Dân lập ‘chiến lũy’ bao vây nhà máy
Hàng chục người dân sống cạnh nhà máy mắc bệnh và chết vì ung thư, dân kiến nghị dừng sản xuất không được nên đổ đất đá chặn cổng để phản đối.
Người dân bức xúc thuê xe chở đất đá, dựng lều bạt chặn ngay cổng nhà máy để phản đối – Ảnh Minh Khang
Khoảng 17h30 ngày 14/10, khi Nhà máy sản xuất tấm lợp Thiên Lộc ( phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, Hải Dương) đang chạy thử dây chuyền sản xuất tấm lớp Fibro ximăng thì hàng trăm người dân kéo đến phản đối và yêu cầu dừng sản xuất.
Đồng thời, do bức xúc trước lời “đe dọa” của một cán bộ địa chính phường đã nghỉ hưu, người dân đã huy động 3 xe tải chở đất đá đổ chặn ngay cổng, không cho xe chở nguyên vật liệu và công nhân ra vào nhà máy này.
Ngày 21/10, theo ghi nhận của PV tại hiện trường, có khoảng 20 khối đất đá, một căn lều, giường nằm vẫn đang án ngữ ngay cổng nhà máy. Hiện tại nhà máy này đang dừng sản xuất.
Theo đơn kiến nghị của người dân nơi đây, năm 1992, Công ty xây dựng số 18 khi đi khỏi Phả Lại đã để lại một bộ phận và thành phần xí nghiệp sản xuất tấm lớp Fibro xi măng mang tên tấm lợp Đông Anh.
Quá trình sản xuất hơn 15 năm, họ để bụi amiăng bay lên hòa với không khí, nước thải không qua xử lý xả thẳng ra môi trường, ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân sống xung quanh khu vực và cả người bán hàng tại chợ ngay cạnh nhà máy hít phải không khí, sử dụng nước ngầm đã mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tiểu đường, viêm đường hô hấp…
Cháu bé này mới 2 tuổi (nhà phía sau nhà máy) đang mang trong người căn bệnh nan y – Ảnh Minh Khang
Do sức ép của dư luận, Xí nghiệp tấm lợp Đông Anh đã phải dừng sản xuất, nhưng sau đó lại chuyển nhượng toàn bộ nhà máy cho Công ty TNHH Thiên Lộc. Sau khi tiếp quản, Công ty Thiên Lộc tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc cũ, xây dựng thêm nhà xưởng để sản xuất tấm lợp Fibro xi măng.
Người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị với nhà máy và chính quyền địa phương không đồng tình cho việc sản xuất tấm lợp này tại địa phương. Do lo ngại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hướng đến sức khỏe của người dân, nhà máy được đề nghị chuyển đổi ngành nghề kinh doanh khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Công ty Thiên Lộc vẫn được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh, cho sản xuất tấm lợp Fibro xi măng.
Danh sách những người chết vì căn bệnh ung thư sống gần nhà máy – Ảnh Minh Khang
Theo thống kê sơ bộ của người dân, tính đến thời điểm hiện tại đã có 20 người chết và 6 người đang mắc căn bệnh ung thư. Hầu hết những người này đều sống sát cạnh tường bao nhà máy.
Trong buổi làm việc với phóng viên, đại diện Nhà máy là ông Phạm Hữu Bình, cán bộ Phòng hành chính tổng hợp cho biết, sau khi hoàn thiện dây chuyền, nhà máy cho chạy thử đợt 1 từ ngày 16-23/9 nhưng không xin phép các cơ quan quan chức năng.
Nhà máy đã phải dừng sản xuất vì vấp phải sự phản đối của người dân – Ảnh Minh Khang
Đến ngày 14/10, sau khi được phường cho phép, Nhà máy tiếp tục chạy thử thì bị người dân phản đối và đổ đất đá, dựng lều trước cổng để phản đối.
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền và các đoàn thể đã vận động nhân dân chuyển đất đá ra khỏi cổng nhà máy. Tuy nhiên, theo người dân, đến nay nhà máy này chưa đối thoại với dân và đến ngày 22/10 sẽ họp dân, nếu dân đồng thuận mới chuyển đất đá đi.
Khi nhóm phóng viên đến liên hệ với lãnh đạo phường sở tại tìm hiểu thông tin liên quan đến vụ việc thì chỉ gặp được ông Phương Văn Môn – Phó chủ tịch UBND phường.
Tuy nhiên, ông Môn cho biết không rõ sự thể ra sao do hôm xảy ra vụ việc ông này đi học.
Theo Xahoi
Giám đốc "biến mất" cùng khoản nợ chục tỉ, dân bao vây nhà máy
Hai tuần nay, hàng chục người dân cùng doanh nghiệp cung cấp sắn (mì) cho nhà máy cồn Đại Tân đã dùng xe tải chắn ngay cổng nhà máy, yêu cầu gặp ban lãnh đạo công ty giải quyết nợ nần.
Đại diện các chủ nợ cho biết, nhà máy cồn Đại Tân (thuộc Công ty CP Đồng Xanh, xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam) đã nợ họ số tiền lên đến hơn 20 tỉ đồng, gồm tiền thu mua sắn, tiền nấu cơm cho công nhân, tiền bốc vác...
Bà Phạm Thị Ngọc Thanh (56 tuổi, trú số 8 Lê Hồng Phong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), đại diện cho 21 người đi đòi nợ, trình bày: Từ tháng 1/2012, người dân bắt đầu bán sắn cho nhà máy cồn Đại Tân. Lúc đó họ chỉ trả 1/3 số tiền. Lúc này đơn vị thu mua hàng của người dân và doanh nghiệp để cung cấp lại cho nhà máy là hai công ty Minh Ân và Tân Lộc Xanh.
Các chủ nợ đang trình bày sự việc với PV
Đến ngày 16/2/2012, Công ty CP Đồng Xanh nói hai đơn vị trên không có khả năng thanh toán nên lượng hàng đã mua chưa được thanh toán sẽ được Công ty Đồng Xanh trả nợ thay.
Sau khi kết công nợ nhiều lần, đến ngày 15/11, các doanh nghiệp và người dân đến gặp ban lãnh đạo Công ty Đồng Xanh để đòi nợ. Theo bà Thanh, lúc này Chủ tịch HĐQT của Công ty Đồng Xanh là ông Lưu Quang Thái hứa đến ngày 2/12 sẽ thanh toán cả tiền gốc lẫn lãi với số tiền khoảng trên 20 tỉ đồng.
Đến ngày 3/12, người dân kéo đến yêu cầu trả nợ nhưng không gặp được lãnh đạo công ty. Liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo Công ty Đồng Xanh thì tất cả đều tắt máy.
Đến ngày 5/12, người dân đã làm đơn gửi đến các cấp lãnh đạo từ huyện Đại Lộc đến tỉnh Quảng Nam nhờ can thiệp. Trong khi chờ đợi giải quyết, người dân nhận được thông tin số hàng trong kho đã được chuyển đi một ít để trừ nợ cho một ngân hàng. Người dân liền dùng xe tải chắn ngang cổng nhà máy để "bảo vệ" số hàng còn lại trong kho, không cho nhà máy chuyển hàng ra ngoài.
Theo thông tin từ người dân, số hàng trong kho còn khoảng 1.500 tấn cồn tinh, trị giá khoảng 17 tỉ đồng, trên 1.200 tấn cồn thô trị giá khoảng 13 tỉ đồng. Họ phải giữ lại để giải quyết nợ nần với Công ty Đồng Xanh.
Cũng theo thông tin của người dân, hiện Công ty Đồng Xanh đã bán 3 kho mì (2 kho tại Kon Tum và 1 kho tại Gia Lai) tổng cộng 10.000 tấn, trị giá 47 tỉ đồng, cho Tập đoàn Thịnh Phát (đường Sư Vạn Hạnh, tỉnh Kon Tum) nhưng không trả cho dân đồng nào.
Bên cạnh nợ của các doanh nghiệp và người dân hàng chục tỉ đồng, Công ty Đồng Xanh còn nợ của công nhân bốc vác và người nấu cơm cho công nhân ăn hàng trăm triệu đồng.
Anh Trần Quốc Vũ (SN 1978, trú xã Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam), đại diện đội bốc vác gồm 50 anh em công nhân 3 xã Đại Thắng, Đại Chánh và Đại Thắng cho biết, từ năm 2008 đến nay, lãnh đạo hứa cứ làm đi rồi trả lương. Hiện công ty còn nợ tiền lương công nhân 453 triệu đồng.
Anh Mai Văn Chì (trú xã Đại Tân, Đại Lộc) trình bày: "Công ty nợ tôi 380 triệu tiền nấu ăn cho công nhân mấy tháng rồi không trả, tôi phải vay mượn nhiều nơi để trả tiền nguyên liệu và công nhân nấu ăn của mình. Tôi đã nhiều lần liên hệ nhưng không biết đến bao giờ công ty này mới trả cho tôi".
Để nhìn nhận khách quan sự việc, PV Dân trí đã liên lạc với ban lãnh đạo Công ty CP Đồng Xanh để tìm hiểu thông tin nhưng điện thoại của tất cả các lãnh đạo đều tắt máy. Tại nhà máy chỉ có vài bảo vệ, họ cho biết không thể cung cấp thông tin gì về sự việc.
Các chủ nợ dùng xe chặn trước cổng nhà máy cồn để đòi nợ
Chiều 19/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), cho biết, sự việc liên quan đến nhà máy cồn của Công ty CP Đồng Xanh là có, huyện đang rất quan tâm tìm hiểu.
"Đã có một số người dân từ các tỉnh Kon Tum, Gia Lai đến tập trung tại nhà máy để đòi nợ. Trước sự việc, chúng tôi đã chỉ đạo công an huyện cắt cử lực lượng tại nhà máy để đảm bảo an toàn tài sản nhà máy và ổn định an ninh trật tự", ông Trận cho biết.
Ông Trận khuyên người dân nên bình tĩnh, mọi việc sẽ có cơ quan chức năng giải quyết, không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Còn theo Trưởng Công an huyện Đại Lộc - Trung tá Trần Văn Dũng - việc nợ nần của Công ty Đồng Xanh với các doanh nghiệp ông chỉ nghe người dân cung cấp. Hiện vấn đề công an quan tâm là tình hình an ninh trật tự ở khu vực này khi nhà máy tạm ngừng hoạt động, đang bị các chủ nợ bao vây. Công an đã cử người bảo vệ ở khu vực ngoài, đề phòng kẻ xấu hôi của, làm mất trật tự.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin diễn biến tới bạn đọc.
Nhà máy sản xuất cồn (Ethanol) Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do Công ty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 4/2007 trên diện tích 17 ha tại Khu công nghiệp Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) với tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng.
Nhà máy cồn Đại Tân của Công ty CP Đồng Xanh
Theo thiết kế, nhà máy Ethanol Đại Tân có công suất 100.000 tấn/năm sản phẩm cồn Ethanol chất lượng cao (tương đương 125 triệu lít/năm), sản phẩm phụ là CO2 hóa lỏng (công suất 20.000 tấn/năm) và phân vi sinh (40.000 tấn/năm). Nhà máy sản xuất được đánh giá có thiết kế và sử dụng 3 công nghệ tiên tiến, đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, với sản phẩm cồn tuyệt đối 99,8% (tỷ lệ nước
Sau hơn 2 năm xây dựng, tháng 9/2009, mẻ Ethanol đầu tiên được sản xuất thử nghiệm và cồn Ethanol thương phẩm chính thức có mặt trên thị trường từ tháng 7/2010.
Theo Dantri
Nhà máy bê tông gây ô nhiễm TP.Nam Định Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm của Công ty cổ phần xây lắp 1 - Ảnh: H.L Công ty cổ phần xây lắp 1 nằm tại chân cầu vượt S2, thuộc địa bàn xã Lộc An (TP.Nam Định), chuyên sản xuất bê tông thương phẩm ngày đêm xả khói, thải bụi gây ô nhiễm các vùng lân cận. Nhiều công ty, doanh...