Dân lại lo xăng tăng giá
Mấy ngày qua, người dân các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh… lại xôn xao bàn tán chuyện xăng dầu sắp lên giá, bởi đã xuất hiện tình trạng các cây xăng bán hàng nhỏ giọt.
Theo quan sát của chúng tôi, mấy ngày qua nhiều cây xăng dọc QL62, tỉnh lộ 842, 831… đã đóng cửa với lý do “hết hàng” hoặc “sửa chữa”!
Ở huyện Tân Hưng (Long An) và Tân Hồng (Đồng Tháp), nhiều nông dân cho biết muốn mua dầu chạy máy gặt đập liên hợp thì mỗi người trong gia đình phải thay phiên nhau đi mua, vì cây xăng chỉ bán số lượng hạn chế.
Nông dân Võ Văn Tài đang canh tác hơn 2ha lúa ở xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, cho biết, mấy ngày qua anh xách can đi mua dầu về nhà chạy máy bơm nước, nhưng các cây xăng chỉ bán cho anh mỗi lần đúng 200.000 đồng.
Nông dân xã Tân Hòa (huyện Tân Phước, Tiền Giang) đến đi mua xăng về chạy máy bơm nước nhưng một số cây xăng trên địa bàn xã này không bán với lý do… trời mưa. Cây xăng Mười Lý lấy bạt xanh phủ hết các trụ bơm.
Ngày 20-4, nhiều nông dân ở ấp Cây Me, xã Hưng Điền, phản ánh việc họ đến cây xăng trong xã mua dầu chạy máy với giá 21.100 đồng/lít nhưng chủ cây xăng chỉ đồng ý bán không quá 200.000 đồng/người (tương đương hơn 8 lít dầu diesel), với lý do là thiếu hàng.
Theo nhiều nông dân xã Hưng Điền, hiện nay thời tiết nắng nóng gay gắt, mực nước dưới kênh cạn kiệt, lúa hè thu đang thiếu nước tưới. Việc các cây xăng hạn chế bán dầu khiến nhà nông gặp rất nhiều khó khăn khi bơm nước chống hạn, cứu lúa…
Video đang HOT
Tàu cá ở Kiên Giang phải nằm bờ do dầu tăng giá
Sáng 20-4, nhiều người chạy xe máy từ Vĩnh Long về Trà Vinh rất bực tức khi các điểm kinh doanh xăng dầu ở đây chỉ bán 20.000 đồng/ xe máy. Tại DN tư nhân Xăng dầu Văn Sơn – thuộc Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.Hồ Chí Minh đóng tại ấp Tân Tiến, xã Tân An, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh cũng chỉ bán xăng dầu với số lượng rất ít. Nhiều khách đi đường bức xúc hỏi thì được nhân viên ở đây giải thích do xăng, dầu chưa về kịp nên tạm thời chỉ bán số lượng ít cho người đi đường.
Ở Kiên Giang, dù không xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu nhưng ngư dân đánh bắt cá xa bờ đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê toàn tỉnh Kiên Giang có gần 12.000 tàu đánh bắt cá thì có hơn 10% phải nằm bờ do giá xăng dầu tăng trong đợt vừa rồi nên càng chạy càng lỗ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Teen tung chiêu xin bố mẹ tăng "viện trợ"
Năn nỉ, nịnh nọt, giả nghèo kể khổ là những chiêu đòi bố mẹ tăng thêm tiền chu cấp hàng tháng của sinh viên.
Thả con săn sắt bắt con cá rô
Bình thường một tháng Kiều Nguyệt (ĐH Luật) được bố mẹ viện trợ cho 1,7 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản cố định: tiền phòng, điện, nước và tiền ăn với 2 người bạn cùng trọ thì số tiền kia vừa khéo cho các khoản tiêu vặt. Sau Tết, bố mẹ tăng thêm 200 ngàn/tháng và bớt la cà quán xá Nguyệt vẫn có thể trụ vững trước bão giá.
Nguyệt than thở: " Phải năn nỉ đến gãy cả lưỡi mới nhận được cái gật đầu khiên cưỡng của mẹ đấy, suốt ngày mẹ nhắc nhở phải biết quý trọng đồng tiền nhất là khi mình chưa làm ra". Tưởng cuộc sống đã trở về bình thường thì đến hôm vừa rồi xăng lại tăng giá mọi thứ lại rủ nhau tăng theo, 200 ngàn kia chỉ như muối bỏ bể. Không thể một tháng hai lần xin thêm tiền được nên Nguyệt phải dùng đến kế sách "đánh vào tâm lý phụ huynh".
Biết mẹ thích ăn vặt, nên cứ thấy thứ gì lạ lạ, ngon ngon là Nguyệt tìm mua gửi về biếu mẹ. Để hàng tháng không phải vất vả suy nghĩ đến tiền trong túi còn sống được mấy ngày, Nguyệt bỏ công đi gần chục cây số từ trường sang Gia Lâm mua cả chục kg ổi găng gửi về nhà.
Phân trần cho lý do phải vất vả như thế, Nguyệt cho biết thêm: "phải làm như thế này mẹ mới vui, xin thêm tiền mới nhanh nếu không phải còn lâu mẹ mới cho".
Sau một hồi tính toán những việc cần dùng đến tiền Tuyết Cẩm (HV Báo chí và tuyên truyền) đã quyết định gọi về cho bố mẹ nhưng không phải để xin thêm tiền. Cẩm nghĩ có cho thêm mấy trăm cũng không bì lại được với giá cả chi tiêu ở Hà Nội.
Tặng quà để lấy lòng phụ huynh (Ảnh afamily)
Cẩm khôn khéo chuyển sang dùng cách tận dụng triệt để mọi thứ đều vác ở nhà xuống. Lần nào gọi về cho bố mẹ Cẩm cũng kêu than hàng hóa đắt đỏ quá, đến cả gói mì tôm cũng tăng giá chóng mặt mà thức ăn lại không bảo đảm chất lượng. Thương con nên lần nào Cẩm về nhà là mẹ cô luôn mua sẵn thức ăn để con gái mang đi cho rẻ.
Ngoài ra, mỗi lần từ nhà xuống trong ba lô, túi xách của Cẩm lại trở thành cả một quầy hàng bách hóa thu nhỏ từ bột giặt, dầu gội đầu, giấy vệ sinh, ... đến thức ăn đều được tha xuống. Bây giờ thành thói quen tự nhiên, cứ khi nào Cẩm gọi về thông báo hết đồ dùng là mẹ cô ra bến xe gửi đồ xuống Hà Nội.
Mở miệng là than nghèo kể khổ
Vận dụng hết tài lẻ của mình mà không lay chuyển được ý kiến của phụ huynh nhiều bạn sinh viên còn quay lại chính sách thông dụng giả nghèo kể đói để bố mẹ phải "xót con". Mỗi lần về quê họ thường mặc những bộ quần áo mà mẹ đã mua cho từ lâu lâu, đi đôi giầy bẩn bẩn để cho đúng sinh viên nghèo.
Điển hình cho kiểu con nhà nghèo này là Thanh Tùng (ĐH Bách Khoa) cuối tuần nào cậu cũng lên xe về quê với một ba lô quần áo bẩn mang về giặt máy, những việc liên quan nhiều đến điện như nấu cơm, dùng máy tính cũng được Tùng hạn chế.
Khi bố mẹ cậu chán nản với việc tuần nào thằng con cũng lấy lý do điện tăng lên 5 nghìn/số không dám giặt mang về nhà cho tiết kiệm, không tự nấu cơm cũng vì tiền điện tăng, thức ăn tăng đi ăn cơm bụi còn rẻ hơn, đổi xe tay ga cho bố đi xe máy số để tiết kiệm tiền vì xăng lại tăng tiền, tự lái xe về nhà không đi xe khách vì giá xe khách đã đòi cao hơn. Cuối cùng, bố mẹ Tùng đã phải đầu hàng chấp nhận nâng mức lương cung cấp cho con trai thêm 500 nghìn mỗi tháng.
Học đến năm thứ 2 đại học nhưng Văn Sơn (Hà Nội) vẫn bị quản thúc như học sinh cấp I, do ở cùng bố mẹ nên ăn uống không phải lo, quần áo không phải mua đến cả đổ xăng cũng bố mẹ trực tiếp làm. Lúc nào bố mẹ Sơn cũng nghĩ có tiền trong người con mình sẽ nhanh hư nên hàng tháng cậu chỉ nhận được một khoản rất hạn chế, thường tiết kiệm từ tiền ăn sáng mà ra.
Nhưng nay khi một gói xôi ít nhất cũng 7 đến 10 ngàn đồng/gói khiến Sơn càng điêu đứng hơn. Dù không muốn trở thành người nói nhiều, hay than vãn nhưng để có được chút ít tiền trong túi mỗi khi đi ra đường ngày nào trong bữa cơm nghe mẹ kể đến đoạn đi chợ cầm 100 nghìn mà không mua được gì là Sơn cũng làm như vô tình kể lể hết thứ này, thứ khác cũng thế.
Không ngờ mưa dần thấm lâu thấy con trai suốt ngày căng thẳng tính toán xem sáng nên ăn bánh mì hay xôi cũng đáng thương. Bố mẹ Sơn đã quyết định ngoài việc tăng thêm tiền chi tiêu hàng tháng mà còn để cậu thoải mái thời gian tranh thủ đi làm thêm theo ý thích.
Hầu hết, các ông bố bà mẹ đều bị đánh trúng "lòng chắc ẩn" nên sẵn sàng tăng thêm tiền tiêu vặt cho con cái nhưng không phải ai cũng gặp may. Đã không xin được tiền mà Hồng Nhung (CĐ Giao thông vận tải) còn bị bố mẹ "quạt" cho một trận.
Số là bằng tuổi với Nhung có ông anh họ cũng học ở Thành phố nhưng từ ngày đi học đến giờ luôn xin đúng 1,5 triệu, không bao giờ xin hơn, trong khi cô từ năm nhất đã được 2 triệu. Bị so sánh ức chế Hồng Nhung đã phát ngôn hùng hồn "bố mẹ không cho thì con tự đi làm nuôi lấy mình được". Cứ nghĩ nói thế thì bố mẹ sẽ thương con mà cho thêm tiền ai ngờ cả tháng nay bố mẹ Nhung cho cô "tự bơi" một mình thật.
Theo Vietnamnet
Teen choáng váng vì xăng tăng giá "Nghe xong tin này mà chưa hết sốc và bàng hoàng, tăng đúng lúc mưa to, thế là không còn kịp đổ đầy bình rồi", một cư dân mạng than thở. Thông tin bộ Tài chính bất ngờ quyết định tăng giá xăng thêm 2.000đ/lít lên mức giá mới là 21.300đ/lít áp dụng từ 22h ngày 29/3 khiến cư dân mạng choáng váng....