Dân kiện đòi sổ hồng, thắng kiện đã 4 năm, ủy ban vẫn chưa thi hành án
Đến nay, ủy ban xã vẫn chưa trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo bản án của tòa và cho biết đã làm mất.
Mới đây, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đắk Lắk xác nhận đơn vị cùng VKSND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND huyện Krông Pắk yêu cầu UBND xã Hòa An thực hiện bản án của tòa từ năm 2019.
Tòa buộc ủy ban trả lại giấy chứng nhận cho người dân
Năm 1996, UBND huyện Krông Pắk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều hộ dân ở xã Hòa An. Trong đó, hộ ông Bùi Văn Đức (mất năm 2008) và bà Huỳnh Thị Liệu được cấp sổ mới trên diện tích 1.710 m2 thuộc thửa đất số 13, tờ bản đồ số 13.
Sau đó, UBND huyện Krông Pắk ủy quyền, chuyển toàn bộ giấy chứng nhận về UBND xã Hòa An để giao cho các hộ dân. Riêng gia đình bà Liệu không được giao sổ trong khi chính quyền địa phương không đưa ra bất cứ lý do nào.
Bà Liệu bức xúc vì UBND xã Hòa An cầm giấy chứng nhận của gia đình suốt 27 năm qua không trả lại. Ảnh: VŨ LONG
Năm 2000, ông Đức đã có buổi làm việc với UBND xã Hòa An. Biên bản làm việc thể hiện ông đồng ý trả lại cho ban quản lý làng giấy chứng nhận đã được cấp (không nhận giấy chứng nhận mà để lại cho ban quản lý – PV). Nguyên nhân là phần đất 1.710 m2 nêu trên nằm trong phần diện tích thuộc ban quản lý đình làng đang quản lý. Chính quyền địa phương đã lập biên bản, trong đó có việc ông Đức đồng ý giao lại sổ.
Năm 2017, gia đình bà Liệu làm đơn khiếu nại, yêu cầu UBND xã Hòa An bàn giao lại giấy chứng nhận, đồng thời hủy biên bản cuộc họp năm 2000 giữa ông Đức và UBND xã Hòa An. Lý do, tài sản này được cấp đứng tên hộ gia đình, các thành viên trong gia đình không được tham gia cuộc họp này. Tuy nhiên, yêu cầu này của bà Liệu không được chấp nhận.
Cuối năm 2018, bà Liệu làm đơn khởi kiện ra tòa với nội dung yêu cầu UBND xã trả lại giấy chứng nhận trên. Trong một lần hòa giải, UBND xã Hòa An cam kết sẽ tìm lại giấy chứng nhận nên bà Liệu đã rút đơn. Thực tế, chính quyền địa phương không thực hiện nên gia đình bà Liệu tiếp tục khởi kiện lại.
Tại bản án ngày 15-11-2019, TAND huyện Krông Pắk cho rằng việc UBND huyện Krông Pắk cấp giấy chứng nhận cho hộ ông Bùi Văn Đức là đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. UBND xã Hòa An phải có trách nhiệm giao lại giấy chứng nhận này cho người dân.
Tuy nhiên, UBND xã Hòa An lấy lý do “ông Đức tự ý kê khai đất của ban quản lý đình làng để xin cấp giấy chứng nhận”, từ đó giữ lại giấy chứng nhận, không trả lại cho ông Đức là vi phạm trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Đồng thời, kể từ khi được cấp sổ (năm 1996 – PV), chưa có bản án hay quyết định nào tuyên hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình ông Đức. Trên cơ sở đó, TAND huyện Krông Pắk chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà Liệu, buộc UBND xã Hòa An giao lại giấy chứng nhận cho hộ bà Liệu.
Video đang HOT
Đề nghị xử lý việc cố tình trì hoãn thi hành án (nếu có)
Đầu năm 2020, TAND huyện Krông Pắk ra quyết định buộc UBND xã Hòa An có trách nhiệm thi hành bản án, giao lại giấy chứng nhận cho bà Liệu và thông báo kết quả thực hiện cho tòa biết. Cạnh đó, UBND huyện Krông Pắk có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm UBND xã Hòa An theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở huyện Krông Pắk không thực hiện bản án nên gia đình bà Liệu đã làm đơn khiếu nại đến các cấp trung ương và tỉnh Đắk Lắk.
“UBND xã Hòa An đã cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi suốt 27 năm qua nhưng đến nay không trả lại. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình tôi” – bà Liệu bức xúc.
Gần đây, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu chủ tịch UBND huyện Krông Pắk kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn UBND xã Hòa An nghiêm túc thi hành bản án trên, báo cáo kết quả về cho UBND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị cục trưởng Cục THADS tỉnh chỉ đạo Chi cục THADS huyện Krông Pắk theo dõi, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn hoặc không chấp hành việc thi hành án hành chính theo quy định (nếu có).
Liên quan vụ việc này, lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đắk Lắk cho hay: “Vừa qua, Cục THADS tỉnh Đắk Lắk và VKSND tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND huyện Krông Pắk xử lý dứt điểm vụ việc và xử lý những người có liên quan đến vụ kiện”.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk cho biết vụ việc đã được xử lý gần xong nhưng không nêu rõ khi nào thực hiện bản án của tòa.
Sẽ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận vì đã làm mất
Ông Nguyễn Đức Nhâm, Chủ tịch UBND xã Hòa An, xác nhận UBND xã đang thực hiện bản án theo hướng làm thủ tục để cấp lại vì thất lạc giấy chứng nhận của gia đình bà Liệu.
Khu vực đất được cấp giấy chứng nhận của gia đình bà Liệu. Ảnh: VŨ LONG
“Ngày trước, gia đình bà Liệu có đồng ý chỉ lấy 500 m2 và giao lại hơn 1.000 m2 còn lại cho ban quản lý đình làng. Tuy nhiên, đến nay giấy chứng nhận đã mất, xã tìm mãi không ra. Chúng tôi sẽ lập lại thủ tục hồ sơ ban đầu để đề nghị cấp lại cho bà Liệu theo hướng mất giấy chứng nhận” – ông Nhâm cho hay.
Tòa chia thừa kế đường dự mở, VKS kháng nghị hủy án
Tòa chia thừa kế cả đường dự mở 20 m ngang là lối đi của nhiều hộ dân khác; VKS kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ phần đất này là đường dự mở hay di sản thừa kế của chủ đất cũ.
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ vụ án cùng kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm này. Kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM theo hướng đề nghị hủy toàn bộ bản án vì vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ và chứng minh chưa đầy đủ.
Vụ án đáng chú ý ở tình tiết đường dự mở 20 m ngang được thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ của nhiều hộ dân bị tòa đem ra chia thừa kế.
Lối đi của chín hộ dân gần 20 năm
Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, chín hộ dân ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ không đồng tình về việc tòa đã chia thừa kế con đường dự mở 20 m là mặt tiền nhà, đất của họ.
Từ trái qua: ông Lê Trường Giang, ông Phước, bà Thoa - những người có nhà, đất quay ra mặt tiền đường dự mở 20 m. Ảnh: NHẪN NAM
"Nếu nguyên đơn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì họ có thể rào đất lại để bảo vệ. Lúc ấy chúng tôi đi bằng đường nào? Lối đi lại chính của chúng tôi để vào nhà là con đường 20 m này, tồn tại từ lúc đầu mua đất"
Bà NGUYỄN THỊ KIM THOA,
118/13F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Khu dân cư ở hẻm 113 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế có nguồn gốc từ việc các hộ dân nhận chuyển nhượng nền đất của bà Nguyễn Thị Kim H (đã mất).
Bà H có khoảng 15.000 m2. Một phần đất bà xin lập quy hoạch phân lô nền làm khu dân cư. Bà được cấp hơn 30 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) nền độc lập. Phần đất còn lại, bà H được cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào ngày 2-7-1998.
Bà tự nguyện hiến hai phần đất làm đường đi, một đường đi có bề ngang 5 m và một đường đi có bề ngang 20 m (tương ứng với phần diện tích 992,6 m2, thửa 164A). Các phần đường này không được công nhận QSDĐ.
Nhiều hộ đã mua đất từ những năm 2001, 2002 và cất nhà ở ngay sau đó. Trong giấy chứng nhận QSDĐ tại thời điểm năm 2001 hay năm 2018 thì sơ đồ thửa đất đều thể hiện mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Trong những hộ có mặt tiền đường dự mở 20 m, có một số hộ đã cất nhà ở khoảng 20 năm như nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thoa (118/13F Trần Văn Khéo), kế đó là nhà ông Nguyễn Ngọc Phước và nhiều hộ khác.
Ông Phước, bà Thoa mua đất trực tiếp từ bà H Họ đã xin phép xây nhà và định cư ổn định đến nay. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và QSDĐ của họ đều thể hiện nhà có mặt tiền là đường dự mở 20 m.
Tòa chia thừa kế cả lối đi dự mở
Tháng 4-2021, các hộ dân nhận được giấy triệu tập của TAND TP Cần Thơ với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp thừa kế di sản giữa các con của bà H.
Các hộ đã có bản tự khai cho biết khi mua đất là đất trồng cây lâu năm, sau đó đã được phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở đô thị và được cấp phép xây dựng nhà ở ổn định tại đây. Lối đi lại chính của họ để vào nhà là con đường 20 m này.
Tuy nhiên, xử sơ thẩm tháng 3-2022, tòa không đưa các hộ dân này vào tham gia tố tụng. Tòa xác định thửa đất 164A nằm ngoài giấy chứng nhận QSDĐ được công nhận của hộ bà H.
"Phần đất tại thửa 164A qua đo đạc thực tế có diện tích 992,6 m2, tuy hộ bà H chưa được Nhà nước công nhận QSDĐ nhưng thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật. Do đó, nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế này là có căn cứ" - bản án nêu.
Cạnh đó, tòa xác định phần đất chia di sản thừa kế qua xem xét, thẩm định có các công trình xây dựng và các hộ dân liền kề có sử dụng phần đất để làm lối đi. Tuy nhiên, các đương sự không có yêu cầu giải quyết trong vụ kiện này, nguyên đơn cũng không ngăn cản và vẫn tạo điều kiện cho các hộ dân sử dụng. Nếu sau này có tranh chấp sẽ giải quyết thành vụ kiện khác...
Từ đó, tòa phân chia thừa kế phần đất trên cho các con của bà H. Bản án cũng nêu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả giá trị thừa kế cho bị đơn, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.
Kháng nghị hủy án vì chưa làm rõ đất là đường dự mở hay di sản thừa kế
Trả lời PV, TAND TP Cần Thơ cho biết: Theo quyết định kháng nghị, những người dân mua đất của bà H là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngay từ khi thụ lý vụ án và quá trình giải quyết, tòa đã xác định điều này nhưng sau đó đã không đưa họ vào tham gia tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ này và giải quyết vụ án không triệt để khiến tranh chấp kéo dài...
Mặt khác, khi giải quyết vụ án, tòa không thu thập tài liệu liên quan đến dự án phân lô, bán nền của bà H đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm rõ và xác định thửa 164A là đường dự mở hay di sản thừa kế của bà H. Nếu là đường dự mở thì quyền lợi của bà H và các hộ dân mua đất liên quan đến đường dự mở này được giải quyết như thế nào...
Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thông tin về vụ chấp hành viên bị bắt Quyền cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM Nguyễn Văn Hòa cho biết chấp hành viên bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ đã bị tạm giữ. Liên quan đến việc một chấp hành viên (thuộc Cục THADS TP.HCM) bị bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ, chiều 21-12, Pháp luật TP.HCM đã liên hệ với ông...