Dân kiện UBND huyện
Bị UBND H.Tiên Phước (Quảng Nam) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là sổ đỏ) cho người khác trên mảnh đất của mình, bà Võ Thị Xuân (78 tuổi), trú xã Tiên Phong đã khởi kiện ra tòa.
Tháng 5.1975, sau một thời gian tham gia cách mạng, bà Xuân trở về khu vườn cũ của ông bà tại thôn 4, xã Tiên Phong tiếp tục khai hoang, làm nhà sinh sống. Trên mảnh đất này, gia đình bà đã dày công vun xới, đổ mồ hôi và cả máu để khai hoang, xây 2 căn nhà. Đến năm 1980, bà Xuân đưa em trai là ông Võ Văn Thu từ Trà My về, rồi cưới vợ và cho gia đình em trai sống nhờ trên mảnh đất của mình. Đến năm 1996, bà Xuân bị bệnh nên con trai là Phan Thanh Trường đưa vào TP.HCM điều trị, đồng thời gửi toàn bộ đất đai, nhà cửa, tài sản khác cho gia đình ông Thu trông nom, quán xuyến. Khi bệnh tình thuyên giảm, bà vẫn đều đều về quê giỗ, chạp, hương khói cho ông bà, tổ tiên.
Mảnh đất hơn 5.000m2 bà Xuân khai phá giờ đang ở trong tay người khác- Ảnh: H.T
Video đang HOT
Thậm chí khi con trai Phan Thanh Trường cưới vợ, bà cũng tổ chức tiệc cưới linh đình tại mảnh đất mà gia đình mình đã tạo dựng. Một thời gian sau, anh Trường về quê làm sổ đỏ, thì cả nhà mới tá hỏa vì UBND H.Tiên Phước đã cấp sổ đỏ cho gia đình người em từ năm 1998, trên diện tích đất rộng 5.000m2. Bức xúc với việc chính quyền xã không xét rõ nguồn gốc đất mà đã đề nghị UBND huyện ra quyết định cấp sổ đỏ cho người khác và sau nhiều lần hòa giải không thành, bà Xuân làm đơn khởi kiện UBND huyện ra tòa đề nghị tuyên hủy sổ đỏ đã cấp cho gia đình ông Thu và điều chỉnh, trả lại nhà đất cho bà.
Từ ở nhờ thành chủ nhà
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 24.9.2012, TAND H.Tiên Phước vẫn khẳng định “khu đất trên là do bà Xuân khai hoang lập vườn, làm nhà sinh sống và đến năm 1980, ông Thu mới cưới bà Vân rồi chuyển về sống chung tại đây”. Đặc biệt, bà Vân cũng không chứng minh được nguồn gốc đất của mình, đồng thời thừa nhận không đóng góp bất cứ một ngày công nào khai phá mảnh vườn và được bà Xuân cưu mang cho sống nhờ. Tuy nhiên, bất ngờ xảy ra, sau 4 ngày nghị án, ngày 28.9.2012, TAND H.Tiên Phước phán quyết: “Việc UBND H.Tiên Phước xét cấp sổ đỏ trên thửa đất diện tích hơn 5.000m2đất ở và đất vườn là có cơ sở và đúng pháp luật” vì “gia đình ông Thu là người sử dụng đất ổn định, liên tục và không có tranh chấp từ năm 1980 đến thời điểm cấp sổ đỏ”(!?).
Có nhiều tình tiết liên quan đến vụ việc, nhưng TAND H.Tiên Phước lơ không hề nhắc đến. Đơn cử, như tại biên bản giám định chữ ký số 439/GĐ-PC54 ngày 12.9.2012 của Công an tỉnh Quảng Nam đã khẳng định: “Chữ ký đứng tên dưới mục chủ hộ ký tên trên tài liệu cần giám định với chữ ký đứng tên Võ Văn Thu trên các tài liệu mẫu so sánh không phải chữ ký của cùng một người”. Điều này chứng tỏ chữ ký trong hồ sơ đề nghị xét cấp sổ đỏ là giả mạo. Ngoài ra, việc UBND xã thời điểm đó cho rằng, gia đình bà Xuân bị cắt hộ khẩu từ năm 1993, trong khi đó năm 1994, anh Phan Thanh Trường vẫn về xã làm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ngoài ra, TAND H.Tiên Phước cũng không hề xem xét những giấy tờ của người dân, chính quyền xã Tiên Phong xác nhận, làm chứng toàn bộ khu nhà, đất nói trên do gia đình bà Xuân khai hoang, sinh sống từ sau ngày giải phóng…
Từ “sai sót” của cán bộ xã không kiểm tra thấu đáo nguồn gốc đất, đã khiến UBND H.Tiên Phước cấp sổ đỏ vô tình biến “người ở nhờ thành chủ đất” đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của gia đình bà Võ Thị Xuân.
Theo TNO
Đã đưa được thi thể một thợ lò lên mặt đất
Sau hơn 50 giờ tìm kiếm, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 22/11, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể một công nhân thợ lò bị mắc kẹt trong vụ sụt hầm lò than ở Xí nghiệp than Hồng Thái, thuộc Công ty Than Uông Bí - Vinacomin lên mặt đất.
Nạn nhân là anh Nguyễn Quốc Huy, sinh năm 1985, thợ lò bậc 5/6.
Như tin đã đưa, vào khoảng 6 giờ ngày 20/11, tại khu vực lò chợ vỉa 12 của Xí nghiệp than Hồng Thái đã xảy ra sự cố tụt đổ lò chợ đã vùi lấp hai công nhân là Nguyễn Quốc Huy, sinh năm 1985, thợ lò bậc 5/6 và Phạm Văn Quý, sinh năm 1978, thợ lò bậc 4/6.
Hiện công việc tìm kiếm vẫn được các lực lượng cứu hộ tập trung cao độ. Dự kiến, vào chiều tối 22/11, lực lượng cứu hộ sẽ tiếp cận được vị trí của nạn nhân Phạm Văn Quý vẫn còn mắc kẹt trong hầm lò.
Lực lượng cứu hộ đã phải thực hiện phương án đào một đường lò thượng men để thông thượng rồi mới đào sang tìm kiếm các nạn nhân. Vùng tụt đổ lò, lượng đất đá rất lớn, địa hình phức tạp, hầm lò sâu tới hơn 100 mét nên mỗi giờ lực lượng cứu hộ chỉ có thể đào được vài ba mét.
Theo Dantri
Ngọc Quyên: 'Tôi không bị trai lừa như người ta nói' Ngày mới vào nghề mẫu, Ngọc Quyên có biệt danh là "chim non", người trong nghề đặt biệt danh như vậy vì khi đó Quyên là cô bé mới lớn, môi lúc nào cũng chúm chím và tươi tắn. Thêm nữa, ý của tên gọi đó là chỉ một cô gái ngoan ngoãn, biết nghe lời. 10 năm qua, công việc của sàn...