Dân không tin, nhiều hàng rau sạch… “bỏ chạy”
Trong khi người Hà Nội rất thèm rau sạch thì trong số 31 điểm bán rau an toàn của Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, đã có 26 điểm phải đóng cửa. Một trong những nguyên nhân được cho là vì người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng…
Mất cơ hội kinh doanh vì… mất lòng tin
Sau cả một quá trình cố gắng, cuối năm 2012, Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp đưa rau, củ quả an toàn đến với người dân.
Cùng với đó, Thành phố cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp đưa sản phẩm rau củ quả an toàn đến tận các chợ, thậm chí các khu tập thể. Những diễn biến trên mở ra một hy vọng rằng, nhu cầu của người bán và người mua sẽ có cơ hội gặp nhau. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi khi một phần do giá cả cao hơn rau ngoài chợ, nhưng quan trọng là tâm lý nghi ngờ của người dân đã khiến cho nhiều quầy rau an toàn nhanh chóng… rút lui.
Theo bà Trần Thị Thanh Song, ở 37C, ngõ 84, Ngọc Khánh, mua rau ở chợ thì rất lo ngại về độ an toàn, nhưng bỏ tiền đắt hơn để mua rau củ quả ở các địa điểm bán rau an toàn, bà cũng không yên tâm. “Lấy gì để đảm bảo là những loại rau đó an toàn tuyệt đối, không bị trộn các loại rau không rõ nguồn gốc? Ngay cả siêu thị, nơi được kiểm soát chặt chẽ, có cả hệ thống theo dõi… mà còn nhập nhằng thì làm sao mà tin được mấy bà bán rau mang biển sạch? Tôi đọc báo thấy nói cũng bắt được một số cửa hàng vi phạm, nhưng chế tài xử phạt thì không nghiêm. Ai dám đảm bảo họ không vì lợi nhuận mà sẵn sàng lấy rau bẩn bán giá sạch?” – bà Song cảnh giác.
Tâm lý lo ngại của những người nội trợ như bà Song càng được củng cố khi những tiểu thương bán rau ngoài chợ đều khẳng định: cô A, bà B (bán rau sạch) toàn lấy rau ở… cùng một chỗ với họ. Trên thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Hồng Anh cũng từng cho biết, đã có những cơ sở có dấu hiệu không thực hiện nghiêm túc các quy định bị phát hiện. Nói về lòng tin của người tiêu dùng, chị Tươi, người kinh doanh rau an toàn Đạo Đức ở chợ Ngọc Khánh cho rằng, chính những cách làm ăn gian dối của nhiều người đã ảnh hưởng đến cả 3 bên là người trồng, người bán và người mua.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Văn Đồng cũng cho biết, hiện nay, lượng rau tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, lượng rau tiêu thụ tại các điểm bán rau an toàn vẫn hạn chế vì người dân còn e ngại trong việc lựa chọn mua rau an toàn.
Video đang HOT
“Tỷ lệ người tiêu dùng mua rau tại các chợ xanh, chợ cóc, chợ tạm gần nơi sinh sống vẫn cao, chỉ rất ít người dân tìm mua rau tại siêu thị và các cửa hàng có ghi biển hiệu bán rau an toàn. Lý do là vì đa số người dân còn hoang mang, chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của rau an toàn trên thị trường” – ông Đồng chia sẻ.
Nếu được người dân tin dùng, các cửa hàng rau an toàn và người trồng rau an toàn chắc chắn sẽ “sống” và phát triển tốt
Bán rau sạch: Càng bán càng… lỗ
Ngoài chuyện bị người mua rau nghi ngờ vì “con sâu bỏ rầu nồi canh”, nguồn rau an toàn còn chịu áp lực bởi chi phí thuê địa điểm quá cao, khó mang lại lợi nhuận cho người bán.
Theo ông Đồng, đối với các nhà phân phối kinh doanh rau an toàn, nếu thuê mặt bằng chỉ để kinh doanh rau an toàn thì rất khó có điểm kinh doanh nào đem lại lợi nhuận nếu không được hỗ trợ kinh phí do giá thuê mặt bằng cao.
Một chủ cửa hàng kinh doanh rau hữu cơ trong ngõ 84, Ngọc Khánh cho biết, rau hữu cơ có giá khá cao nên khi bán trong ngõ, lượng tiêu thụ không cao. Nhưng nếu chuyển ra ngoài mặt phố Nguyễn Công Hoan, nơi có đông người qua lại và tiện cho giao thông hơn thì giá thuê cửa hàng lại quá cao, lên tới gần 10 triệu đồng/tháng. Với mức chi phí này, người phân phối rau rất khó có thể thu được lợi nhuận, nếu không nói là càng bán càng… lỗ.
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Văn Đồng, tính đến thời điểm hiện tại, Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội đã mở được 31 điểm kinh doanh rau an toàn tại các khu dân cư, khu tập thể trên địa bàn 4 quận trung tâm Thành phố. Tuy nhiên, do đặc thù khó khăn của việc kinh doanh rau an toàn, đến nay vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ của Thành phố nên Sàn đã phải xin tạm dừng hoạt động 25 điểm bán rau an toàn, hiện chỉ còn 6 điểm.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, Sở Công thương Hà Nội vừa đề xuất Uỷ ban nhân dân Thành phố có chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Cùng với đó, Uỷ ban nhân dân các quận được đề nghị nghiên cứu, đề xuất địa điểm khả thi phục vụ hoạt động tiêu thụ rau, củ, quả an toàn.
Nhưng để rau an toàn thực sự có chỗ đứng trong thị trường Hà Nội, điều quan trọng nhất vẫn là lòng tin của người dân. Nếu được người dân tin dùng, các cửa hàng rau an toàn và người trồng rau an toàn chắc chắn sẽ “sống” và phát triển tốt. Điều này không chỉ phụ thuộc vào cá nhân những nhà phân phối mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào hệ thống kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý nghiêm minh của các cơ quan chức năng.
Theo vietbao
Hà Nội giải toả 10 cửa hàng xăng dầu
Trong hai năm tới, Hà Nội sẽ xóa bỏ 10 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cùng với đó có 45 cửa hàng khác phải giải toả, di dời.
Theo kế hoạch quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố đến năm 2015 mà Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành, Hà Nội đặt mục tiêu xóa bỏ, giải tỏa 10 cửa hàng kinh doanh xăng dầu di dời theo dự án khác 45 cửa hàng và nâng cấp, cải tạo 52 cửa hàng.
Theo kế hoạch, chậm nhất đến ngày 30/12/2014, 10 cửa hàng thuộc diện giải toả phải tiến hành giải toả xong.
Trong khi đó, những cửa hàng thuộc diện phải di dời để thực hiện dự án khác sẽ chấm dứt hoạt động khi các dự án liên quan đến địa điểm kinh doanh của cửa hàng đó triển khai thực hiện. Những cửa hàng này nếu có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, phải tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng mới cửa hàng xăng dầu tại địa điểm đã được quy hoạch nhưng được cộng điểm ưu tiên về kinh nghiệm kinh doanh, năng lực quản lý, về số lượng cửa hàng doanh nghiệp phải giải toả.
Tuy nhiên, Thành phố cũng có kế hoạch xây mới hơn 180 cửa hàng trong giai đoạn đến năm 2015. Theo đó, sẽ xây 5 cửa hàng xăng dầu loại I, 59 cửa hàng xăng dầu loại II và 129 cửa hàng xăng dầu loại III.
Các cửa hàng thuộc diện nâng cấp chỉ được hoạt động sau khi cải tạo xong và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Theo UBND Thành phố, mục đích của việc giải toả, di dời các cửa hàng xăng dầu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xăng dầu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các cửa hàng xăng dầu phù hợp với quy hoạch, khang trang, hiện đại.
Theo vietbao
Luật sư lên tiếng vụ trung tâm Electrolux "ma" Sau khi Báo điện tử TS đăng bài viết "cảnh giác chiêu lừa đảo ở Electrolux "ma" 133 Thái Hà, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng, văn phòng Luật sư Hoàng Danh khẳng định, hành vi của Trung tâm bảo hành Electrolux là vi phạm Luật quảng cáo và luật thương mại. Đây là trang mạng của trung tâm bảo...