, ăn lúa rẫy. Khi cho lúa vào kho hay ăn mừng cơm mới, đồng bào không quên cúng tạ ơn Mẹ lúa, hồn lúa đang trú ngụ nơi nhà kho để cầu mong no đủ, bình an cho con cháu.
Xưa kia, nhà kho được đồng bào Dao Tiền dựng bằng gỗ, tre, nứa, gianh. Nay nguyên vật liệu được thay thế bằng cột bê tông, mái lợp tôn, ngói, fibro xi măng để bảo đảm chắc chắn.
Kho thóc của bản Suối Lìn tồn tại từ bao đời nay, được hình thành nhằm bảo đảm cuộc sống ấm no của đồng bào dân tộc miền núi trong điều kiện nền kinh tế tự túc tự cấp. Đây cũng là một loại hình hậu cần truyền thống dựa vào cộng đồng, để khi cần thiết sẽ như là một phương án tại chỗ ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với thiên tai, hỏa hoạn.
Theo Danviet
Đấu đầu xe tải trong đêm, tài xế xe khách gãy chân Vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải xảy ra vào khoảng 23h ngày 11.2 trên quốc lộ 6, thuộc địa phận bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc xe khách bị hất văng ra bên đường, đầu xe nát bét. Phần đầu của chiếc xe tải cũng bị biến...