Dân khốn khổ vì chính quyền bán đất trên giấy
Trong khi chưa thu hồi đất và đền bù cho người chủ đất nhưng chính quyền địa phương lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đổ) cho người mua. Hơn 10 năm nay, cả chủ đất và người mua đất khốn khổ vì sự tắc trách này.
Đất chưa thu hồi nhưng đã bán cho người khác
Theo phản ảnh của một số hộ dân ở thôn An Mỹ 2 (xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam); năm 2005, UBND xa Tam An ra quyêt đinh bôi thương thiêt hai cho môt sô hô dân co đât năm trong dư an giai phong măt băng đê xây dưng khu dân cư A,B,C. Trong khi đât chưa đươc thu hôi thi chinh quyên xa Tam An lai phân lô ban nên và tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đổ) trên diên tich đât cua ngươi dân đang canh tac.
Ông Thuấn bên khu đất của mình chưa nhận đền bù, chưa giao đất đã cấp sổ cho người khác.
Một trong những trường hợp này là ông Phạm Công Thuấn (trú thôn An Mỹ 2, xã Tam An, huyện Phú Ninh). Ông Thuấn cho biết, gia đình ông có thửa đất hơn gần 1.700 m2 trồng cây hàng năm, đất chưa có sổ đỏ nhưng là đất của ông bà, có trích lục từ năm 1939 để lại.
Thang 4/2005, UBND xa Tam An ra quyêt đinh bôi thương thiêt hai cho gia đinh ông để thu hồi đất. Theo đo, UBND xa Tam An kê khai sô tiên đên bu cho gia đinh ông la 20,7 triêu đông. Trong đo đên bu vê đât chi 7,8 triêu đông cho hơn 1.200m2. Ông Thuấn cho hay, đây là đât canh tac bao đơi nay do ông bà để lại nhưng nay bị thu hồi với giá rẻ mạt nên ông không đông y và gưi đơn khiêu nai lên câp trên.
Sau gân 10 năm khiêu nai, tháng 9/2013, UBND huyện Phu Ninh quyêt đinh nâng bôi thương, hô trơ cho gia đinh ông Thuân tư 20,7 triêu đông lên 121 triêu đông. Tuy nhiên cung như lân trươc, gia đât đươc bôi thương qua thâp, chi 22.500 đông/m2, trong khi khung gia UBND tinh đưa ra ap dung la 75.000 đông/m2. Đến đầu năm 2014, ông Thuấn tiếp tục nhận thông báo bồi thường đất bổ sung 16 triệu đồng nữa nhưng ông cũng không đồng tình.
“Khu đất phía trước của tôi mang đi bán cho người khác, còn gần 500m2 đất phía sau của tôi đi bằng cách nào? Hơn nữa tiền đền bù quá thấp, trong khi đó, nói cấp lại cho tôi một lô đất (180m2) mà bảo tôi nộp hơn 30 triệu đồng để trả tiền cho lô đất đó nên tôi không đồng ý. Tôi thấy thiệt thòi cho tôi quá”, ông Thuấn trình bày.
Sau nhiều lần huyện và xã hòa giải nhưng không thành vì cho rằng giá đền bù quá thấp nên ông Thuấn không chịu bàn giao mặt bằng. Ngày 20/10 vừa qua, UBND huyện đã ra quyết định cưỡng chế để thực hiện quyết định thu hồi đất, giao đất. “Lý do cưỡng chế là tôi không chấp hành quyết định số 4082/QĐ-UBND ngày 22/9/2003 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất, giao đất…”, ông Thuấn nói.
Trương hơp gia đinh ông Pham Công Thuân chi la môt trong nhưng “nan nhân” cua dư an trên. Bà Phạm Thị Hội (cùng trú thôn An Mỹ 2, xã Tam An, Phú Ninh) cũng giống như trường hợp của ông Thuấn. Bà cũng nhận được quyết định cưỡng chế của UBND huyện Phú Ninh.
“Tôi không đồng ý quyết định cưỡng chế của UBND huyện Phú Ninh. Tôi yêu cầu chính quyền huyện Phú Ninh và tỉnh Quảng Nam đình chỉ khẩn cấp việc thực hiện quyết định cưỡng chế trên và thực hiện việc thu hồi đất đúng trình tự pháp luật, việc đền bù giải tỏa phải được thỏa thuận đảm bảo quyền lợi của tôi theo pháp luật”, bà Hội bức xúc.
Một điều “tréo ngoe” là trên những mảnh đất của ông Thuấn, bà Hội hiện đã có trên 10 sổ đỏ của người dân do UBND huyện Phú Ninh cấp cho những người mua trúng thông qua đấu giá. Những trường hợp này cũng “dở khóc dở cười” khi sổ đỏ đã cầm trong tay hơn 10 năm nay nhưng không thể làm nhà để ở vì huyện Phú Ninh và xã Tam An không bàn giao đất thực tế.
Video đang HOT
Biết sai nhưng không còn đường lùi?
Anh Đô Văn Thao (tru thôn An My 2, xa Tam An) đã mua đất từ những thửa đất mà chính quyền không thu hồi được của dân. Cầm sổ đỏ hơn 10 năm nay, anh Thao gõ cửa khắp nơi nhưng không có chỗ nào giải quyết để anh có đất làm nhà, trong khi đó tiền anh đã nộp đủ.
Anh Thao đã được cấp sổ đỏ hơn 10 năm nhưng chưa có đất thực tế khiến anh không có đất để làm nh
Anh Thao cho biêt: “Năm 2004, sau khi đâu gia trung lô đât vơi gia 15,1 triêu đông, tôi đa nôp đu tiên va UBND huyện Phu Ninh đa câp sô đo cho tôi vơi diên tich 160m2, thơi han sư dung lâu dai. Thê nhưng tư đo đên nay nhiêu lân chung tôi lên xa, huyên đoi đât nhưng ho không giai quyêt đươc. Đê co tiên mua lô đât trên, gia đinh chung tôi phai đi vay ngân hang vây ma gân 10 năm qua chung tôi không co đât đê làm nhà ơ”.
Anh Thao cho rằng, việc không thu hồi được đất của người dân là của chính quyền địa phương, còn về thiệt hại đối với lô đất anh mua đã được cấp sổ đỏ hơn 10 năm nay thì chính quyền cũng không có cách giải quyết hợp tình hợp lý cho anh. Sổ đỏ anh giữ từ đó đến nay như tờ giấy lộn.
Cũng may giữa chủ lô đất bị thu hồi và người mua đất cũng quen biết nhau nên đều thông cảm không gây khó dễ nhưng chính quyền địa phương thì cứ dây dưa giải quyết khiến cả hai bên đều thiệt hại.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Toàn – Chủ tịch UBND xã Tam An – cho biết, sự việc đã xảy ra hơn 10 năm trước. Trong quyết định của tỉnh năm 2003 thu hồi 16.470,5m5, quy hoạch 96 lô, ngoài đất đang diện quản lý của nhà nước thì có 26 hộ bị thu hồi. Trong đó, có 19 lô đất đã cấp sổ đỏ nhưng chưa có đất thực tế vì các hộ chưa nhận bồi thường, chưa bàn giao đất.
Chủ tịch UBND xã Tam An cũng cho biết, qua các năm, xã và huyện đã tích cực với nhiều giải pháp nhưng hiện nay vẫn còn 7 hộ chưa chấp nhận nhận tiền bồi thường và bàn giao đất, trong đó có 13/19 hộ được cấp sổ đỏ (trên đất chưa bàn giao) nhưng vẫn chưa có đất thực tế.
Chủ tịch UBND xã Tam An nói: “Việc thu hồi đất là chủ trương tỉnh giao địa phương, sau này huyện thấy sai do cấp sổ đỏ trên đất chưa thu hồi, sai quy trình và đã tổ chức kiểm điểm nhưng rắc rối đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Địa phương cũng đang rất đau đầu, đã nhiều lần làm việc với các hộ nhưng họ không đồng tình vì cho rằng mức giá đền bù quá thấp. Huyện và xã cũng làm nhiều cách như đổi đất, ai có nhu cầu thì nhận đất chỗ khác nhưng các hộ vẫn chưa đồng tình nên buộc xã phải tham mưu cưỡng chế để giải quyết dứt điểm tình hình”.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đặng Bá Dự – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Ninh – cho rằng, vụ việc này xảy ra từ thời còn thị xã Tam Kỳ. Việc làm sai này lúc đó đã khởi tố vụ án nhưng sau đó có một cán bộ địa chính xã tự tử nên không xử lý hình sự nữa; một số cán bộ, lãnh đạo liên quan của xã Tam An lúc đó cũng đã bị xử lý kỷ luật.
Ông Phạm Minh Tâm phản ảnh chưa có sổ đổ nhưng đã trả tiền xong
Ông Đặng Bá Dự nói: “Trách nhiệm của chúng tôi là xử lý những tồn tại từ thời trước để lại. Huyện cũng đã nhiều lần làm việc với các hộ dân và hiện còn 7 hộ vẫn chưa giải quyết được. Chúng tôi đã nhiều lần điều chỉnh giá bồi thường theo quy định của nhà nước nhưng người dân vẫn không chịu. Cái khó là đất của các hộ dân là đất màu thì chúng tôi phải đền bù theo giá đất màu chứ không thể đền bù theo giá đất ở được”.
Ông Dự cũng cho hay, huyện bị 2 sức ép. Một là của những hộ đã có sổ đổ nhưng chưa có đất, hai là xử lý những tồn tại để ổn định tình hình, thực hiện dự án này.
“Chúng tôi biết cái sai này tồn tại do trước đây để lại, dân chưa nhận tiền mà đã bán đất, cấp sổ đỏ thì sai rồi nhưng chúng tôi không có đường lùi đành phải cưỡng chế thi hành. Thật ra cưỡng chế là biện pháp cuối cùng trước khi các thủ tục khác như đối thoại, vận động người dân”, ông Dự nói.
Ông Dự cho hay, ngày 20/10/2015, Chủ tịch huyện đã ký quyết định cưỡng chế 2 hộ ông Thuấn và bà Hội (còn các hộ khác có thể thương lượng được), sẽ tổ chức thực thi sau 15 ngày. Sáng 27/10, Bí thư huyện ủy Phú Ninh triển khai các phương án cưỡng chế.
“Trong thời gian này, chúng tôi tiếp tục vận động, gặp gỡ với hai hộ trên để tiếp tục giải quyết, chỉ trong tình thế bí quá mới cưỡng chế. Sau khi cưỡng chế sẽ san nền tạo đất mới rồi định vị và bàn giao đất cho những người đã có sổ đỏ”, ông Dự cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
Hà Nội: 88 hộ dân khốn khổ vì cơ quan chức năng "đá bóng" trách nhiệm
Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì việc rà soát cấp sổ đỏ cho 88 hộ dân phường Trung Hòa, Sở lại có văn bản giao UBND quận Cầu Giấy giải quyết quyền lợi của người dân, nhưng rốt cuộc chỉ đạo vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, còn người dân tiếp tục cảnh chờ đợi mòn mỏi.
Liên quan đến vụ việc 88 hộ dân Khu tập thể Trường Trung học Kỹ thuật & Nghiệp vụ (KT&NV - PV) Hà Nội, thuộc tổ dân phố số 6 và 22, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (gọi là sổ đỏ - PV) sau hàng chục năm mòn mỏi chờ đợi. Sau khi báo Dân trí vào cuộc phản ánh việc các hộ dân bị doanh nghiệp do nhà trường mời về "chào" mức phí dịch vụ 30 - 50 triệu đồng/1sổ, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 7741/VP-TNMT ngày 14/11/2014, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch Thành phố Vũ Hồng Khanh giao Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, Công ty Quản lý & Phát triển nhà tiến hành kiểm tra, giải quyết, tiếp nhận việc bán nhà đối với 88 hộ dân Khu tập thể Trường Trung học KT&NV.
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội chưa được thực hiện đầy đủ sau một năm ban hành.
Sau khi TP. Hà Nội chỉ đạo, trong tháng 11 và 12/2014, Sở Xây dựng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đo đạc hiện trạng với thái độ tích cực. Dựa trên kết quả kiểm tra và kiến nghị của các đơn vị liên quan, ngày 21/1/2015, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Nguyễn Chí Dũng ký Văn bản số 553/SXD-B61 gửi UBND TP. Hà Nội báo cáo sự việc. Sở Xây dựng kiến nghị TP. Hà Nội giao cho UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Trung Hòa kết hợp với các cơ quan liên quan thụ lý hồ sơ, xem xét cấp sổ đỏ cho các hộ dân theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
Được Thành phố chấp thuận chủ trương, ngày 13/3/2015, Sở Xây dựng Hà Nội ban hành Công văn số 2059/SXD-B61, gửi UBND quận Cầu Giấy và Trường Trung học KT&NV Hà Nội đề nghị hướng dẫn thủ tục cấp sổ đỏ cho 88 hộ dân, nhà trường phối hợp bàn giao hồ sơ về nhà đất cho các hộ dân để UBND quận Cầu Giấy xem xét cấp sổ đỏ theo quy định.
Từ tháng 3/2015, Sở Xây dựng có văn bản gửi UBND quận Cầu Giấy và Trường Trung học KT&NV Hà Nội đề nghị phối hợp giải quyết, nhưng cho đến nay người dân vẫn "mòn mắt" chờ sổ đỏ.
Đón nhận thông tin Sở Xây dựng có văn bản đề nghị UBND quận Cầu Giấy tổ chức hướng dẫn, làm thủ tục cấp sổ đỏ cho khu dân cư theo chỉ đạo của TP. Hà Nội, 88 hộ dân Khu tập thể Trường Trung học KT&NV Hà Nội không giấu được niềm vui, tất cả đều tin rằng gia đình sẽ được sớm cầm trên tay cuốn sổ đỏ sau hàng chục năm mòn mỏi chờ đợi.
Nhưng sự mong mỏi của người dân cho đến nay chưa thành hiện thực, mặc dù chỉ đạo của TP. Hà Nội đã chạm ngưỡng một năm. Từ tháng 3/2015, đại diện khu dân cư đã tham dự rất nhiều cuộc họp, được nhiều cơ quan trấn an nhưng rốt cuộc chỉ đạo của Thành phố vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, trong khi các cơ quan chức năng liên tục "đá bóng" trách nhiệm từ chỗ này sang chỗ khác.
Theo thông tin được Phòng TN&MT quận Cầu Giấy cung cấp, nguyên nhân khiến vụ việc chậm được giải quyết là do Trường Trung học KT&NV chỉ cung cấp được kết quả đo vẽ - quy hoạch tổng thể chung, không cung cấp kết quả đo vẽ diện tích sử dụng của từng hộ. Ngày 5/6/2015, Phòng TN&MT tiếp tục có văn bản đốc thúc Trường Trung học KT&NV Hà Nội cung cấp bản vẽ và quy hoạch chi tiết của từng hộ, phân loại ra từng nhóm, nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía nhà trường nên việc cấp sổ đỏ cho các hộ dân chưa thể chuyển sang được giai đoạn tiếp theo.
88 hộ dân Khu tập thể Trường KT&NV Hà Nội chưa biết đến bao giờ mới được cầm sổ đỏ trên tay.
Sau nhiều buổi làm việc giữa Phòng TN&MT, chính quyền phường Trung Hòa, Trường Trung học KT&NV không mang lại kết quả, ngày 31/8/2015, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, Bùi Tuấn Anh chủ trì cuộc họp có sự tham gia của đại diện Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Trường Trung học KT&NV Hà Nội, phường Trung Hòa và đại diện 88 hộ dân.
Tại Công văn số 2059/SXD-B61ngày 13/3/2015, Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Cầu Giấyhướng dẫn và làm thủ tục cấp sổ đỏ cho 88 hộ dân. Tuy nhiên, kết thúc buổi làm việc ông Bùi Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy lại thống nhất sẽ có văn bản báo cáo Thành phố đề nghị để Sở Xây dựng tiếp nhận, sau đó giao Công ty Đầu tư & Phát triển nhà làm thủ tục bán nhà theo Nghị định 60 và 61 của Chính phủ, trước khi chuyển hồ sơ về UBND quận Cầu Giấy cấp sổ đỏ. Đồng nghĩa, 88 hộ dân sẽ phải tiếp tục sống cảnh chờ đợi chưa biết đến hồi kết.
Thực tế, hai tháng đã trôi qua, kể từ sau cuộc họp liên ngành diễn ra tại trụ sở UBND quận Cầu Giấy, 88 hộ dân chưa nhận được thông báo gì liên quan đến tiến độ cấp sổ đỏ cho người dân theo đúng văn bản chỉ đạo của TP. Hà Nội, 88 hộ dân cũng không được biết thời điểm nào sẽ được cấp sổ đỏ, mặc dù quyền lợi hợp pháp của người dân đã bị "đưa đẩy" qua rất nhiều cơ quan.
Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho 88 hộ dân Khu tập thể Trường Trung học KT&NV Hà Nội, báo Dân trí nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo, giám sát Sở Xây dựng, UBND quận Cầu Giấy, Công ty Đầu tư & Phát triển nhà khẩn trương hoàn thành thủ tục bán nhà và cấp sổ đỏ cho các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chỉ đạo của Thành phố trong vụ việc trên.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Xã bán đất 'chui', dân không được cấp sổ đỏ UBND xã Minh Thành (H.Yên Thành, Nghệ An) bán đất trái thẩm quyền cho hàng chục hộ dân, khiến họ bị "treo" sổ đỏ suốt 10 năm nay. Các lô đất dân mua đấu giá từ năm 2004 đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ - Ảnh: Khánh Hoan Năm 2004, UBND xã Minh Thành tổ chức bán đấu giá 5 lô...