Dân khốn đốn vì vườn mắc ca chỉ tốt lá, không ra quả!
Nhiều hộ dân xã Liên Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đang rơi cảnh điêu đứng vì giống mắc ca họ trồng mặc dù tươi tốt nhưng lại không cho quả. Nguyên nhân do người dân mua phải giống trôi nổi trên thị trường.
Chúng tôi về xã Liên Hà, nơi có những vườn mắc ca được trồng thử nghiệm cách đây 5 năm. Nghe hỏi về mắc ca, ông Nguyễn Việt Hùng, cán bộ nông nghiệp xã lắc đầu ngao ngán: Diện tích thì ngày tàn lụi, năng suất không có, nông dân trong xã đang bắt đầu chặt bỏ dần.
Vườn mắc ca 5 năm tuổi trồng xen với cà phê của ông Hùng xanh tốt nhưng rất hiếm trái.
Theo ông Hùng, được sự chấp thuận của UBND tỉnh, năm 2010, một công ty đã làm việc với UBND huyện, nội dung thỏa thuận trồng, chế biến và thu mua sản phẩm cây mắc ca với từng hộ dân tại khu vực 6 xã vùng Tân Hà cùng cam kết: Đầu tư cho dân 50% chi phí giá cây giống, vật tư và bao tiêu quả mắc ca khi có thu hoạch.
Video đang HOT
Thực hiện cam kết này, năm 2012, công ty có về UBND xã, đặt vấn đề mua bán cây giống, hỗ trợ địa phương xây dựng mô hình điểm. Đại đa số cán bộ trong xã quyết định mua từ 50 – 100 cây với giá hỗ trợ 30.000 đồng/cây về trồng thử nghiệm, làm mô hình cho người dân học hỏi. Cứ như thế, toàn huyện đã có 44,5 ha mắc ca được công ty này đầu tư cho dân trồng tại xã Liên Hà (23 ha) và một số các xã khác như Tân Thanh (7 ha), Đan Phượng (3,5 ha), Tân Hà (11 ha).
Tham quan vườn mắc ca 5 năm tuổi của ông Hùng, chúng tôi nhận thấy vườn mắc ca của ông phát triển rất xanh tốt, cây nào cũng cao vút nhưng tuyệt nhiên rất ít trái. Qua trao đổi, ông Hùng tỏ ý nghi ngờ chất lượng cây giống. Theo ông Hùng, thời điểm nhận cây giống, cán bộ trong xã đã nhận thấy dù là cây mắc ca ghép nhưng các mắt ghép rất sơ sài, dường như không đúng yêu cầu kỹ thuật và cũng không thể nào nhận biết được mắt ghép trên có phải là chồi chuẩn hay không? Chính vì mập mờ từ khâu chọn giống ban đầu mà giờ nông dân trong xã phải điêu đứng vì trồng phải mắc ca “điếc”.
Tương tự, vườn cà phê xen mắc ca của anh Nguyễn Văn Thọ, cán bộ văn phòng UBND xã Liên Hà, cây mắc ca cũng chỉ toàn cành với lá, rất hiếm trái đậu. Anh Thọ cho biết: Đợt năm 2012, anh cũng lấy gần 200 cây giống mắc ca về trồng thử nghiệm. Lúc mới trồng đã có gần 40% cây bị chết, số còn lại thì cành khẳng khiu, cứ cao vút không phát tán, cũng chẳng có trái. Trong năm vừa qua, anh Thọ thu về được hơn 100 kg hạt, tính ra mỗi cây tầm 1 kg hạt, bán ra được chục triệu đồng.
Ông Trần Đức Xuân, Bí thư thôn Liên Hà 2 bức xúc: “Lúc nhận cây giống chúng tôi ai cũng hồ hởi, nào là sau 3 năm cho trái bói, mỗi cây chục kg, rồi được công ty đầu tư, thu mua. Nhưng rồi hiệu quả kinh tế thế nào thì đã quá thấm thía!”.
Theo ông Xuân, để có một ha mắc ca, cần số tiền trên 20 triệu đồng mua cây giống. Rồi phải bón phân, chăm sóc suốt quãng thời gian 5-6 năm mới biết được cây có ra quả được không; trong khi, sản phẩm làm ra còn mịt mờ về khâu tiêu thụ. Hiện ông Xuân có hơn 70 gốc mắc ca nhưng mỗi năm thu chưa tới 50 kg hạt, số hạt trên gia đình ông chả buồn đem đi bán, giữ lại chỉ để ăn, cho người thân làm quà biếu. Số gốc mắc ca trong vườn ông Xuân đã nhiều lần tính chặt bỏ nhưng vì chẳng gây hại gì cho vườn cà phê, lại giúp che bóng nên ông giữ lại. Ông Xuân cảnh tỉnh người dân khác phải hết sức thận trọng khi chọn mua giống trồng mắc ca.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Lâu nay, người dân tự phát đổ xô trồng mắc ca bằng các loại giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc từ vườn ươm của các cá nhân, đơn vị trong vùng, hoặc tự ươm cây làm giống khiến giá hạt mắc ca cao ngất ngưởng và không có một giá nhất định, tạo ra một thị trường ảo. Điều này khiến chúng tôi hết sức lo ngại”.
Theo ông Sơn, mặc dù Sở NN-PTNT đã tuyên truyền, khuyến cáo nhưng người dân dường như phớt lờ những cảnh báo. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khó lường về sau. “Người dân đổ xô trồng mắc ca, tôi mong họ hãy tỉnh táo, đừng quá nóng vội, làm theo phong trào, để rồi lại tự mình hại mình”, ông Sơn nói.
Theo Thanh Sa (Nông Nghiệp Việt Nam)
Tội phạm người Malaysia "mặc cả" mức án tại phiên tòa
Sau khi nghe đại diện VKS đề nghị mức án xong, lời nói sau cùng bị cáo người Malaysia đã "mặc cả" mức án tù, xin được tuyên án nhẹ hơn.
For Zheng Yi tại phiên tòa 15.6.
Ngày 15.6 TAND TP.HCM xét phiên sơ thẩm đối với bị cáo For Zheng Yi (SN 1985, quốc tịch Malaysia) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Theo nội dung bản án, ngày 28.10.2015 For Zheng Yi mang theo hàng chục thẻ tín dụng giả vào Việt Nam. Tối ngày 28.10.2015 bị cáo sử dụng 6 thẻ visa giả thanh toán gần 4.000 USD tiền vé máy bay từ Kuala Lumpur đến Đài Loan. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch nhân viên tại văn phòng này phát hiện có nghi vấn nên báo cho Công an.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng thu giữ tổng cộng 32 thẻ tín dụng các loại của For Zheng Yi (trong đó có 30 thẻ giả). Bị cáo khai nhận với Công an rằng bản thân trong quá trình lái taxi ở Malaysia đã thiếu nợ số tiền 2 500 USD. Chính vì thế người đàn ông này phải chấp nhận lấy thẻ tín dụng giả vào Việt Nam sử dụng để trả nợ.
Trong quá trình dùng thẻ tín dụng giả để mua sắm, chi trả các khoản tiền dịch vụ khác, For Zheng Yi chiếm đoạt bất chính số tiền gần 5,6 triệu. Trong đó có gần 4,8 triệu tiền ở khách sạn Rex trong một đêm.
Sau khi kết thúc phần tranh luận, đại diện VKS đã đưa ra đề nghị mức án từ 3-4 năm tù đối với hành vi phạm tội của For Zheng Yi. Khi được nói lời sau cùng, bị cáo này nói: "Bị cáo nghĩ chỉ nên xử 2-2,5 năm tù thôi". Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt For Zheng Yi 3 năm tù về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Theo Danviet
Triều Tiên "mặc cả" Mỹ-Hàn để ngừng thử nghiệm hạt nhân Bình Nhưỡng đã lên tiếng yêu cầu Mỹ ngừng tập trận quân sự với Hàn Quốc, đổi lại Triều Tiên sẽ ngừng các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 -4-2016 với The Associated Press tại New York, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Su cho biết, nước ông sẵn sàng ngừng...