Dân làng bao vây đội ghe hút cát
Sáng 13.11, UBND thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên (Quảng Nam) yêu cầu công an thị trấn vận động người dân trả lại ghe hút cát số hiệu QNa-0630 mà họ đã tạm giữ, nhưng hàng trăm dân làng vẫn bao vây một nhánh sông Thu Bồn, phong tỏa đội ghe hút cát gây sạt lở.
Trước đó, sáng 12.11, khoảng 500 người dân đội 6, thôn Đình An, thị trấn Nam Phước phong tỏa hai bên bờ nhánh sông Thu Bồn đoạn từ cầu Đen kéo dài khoảng 800 mét ngược về phía thượng nguồn, một số khác dùng ghe bơi ra sông vây bắt ghe hút cát QNa-0630 vào bờ và đuổi những người trên ghe.
Ghe hút cát QNa 0630 bị người dân tạm giữ – Ảnh: Nguyễn Tú
Người dân cho biết, hơn một tháng nay, họ đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp, phản đối tình trạng mỗi ngày có gần 20 ghe máy trọng tải 50 – 70 m3 dùng vòi rồng hút cát ở đáy sông gây sạt lở ven bờ, bãi bồi, nơi nhiều hộ dân trồng hoa màu.
Ông Nguyễn Thế Hỡi, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường H.Duy Xuyên cho biết, khu vực người dân phản đối việc hút cát nằm trong vùng quy hoạch khai thác khoáng sản, được HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua.
Trước tình trạng người dân liên tục vây ghe hút cát kéo dài cả tháng qua, ông Hỡi cho biết đã 2 lần tổ chức vận động, họp dân để giải thích nhưng bất thành, dẫn đến việc ghe hút cát “có phép” QNa-0630 bị dân làng tạm giữ.
Do đó, trước mắt, UBND H.Duy Xuyên yêu cầu đội ghe tạm dừng khai thác cát trên nhánh sông Thu Bồn, cho tiến hành khảo sát các vị trí sạt lở để có hướng kiến nghị UBND Quảng Nam điều chỉnh khu vực khai thác cát phù hợp, đồng thời vận động người dân chấp hành đúng quy định pháp luật.
Theo TNO
Video đang HOT
Óng vàng làng cổ Cự Đà vào vụ miến
Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) từ lâu nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Thời điểm này, cả làng tất bật sản xuất những mẻ miến cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 14km về hướng Tây, làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống, cung cấp cho Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.
Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, nghề làm miến từ dong riềng ở Cự Đà đã có từ gần một trăm năm trở lại đây. Sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Sợi miến nhỏ, đều, nhìn là biết được "ra lò" từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác.
Người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp.
Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi gần khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài.
Theo một gia đình làm miến lâu năm trong làng tiết lộ, để có sợi miến ngon, ở mỗi công đoạn người làm miến phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngay như ở khâu phơi bánh trước khi cắt thành từng sợi miến cũng đòi hỏi người phơi phải thật khéo để trải cho tấm bánh miến được căng rộng, đều trên tấm phên, bởi như vậy thì tấm bánh miến mới khô đều và dễ cắt thành từng sợi miến nhỏ.
Công đoạn phơi bánh miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu thuận lợi, chỉ cần một nắng là đủ khô.
Khi đã khô đến một mức độ nhất định, bánh miến sẽ được máy cắt nhỏ thành từng sợi dài, nhỏ rồi lại được đem... phơi tiếp ngoài nắng.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tăng cao, mỗi ngày, Cự Đà có khoảng 15 đến 18 tấn miến thành phẩm được xuất xưởng rồi tỏa đi khắp các chợ lớn, chợ nhỏ của Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.
Từ làng trên xóm dưới, từ người già đến người trẻ, tất cả đều tất bật cho những mẻ miến phụ vụ Tết cổ truyền của dân tộc.
Dưới tốc độ đô thị hóa, ngôi làng cổ kính bị biến dạng ít nhiều. Thế nhưng, nhiều hộ gia đình trong làng vẫn gìn giữ nghề làm miến, với những bí quyết được lưu truyền từ nhiều đời.
Hàng trăm ngàn tấn miến được xuất đi mỗi năm đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng. Cũng bởi vậy mà sau một thời gian "bỏ bê", nhiều hộ gia đình đã quay lại với nghề truyền thống này.
Theo ANTD
Hà Nội: Hàng trăm người bao vây, "cấm chợ" Bát Tràng Vụ việc bắt đầu từ sáng nay, 5/11. Hàng trăm người dân kinh doanh trong chợ gốm làng cổ Bát Tràng (Hà Nội) đã đóng cửa quầy, ngừng kinh doanh buôn bán, tập trung tại cổng chợ, phản đối đơn vị quản lý chợ. Ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm, rất đông người dân kinh doanh buôn bán ở chợ gốm...