Dân làng chỉ được cảnh báo vài giờ trước khi đập thủy điện Lào vỡ
Nhiều câu hỏi đặt ra về hiệu quả hệ thống cảnh báo sau sự cố vỡ đập ở Lào, khi người dân chỉ được lệnh sơ tán vài giờ trước thảm họa.
Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người mất tích / Nhà thầu Thái Lan nói đập thủy điện Lào vỡ do mưa lớn
Một phụ nữ lớn tuổi bế một đứa trẻ trong khi những người cùng làng sơ tán khỏi nước lũ do sự cố vỡ đập tìm nơi trú ẩn tại thị trấn Paksong, tỉnh Champasak hôm 25/7. Ảnh: AFP.
“Chuyện xảy ra quá nhanh, chúng tôi có quá ít thời gian chuẩn bị”, bà Joo Hinla, 68 tuổi, đến từ Ban Hin Lath, một trong những ngôi làng bị thiệt hại nặng nề nhất sau sự cố vỡ đập Xe Pian – Xe Namnong ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào, kể lại với AFP.
Bà cùng hơn 700 người nữa đang trú tạm trong một nhà kho tại tỉnh lân cận với Attapeu. “Nhà cửa trong làng tôi đều ngập dưới nước. Bốn người trong nhà tôi mất tích, vẫn chưa rõ sống chết”, bà nói.
Tính đến trưa nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 19 thi thể, hàng trăm người vẫn mất tích. Những người sống sót đặt câu hỏi tại sao họ chỉ nhận được rất ít cảnh báo về sự cố vỡ đập, dù hai nhà thầu Hàn Quốc khẳng định đã thông báo nguy cơ một ngày trước khi một đập phụ bị vỡ.
Vị trí con đập bị vỡ ở Lào. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: BBC.
Hai công ty Hàn Quốc tham gia dự án xây đập trị giá 1,2 tỷ USD này phát hiện bất thường đối với đập phụ D từ vài ngày trước. Theo một báo cáo công ty Korea Western Power Co., công ty vận hành đập, cung cấp cho một nghị sĩ Hàn Quốc, họ đã phát hiện “trung tâm đập sụt lún 11 cm” từ sáng 21/7 và đã tìm cách gia cố khẩn cấp con đập, nhưng tình trạng sụt lún diễn biến xấu hơn.
“Hiện chúng tôi vẫn chưa rõ nguyên nhân đập bị sụt lún ở một số chỗ và xuất hiện vết nứt”, phát ngôn viên của Korea Western Power cho hay.
Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction phát hiện vết nứt trên đập vào ngày 22/7, nhưng đến 21h cùng ngày mới phát cảnh báo tới chính quyền địa phương để bắt đầu sơ tán các hộ dân sống gần đập.
Sau nỗ lực gia cố vết nứt bất thành, nhà thầu bắt đầu cho xả nước một đập chính lúc 3h sáng 23/7, nhưng đến 12h, chính quyền địa phương mới ra lệnh cho người dân ở hạ lưu sơ tán. Đến 20h cùng ngày, đập phụ D bị vỡ, nhấn chìm các ngôi làng, cuốn trôi hàng trăm người cùng nhiều tài sản.
“Vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy đặt ra những câu hỏi rất nghiêm túc về quá trình quy hoạch và quản lý các đập thủy điện ở Lào”, Maureen Harris, thành viên Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, nói. “Đây là dự án do tư nhân quản lý và tôi tin rằng nhiều dự án thủy điện khác ở Lào giờ đây cần được đặt dưới sự giám sát lập tức để tránh thảm họa tái diễn”.
Người dân Lào ngồi trên nóc nhà tránh lũ sau sự cố vỡ đập. Video: ABC Laos.
Lào, đất nước nghèo nhưng tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đang tham vọng trở thành “ắc quy châu Á” khi cho phép xây dựng hàng chục dự án thủy điện vốn nước ngoài trên mạng lưới sông ngòi của quốc gia này.
Tuy nhiên, những e ngại về tác động môi trường của các dự án thủy điện phục vụ xuất khẩu này hầu như không ai biết đến. Người dân trong các bản làng phải di dời, thậm chí nhiều lần, để nhường chỗ cho những con đập mà bên hưởng lợi lại là một quốc gia khác, các nhà vận động phản đối xây đập cho biết.
Khu vực bị ngập sau sự cố vỡ đập hôm 23/7 nằm ở vùng hẻo lánh, chỉ có thể tiếp cận bằng trực thăng và thuyền, còn đường sá hư hỏng nặng nề hoặc hoàn toàn bị cuốn trôi.
Lực lượng cứu hộ Thái Lan mắc kẹt ở biên giới bởi vướng mắc trong thủ tục hành chính của Lào liên quan đến việc cho phép các phương tiện nước ngoài vào nội địa.
Hàn Quốc đã gửi một đội cứu trợ tới khu vực này, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm nay cho biết.
“Dù chúng tôi vẫn đang xác định nguyên nhân gây vỡ đập, chính phủ Hàn Quốc chắc chắn sẽ không ngần ngừ mà chủ động tham gia vào nỗ lực cứu trợ tại chỗ, vì các công ty Hàn Quốc có liên quan tới công trình này”, ông Moon nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
26 công nhân bị cô lập trong lũ đã được Hoàng Anh Gia Lai giải cứu
Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, cho biết khoảng 16h30 - 16h45 chiều nay đã giải cứu xong và đưa 26 công nhân bị cô lập do sự cố vỡ đập thuỷ điện Lào về công ty, một vài trong số đó về nhà và không ai bị thương.
Cụ thể, lúc 11h30 ngày 25.7, máy báy cứu hộ do Công ty Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức thuê đã xuất phát từ Thủ đô Viên Chăn (Lào), sau đó đến Pakse tiếp nhiên liệu và có mặt tại hiện trường lúc 15h20. Đến khoảng 16h30 - 16h45 đã giải cứu xong và đưa 26 công nhân bị cô lập về công ty, một vài trong số đó về nhà và không ai bị thương.
Máy bay cứu hộ chở 26 công nhân bị mắc kẹt ở vùng vỡ đập thuỷ điện Lào về công ty Hoàng Anh Gia Lai (Anh: HAGL)
Sau khi cứu nạn, theo kế hoạch máy bay sẽ ở lại Attapeu ngày mai để chở hàng cứu trợ cho những người kẹt ở vùng sâu vùng xa khi Uỷ ban cứu nạn Lào có yêu cầu.
Hoàng Anh Gia Lai cho biết hiện đoàn bác sỹ đã đến Attapeu lúc 17h30, đoàn cứu trợ đã qua biên giới và sẽ có mặt lúc 19h cùng ngày.
Trước đó, theo Hãng thông tấn Lào LAN, sự cố vỡ đập xảy ra tại công trình thủy điện do Công ty năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC) đang thi công, khiến hơn 5 tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. Hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã thiệt mạng.
26 công nhân được giải cứu khỏi khu vực vỡ đập thuỷ điện tại Lào (Ảnh: HAGL)
Theo đó, 26 công nhân của Hoàng Anh Gia Lai bị cô lập trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm tại huyện Paksong, tỉnh Champasak do ảnh hưởng của vụ vỡ đập thủy điện tại Xe Pien-Xe Nam Noy, tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Nam Lào. Tỉnh Champasak nằm giáp với tỉnh Attapeu về phía Đông.
Ngày sau khi biết tin, Hoàng Anh Gia Lai đã thuê một chiếc máy bay cứu hộ để giải cứu công nhân thoát khỏi vùng bị kẹt do nước tràn không còn lối thoát.
Theo kế hoạch, sáng nay, 8h sẽ cứu thoát 26 công nhân, tuy nhiên, do mưa lớn máy bay không thể cất cánh nên đã hoãn lại. Ngay sau khi ngớt mưa, máy bay đã cất cánh và giải thoát 26 công nhân khỏi bị cô lập.
Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai còn bước đầu hỗ trợ 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi. Đồ cứu trợ sẽ được chuyển từ Gia Lai đến Attapeu vào chiều nay 25.7 để bàn giao cho Uỷ ban cứu trợ Chính phủ Lào
Trong thời gian tới, công ty sẽ nỗ lực hỗ trợ bà con vùng bị vỡ đập khắc phục khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống.
Theo Danviet
Các tỉnh miền Tây đề phòng lũ sớm bất thường An Giang, Đồng Tháp, Long An bố trí lực lượng kiểm tra, gia cố đê bao xung yếu, theo dõi sát mực nước lũ đầu nguồn để ứng phó. Lực lượng chức năng cùng người dân gia cố đê bao chống lũ tại đầu nguồn miền Tây. Ảnh: Cửu Long. Những ngày qua, lũ sớm về miền Tây kết hợp triều cường đã...