Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ trong chùa ở Hà Nội
Sau nhiều năm đề nghị, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đã được chặt hạ hai cây sưa thuộc sở hữu của mình.
8h ngày 27.1, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.
Chặt hai cây sưa ở Chương Mỹ. Ảnh: Gia Chính
Hai người thợ cầm cưa máy cắt những cành nhỏ ở cây sưa có tuổi đời hơn 50 năm. Hai người thợ khác dùng máy cắt sắt bảo vệ ở cây sưa hơn 100 tuổi (chu vi hai vòng tay người ôm) nằm kế bên.
Phía bên ngoài đường dẫn vào thôn, lực lượng công an xã chốt chặn ở hai đầu dẫn qua vị trí chặt cây, hướng dẫn người dân đi theo hướng khác để bảo đảm an toàn. Mỗi khi cành cây được chặt xuống thì một cán bộ kiểm lâm tiến hành đo đạc kiểm đếm kích thước. Dự kiến, việc chặt hai cây sưa sẽ hoàn thành ngay trong ngày
Khung bảo vệ của cây sưa hơn 100 năm tuổi được tháo. Ảnh: Gia Chính
Video đang HOT
Người đại diện cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính cho biết, tất cả gỗ sưa sau khi chặt hạ sẽ được bảo quản trong thùng container nằm trong khuôn viên nhà văn hóa của thôn.
“Chúng tôi sẽ cử người trông coi bảo đảm chất lượng gỗ. Việc bán đấu giá như thế nào thì chưa cụ thể, chúng tôi sẽ làm việc với chính quyền địa phương để lên phương án sớm nhất”, người này nói.
Các khúc gỗ sưa sẽ được kiểm lâm đóng dấu. Ảnh: Gia Chính
Lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Hà Nội cho biết sau khi nhận được thông báo của chính quyền địa phương đã cử cán bộ chuyên trách xuống kiểm tra và đóng dấu cho từng khúc gỗ. Trên thị trường, giá mỗi cân gỗ sữa có giá 20-30 triệu đồng.
Trong khuôn viên chùa Phụ Chính có hai cây sưa đỏ. Năm 2010, thương lái đến trả giá hơn 100 tỷ đồng cho mỗi cây sưa. Trong năm này, người dân cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỷ đồng để lấy kinh phí xây đình làng.
Năm 2013, trong lúc mưa bão một nhánh sưa lớn đã bị kẻ trộm lấy đi. Trước hiện tượng mối mọt, người dân nhiều lần đề nghị được bán cây sưa. Tháng 10/2018, Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật.
Theo Gia Chính (VNE)
Hà Nội: Sẽ chặt hạ cây sưa trăm tỷ để dân làng "ăn tết cho ngon"
Dự kiến, "cây sưa đỏ trăm tỷ" có tuổi đời trên 130 năm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sẽ được chặt hạ trong tuần này để dân làng được "ăn tết cho ngon", không phải thấp thỏm canh chừng.
Cây sưa đỏ trên 130 năm tuổi có đường kính khoảng 1m, cao khoảng 4m.
Ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính cho biết, dự kiến trong tuần này, cộng đồng dân cư trong thôn sẽ tiến hành chặt hạ cây sưa đỏ trong khuôn viên chùa làng.
"Hội nghị dân cư nhất trí rồi, cứ thế mà triển khai thôi. Sợ cây sưa sẽ lại bị kẻ gian cưa trộm nên chúng tôi đã quyết định vài hôm nữa sẽ cắt hạ để ăn Tết Nguyên đán cho ngon. Qua tết sẽ thuê một đơn vị chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá công khai số gỗ đó" - ông Tuyến cho hay.
Trao đổi với PVDân tríchiều 22/1, ông Nguyễn Xuân Ngợi (75 tuổi) - Chi hội trưởng Người cao tuổi thôn Phụ Chính chia sẻ, những "lùm xùm" trước đó liên quan đến cây sưa đã xử lý dứt điểm.
Sau 8 năm, các cơ quan chức năng đã xác định cây gỗ quý này thuộc thẩm quyền của dân làng. Vì vậy, chính quyền đã cho cho phép cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính được khai thác nốt số gỗ sưa còn lại, phục vụ mục đích chung nhưng phải chấp hành theo quy định của pháp luật.
"Thay mặt cộng đồng, tôi xin được gửi lời cảm ơn Đảng, chính quyền đã quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn người dân khai thác đúng cách để có nguồn vốn đầu tư, xây dựng nông thôn mới" - ông Ngợi nói.
Nhiều vị trí trên cây sưa đã ải mục do thời tiết tác động khiến dân làng lo lắng.
NhưDân tríđã thông tin, trong khuôn viên đình ở thôn Phụ Chính có trồng cây sưa đỏ tuổi đời trên 130 năm. Dân làng kể lại, ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây này được trả giá trên 100 tỷ đồng.
Vào năm 2010, do một nhánh của cây này bị gãy đổ nên dân làng đã bán theo hình thức đấu giá cho một người buôn gỗ ở xã Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), thu về số tiền 20,5 tỷ đồng.Thế nhưng, khi xe chở số gỗ sưa trên vừa ra khỏi địa phận xã Hòa Chính thì bị Công an huyện Chương Mỹ kiểm tra, tạm giữ.
Năm 2015, số gỗ sưa trên lại được chính quyền huyện Chương Mỹ tiến hành bán đấu giá, thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng. Trong khi đó, từ khi biết giá trị cây sưa, nhiều người lạ tìm đến thôn để cưa trộm đem bán, khiến người dân thấp thỏm canh chừng lại lo sợ cây sưa sẽ chết dần, mất giá trị.
Đến tháng 10/2018, UBND thành phố Hà Nội ra văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật.
Đồng thời, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức hội nghị liên quan đến việc khai thác, sử dụng "cây sưa trăm tỷ", thống nhất chuyển trả nốt số tiền 5,3 tỷ đồng từ việc bán 1 nhánh cây cho người dân quản lý, chấm dứt những "lùm xùm" trước đây.
Theo dantri.com.vn
Chủ nhân thực sự của của những khúc gỗ sưa bạc tỉ là ai? Theo giới buôn gỗ, tại Việt Nam, chưa hề có một thành phẩm nào được làm từ gỗ sưa và việc săn lùng gỗ sưa cũng không hề phục vụ nhu cầu trong nước. Vậy, gỗ sưa sẽ được chuyển đi đâu, làm gì? Hai cây sưa quý tại đình thôn Phụ Chính sắp được người dân khai thác ẢNH TRẦN CƯỜNG Tại...