Dân không muốn nhường đất vì tiền đền bù 1m2 “không đủ mua gói mì tôm”
Cho rằng mức đền bù thấp, số tiền đền bù không đủ mua đất nơi ở mới và khó khăn trong việc kiếm kế sinh nhai, gần 30 hộ dân nằm trong dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 vẫn chưa chịu di dời khiến dự án chậm tiến độ hơn 2 năm so với dự kiến.
Giá 1 m2 đất không bằng gói mì tôm
Anh Phạm Văn Việt, thôn Chợ, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa là một trong những người dân thuộc diện phải di dời phản ánh: “Nhà tôi có 17.000 m2 đất đồi trồng cây luồng do cha ông để lại, hằng năm thu hoạch hàng chục triệu đồng. Khi Nhà nước vận động di dời để làm hồ thủy điện, gia đình tôi đã nhường 9.000 m2 đất. Tuy nhiên, nhận thấy giá đền bù quá thấp (chỉ có 1500 đồng/m2), chưa đủ mua gói mì tôm, thì chúng tôi quyết định giữ phần đất còn lại”.
Do ảnh hưởng của dự án, nhiều gia đình bị nứt nhà .
Còn chị Hà Thị Điểm (người dân tộc Thái), thôn Thành Long 2, xã Cẩm Thành cho biết, nhà chị vào diện ngập lòng hồ thủy điện. Tuy nhiên, chị chỉ được đền bù 200 nghìn đồng/mét đất ở, 17 nghìn đồng/mét đất trồng cây lâu năm, tổng diện tích đất của gia đình chị là 600 m2 nhưng số tiền bồi thường chỉ được có 45 triệu đồng. Với số tiền này, chị Điểm không đủ mua đất tái định cư nên việc phải di dời là rất khó. Hiện chị đang chờ các cấp có thẩm quyền xem xét, tăng tiền đền bù, hoặc hỗ trợ cho gia đình đến nơi ở mới an toàn.
Không chỉ khó khăn trong giá đền bù thấp, việc nhường đất cho Nhà máy Thủy điện khiến người dân đối mặt với nhiều nguy cơ khi sinh kế cũ bị phá vỡ. Ông Phạm Văn Nghị, thôn Chợ, xã Cẩm Bình buồn rầu cho biết: “Chúng tôi giờ đã có tuổi rồi đi xin làm việc ở công ty, xí nghiệp cũng chẳng ai muốn nhận, đất mầu trồng ngô thì thủy điện đã thu hồi. Nếu còn đất, hàng năm chúng tôi cũng có thêm thu nhập, không biết con cháu chúng tôi sau này sẽ làm những gì để kiếm sống lâu dài. Đất trồng cây giờ không còn, tiền đền bù rồi cũng sẽ hết. Nhà tôi có 5.000m2 đất, mỗi m2 đất chỉ đền có 17.000 đồng, đền cũng như không, chả buồn lấy”.
Ngoai 29 hô dân thuộc 4 xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Thạch chưa được bồi thường và di dời, tại xã Cẩm Thành, còn có mo cat sô 121 cua Công ty TNHH Thai Dương do trước đó UBND tinh Thanh Hóa câp giây phep khai thac mo cat này. Đây là vi tri nằm trong khu vưc long hô thuy điên đa đươc Sơ Công Thương xac đinh ranh giơi va UBND huyên đa co thông bao thu hôi đât.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2017, UBND tinh Thanh Hoa co công văn chi đao UBND huyên thu hôi đât thuôc mo cat 121, nhưng hiện Công ty TNHH Thai Dương yêu câu bôi thương may moc, thiêt bi khai thac cát, sỏi hoặc cấp vị trí mỏ mới cho công ty, nên việc giải phóng mặt bằng đang găp nhiêu kho khăn. UBND huyện Cẩm Thủy đã nhiều lần kiến nghị lên câp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 chậm tiến độ do nhiều hộ dân không chịu di dời.
Được biết, Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom làm chủ đầu tư nằm trên địa phận 2 xã Cẩm Thành, Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa).
Video đang HOT
Dự án có công suất 28,8 MW nhằm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia và kết hợp làm hồ chứa, tăng đầu nước phục vụ tưới nông nghiệp. Kinh phí thực hiện dự án trên 1.300 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện dự án là 481 ha.
Để thực hiện Dự án Thủy điện Cẩm Thủy 1, hơn 1.200 hộ dân phải nhường đất cho Dự án. Tuy nhiên, do giá đền bù quá thấp nên hiện vẫn còn 29 hộ dân tại các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) chưa chấp nhận di dời khỏi vùng lòng hồ.
Đang chờ báo cáo
Theo bà Mai Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, số hộ dân đang vướng mắc về việc đền bù, huyện đã kiến nghị với tỉnh, tỉnh đã giải quyết cho nhân dân, nhưng các hộ dân vẫn không đồng ý với mức giá bồi thường theo quy định nên huyện đang tiếp tục báo cáo tỉnh.
“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động nhân dân nhận tiền bồi thường, nhường đất cho dự án, đối với các hộ mất đất ở, huyện sẽ hỗ trợ các hộ tiền thuê nhà 6 tháng, các hộ có nhu cầu đất ở huyện cũng bố trí đất ở cho các hộ ổn định sản xuất. Còn những hộ mất đất sản xuất, huyện sẽ hỗ trợ các hộ tìm kiếm ngành nghề khác, có thu nhập”- Bà Hà nói.
Liên quan đến việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn trong chuyến công tác kiểm tra tình hình thi công dự án mới đây đã đưa ra kêt luân, chủ đầu tư chưa xây dựng phương án phòng chống lụt bão; phương án vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương duyệt.
Phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du cung chưa đươc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, ngoai ra, chủ đầu tư con chưa thực hiện xong việc nghiệm thu, kiểm định chất lượng công trình nên không đủ điều kiện để cho phép tích nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu huyện Cẩm Thủy rà soát các điểm vướng mắc sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đông thơi, giao Sở Tài nguyên va Môi trường tham mưu phương án bồi thường giải phóng mặt băng tai mỏ cát nằm trong lòng hồ.
Bình Minh
Theo Dantri
Những ngôi nhà "lạ" trong khu dự án trồng chanh
Xã Cẩm Tâm đi kiểm tra và phát hiện hộ bà Yến cho dựng tới 6 ngôi nhà để chứa đồ đạc, cho người ở và che các giếng đào. Kiểm tra hầm ngang phát hiện đã được đào mới thêm 15 m, có 1 máy đào đất đá và 3 máy bơm; ở khu vực giếng đào phát hiện tiếp 4 máy bơm. Nước được bơm lên không dùng để tưới cây mà chảy vào một bể trong vườn...
Đào vàng núp bóng trồng cây?
Theo phản ánh của người dân thôn Lau và thôn Tân Thành (xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa), từ đầu năm 2018 đến thời điểm hiện nay, giếng nước sinh hoạt của người dân luôn trong tình trạng cạn kiệt nước (cả giếng đào và giếng khoan), đây là điều chưa từng xảy ra tại địa phương từ trước tới nay. Sau nhiều lần tìm hiểu, người dân cho rằng nguyên nhân cạn nước là do hộ gia đình bà Dương Thị Yến (đăng ký thường trú xã Cẩm Tâm) hoạt động khai thác vàng trái phép "trá hình" dự án trồng cây chanh đào.
Một hộ dân thôn Lau cho biết: "Hộ bà Yến xin thuê đất làm dự án chanh đào và chăn nuôi nhưng không thấy trồng chanh đào hay có hoạt động chăn nuôi. Dự án trồng cây nhưng cho xây tường rào cao quá đầu người, có dây thép gai phía trên, xây dựng nhiều khu nhà, đào giếng và cho đóng cửa im ỉm suốt ngày. Chúng tôi nghi ngờ có hoạt động đào vàng trái phép".
Khu đất được xây tường rào quây kín và phía trong không thấy có trồng cây chanh đào hay các hoạt động chăn nuôi.
"Dự án trồng cây chanh đào thì chẳng có cây, cũng không có trang trại chăn nuôi nào cả, thế nhưng chúng tôi quan sát thấy họ thực hiện hút nước liên tục, chủ yếu là vào ban đêm khiến nước còn tràn cả ra đường. Chúng tôi nhiều lần nắm được thông tin báo xã nhưng đến nay tình trạng trên vẫn tái diễn"- một người dân cho biết.
Cũng theo người dân ở đây, do xã Cẩm Tâm là vùng miền núi, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào nước giếng, vì thế việc người dân thôn Lau và thôn Tân Thành bất ngờ mất nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bà con, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức, hạn hán dài ngày như hiện nay.
"Khu đất mà bà Yến xin thuê lại để làm dự án trồng cây trước đây đã có hoạt động khai thác vàng trái phép từ những năm 1980-1990. Từ đó đến nay không còn hoạt động khai thác nữa, nhưng nhiều giếng đào vàng vẫn còn chưa được lấp, nên có thể bà Yến đã lợi dụng việc xin dự án trồng cây để cho thăm dò đào vàng"- một người dân khác cho biết.
Theo hồ sơ, người thuê đất tại thửa đất số 02, tờ bản đồ số 1 (đất lâm nghiệp) tại thôn Lau, xã Cẩm Tâm với diện tích 4.123 m2 là bà Lưu Thị Kim Phụng (SN 1957, trú tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) và được UBND huyện Cẩm Thủy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tháng 10/2014 có thời hạn đến tháng 12/2047, với mục đích thuê trồng cây lâu năm.
Tuy nhiên bà Phụng không thực hiện dự án mà cho bà Dương Thị Yến thuê lại khu đất trên và bà Yến đã tiến hành kéo điện 3 pha, đưa người và máy móc về có hoạt động lạ.
Hàng chục người lạ mặt trong "dự án trồng chanh"
Ông Quách Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Tâm cho biết, việc người dân thôn Lau và Tân Thành bức xúc trước tình trạng mất nước là đúng sự thật, xã cũng nghi ngờ hộ gia đình bà Yến có hoạt động đào vàng trái phép dẫn tới việc mất nước.
"Xã đã nhiều lần phối hợp với huyện vào kiểm tra, tuy nhiên khi vào trong không thấy có các hoạt động khai thác vàng nên rất khó xử lý, còn các giếng đào thì đầy nước nên không thể xuống phía dưới kiểm tra được"- ông Mạnh nói.
Các giếng đào bên trong khu đất được xây nhà quây kín, phía trong có máy tời, hệ thống điện.
Theo báo cáo của UBND xã Cẩm Tâm, ngày 8/5 vừa qua, đơn vị này đã đi kiểm tra và phát hiện hộ bà Yến đã cho dựng tới 6 ngôi nhà trong khu đất để chứa đồ đạc, cho người ở và che các giếng đào.
Kiểm tra hầm ngang xã này phát hiện đã được đào mới thêm 15 m, có 1 máy đào đất đá và 3 máy bơm (công suất khoảng 10-11 mã lực); ở khu vực giếng đào phát hiện tiếp 4 máy bơm có công suất tương tự. Nước được bơm lên không dùng để tưới cây mà chảy vào một bể trong vườn và một bể của hộ gia đình bên cạnh.
Đặc biệt, tại thời điểm kiểm tra, phát hiện bên trong khuôn viên đang có 20 người, trong đó có 17 người lạ mặt chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng đến từ các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Nam và 1 số huyện khác trong tỉnh Thanh Hóa.
Theo Phòng TN-MT huyện Cẩm Thủy, qua kiểm tra diện tích đất mà bà Yến thuê lại có trồng keo và cây ăn quả (cây vải) là những cây do hộ ông Nguyễn Mạnh Hùng trồng trước khi chuyển nhượng lại cho bà Phụng; có 1 ao nước sâu và 2 giếng đào do hoạt động khai thác vàng trái phép để lại chưa được lấp. Toàn bộ diện tích không trồng chanh đào và hoạt động chăn nuôi.
Được biết, UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng ý cho bà Yến khai thác nước ở 2 giếng nước đã được đào trước đây, với lưu lượng sử dụng 60 m3/ngày đêm và chỉ khai thác để phục vụ cho dự án chanh đào và chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó phòng TN-MT huyện Cẩm Thủy cho biết, nhận được phản ánh của người dân, huyện cũng đã xuống kiểm tra và phát hiện bà Yến không có hoạt động trồng cây và chăn nuôi như trong giấy phép xin thuê đất mà cho xây dựng công trình và nhà ở sai mục đích nên đã yêu cầu tháo dỡ 5 nhà xây trái phép và xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng.
"Chúng tôi cũng nghi ngờ họ có hoạt động khai thác vàng trái phép nhưng rất khó phát hiện vì các lần xuống kiểm tra không thấy có hoạt động gì"- ông Hiệp nói.
Còn ông Nguyễn Khắc Tuấn, Trưởng phòng TN-MT huyện Cẩm Thủy nêu quan điểm: "Địa phương không khuyến khích cho khai thác nước để thực hiện dự án này vì thực chất ở đó trước đây cũng có hoạt động khai thác vàng. Trong quá trình cấp phép khai thác nước cho bà Yến, UBND huyện cũng không được tham gia ý kiến, tuy nhiên quyết định đã ban hành rồi nên phải tuân thủ.
"Các anh chắc cũng thấy rồi, trồng chanh với khai thác nước gì mà có mười mấy người, chúng tôi biết chắc chắn đó là hình thức trá hình cho hoạt động khai thác vàng trái phép chứ dự án trồng cây với chăn nuôi gì đâu. Tới đây huyện sẽ có đề xuất gửi tỉnh nếu dự án không hiệu quả thì nên thu hồi"- ông Tuấn thẳng thắn.
Bình Minh
Theo Dantri
"Cỗ máy" bơm nước tiền tỷ nguy cơ trở thành sắt vụn Một trạm bơm hiện đại được đầu tư xây dựng hàng tỷ đồng tại xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa), với máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng lại bị bỏ hoang hàng chục năm nay, có nguy cơ biến thành sắt vụn... Trạm bơm tiền tỷ bỏ hoang Theo phản ánh của người dân, công trình...