Dân khóc đứng khóc ngồi vì chủ thu mua cà phê bất ngờ “mất tích”
Sáng ngày 31/12, sau khi nghe tin chủ cơ sở thu mua cà phê Tam Nam “mất tích”, nhiều người dân cuống cuồng kéo đến đòi nợ, mới hay trước khi “mất tích”, gia đình này đã kịp dọn sạch toàn bộ tài sản trong nhà và kho cà phê.
Chủ cơ sở trên là của bà Lê Thị T. và chồng là ông Nguyễn Văn N. (tại thôn Hàm Rồng, Ia Băng, Đăk Đoa, Gia Lai). Chiều ngày 31/12, người dân sau khi nghe tin vợ chồng bà T. biến mất đã kéo tới mỗi lúc một đông. Thấy chủ nhà đi vắng, tài sản cũng đã được dọn sạch, người dân cuống cuồng gọi điện thoại cho vợ chồng bà T. nhưng không có kết quả.
Ông Nguyễn Văn Mậu (trú thôn Đoàn Kết, Chư Pơng, Chư Sê, Gia Lai) “méo mặt” cho biết, cách đây khoảng 10 ngày, ông bán cho gia đình bà T. gần 3 tấn cà phê nhân với giá gần 120 triệu đồng. Chiều ngày 30/12, ông đến nhà bà T. lấy tiền thì được người phụ nữ này hẹn sáng 31/12 sẽ trả. Như lời hẹn, sáng nay ông Mậu đến nhà lấy nợ thì không thấy ai ở nhà, điện thoại thì không ai nghe máy. Ông Mậu hốt hoảng đi khắp làng tìm hỏi thì không ai biết gia đình này đi đâu.
Chị Nguyễn Thị Nhung (27 tuổi, trú thôn Hàm Rồng) ngồi khóc mắt đỏ hoe cho biết, chiều ngày 30/12, bà T. đến nhà chị mượn hơn 2,8 tấn cà phê nhân với lý do về trộn với cà phê nhân bị đen của bà để bán cho khách. Nghĩ tình làng xóm nên chị Nhung đã đồng ý cho bà này mượn. Đến sáng ngày 31/12, chị Nhung nghe tin bà T. bể nợ, đã bỏ trốn khỏi địa phương, chị vội chạy đến xem thì thấy nhà bà này “vườn không nhà trống”.
Người dân hoang mang tập trung trước nhà bà T.
“Mới hôm qua tôi còn gặp vợ chồng, con cái gia đình bà ấy. Đến sáng nay đã không thấy đâu, điện thoại thì không ai bắt máy. Khi tôi đến thì đã có hàng chục người đến nhà bà ấy đòi nợ. Số cà phê trên tôi mới thu hoạch xong, tôi tính để bán trả nợ ngân hàng. Giờ như thế này tôi không biết tính sao”, chị Nhung khóc nói.
Các chủ nợ đang tập trung tại cơ sở thu mua cà phê Tam Nam cho biết, mới chiều tối qua cả gia đình bà T. còn ở nhà, việc mua bán cà phê vẫn diễn ra bình thường. Đến sáng nay thì “mất tích”, kho và nhà trống trơn không còn tài sản gì, vì vậy người dân cho rằng gia đình bà này đã cố tình lừa lấy tài sản của dân. Theo họ thì số nợ của bà T. lên đến nhiều tỷ đồng, có người bán cà phê cho gia đình này chưa lấy được tiền, người thì cho mượn cà phê, người cho vay tiền…
Video đang HOT
Ông Phạm Quý Thành- Chủ tịch UBND xã Ia Băng cho biết, ông đã nắm thông tin về vụ việc. Xã đã báo vụ việc lên công an huyện để về điều tra xử lý, đồng thời cử lực lượng xuống cơ sở thu mua nông sản Tam Nam để ổn định trật tự, tránh tình trạng dân quá khích, làm mất an ninh.
Ông Thành cho biết thêm, hiện xã đã yêu cầu bà con làm đơn trình báo để có hướng xử lý, xã cũng chưa có thống kê chính thức số nợ của chủ cơ sở này đối với dân. Đến giờ cũng chưa thể đánh gia vụ việc mang tính lừa đảo hay không.
Ông Lê Viết Phẩm- Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa cho biết, huyện đã chỉ đạo Công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc. Chưa thể nói vụ việc có tính chất lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay không mà phải chờ kết quả xác minh của công an. Thống kê sơ bộ ban đầu thì số tiền chủ cơ sở thu mua này nợ người dân khoảng 500 triệu đồng và 50 tấn cà phê.
Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Hàng trăm tiểu thương khóc ròng vì chủ phường ôm tiền tỷ bỏ trốn
Với lãi suất cao, hàng trăm tiểu thương chợ Phủ Diễn tham gia dây phường của bà Soa, người ít vài chục triệu, người nhiều lên tới 700-800 triệu đồng. Sau một thời gian dài hoạt động, bà chủ phường đột nhiên biến mất, hàng trăm tiểu thương nháo nhào vì toàn bộ vốn liếng đã đổ vào đây.
Đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của tiểu thương đối với bà Trần Thị Soa gửi cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Hưng - Trưởng Công an xã Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, từ ngày 17/9 đến chiều ngày 22/9, Ban Công an xã đã nhận được hơn 119 lá đơn của người dân, tố cáo bà Trần Thị Soa (SN 1965, trú xóm 9, Diễn Thành) thông qua hoạt động phường hụi đã chiếm đoạt tiền của họ.
Số tiền người dân tố cáo bà Soa chiếm đoạt ước tính khoảng gần 6 tỷ đồng. "Hiện tại bà Soa không có mặt tại địa phương. Căn nhà của bà Soa bị các chủ nợ đến đập phá, chỉ còn trơ mỗi bức tường. Hiện Công an xã Diễn Thành đã lập báo cáo, gửi Công an huyện để điều tra", ông Hưng cho hay.
Mấy hôm nay, các tiểu thương chợ Phủ Diễn vẫn đến chợ, bày hàng ra sạp nhưng chẳng mấy ai có tâm trạng để buôn bán. Theo ông Phan Văn Vũ - Ban quản lý chợ Phủ Diễn thì có đến 2/3 trong số gần 500 tiểu thương của chợ tham gia vào phường của bà Soa. Trong số các tiểu thương trình báo về việc bị bà Soa chiếm đoạt tài sản, người ít thì 20-30 triệu đồng, có người 500 triệu, có người lên tới 800 triệu đồng.
Một góc chợ Phủ Diễn, nơi có đến 2/3 tiểu thương tham gia đường dây chơi phường của bà Soa.
Trước đó, vào ngày 18/9, do không thể liên lạc với bà Soa và chồng của bà này, hàng chục tiểu thương chợ Phủ Diễn đã tìm đến nhà. Sau nhiều nỗ tìm kiếm tung tích bà Soa bất thành, nhiều người không giữ được bình tĩnh đã đập phá căn nhà, lấy những gì có thể lấy để mong gỡ gạc được chút gì đó. Chị Nguyễn Thị T. (SN 1974) bán bánh khô ở chợ Phủ Diễn cho hay, thông qua người quen, chị biết đến đường dây chơi hụi của bà Soa từ tháng 5/2016. Với số tiền góp hụi 1,1 triệu/ngày, lãi suất 1.000 đồng/triệu, theo thỏa thuận giữa hai bên thì đến ngày 30/9 này, chị T. sẽ nhận về hơn 100 triệu đồng cả vốn lẫn lãi. "Giờ thì mất sạch rồi, toàn bộ tiền tích góp, mồ hôi nước mắt của tôi...", chị T. chua chát.
Theo phản ánh của các tiểu thương chợ Phủ Diễn thì đường dây hụi của bà Soa có từ khá lâu và được nhiều chị em tin tưởng do lãi cao, trả sòng phẳng. Bà Soa cũng có gian hàng bán đậu phụ tại chợ nên chị em càng yên tâm hơn. Cứ người này mách với người kia nên số người tham gia đường dây phường của bà Soa lên đến hơn 100 người.
Căn nhà của bà Soa bị các chủ nợ đập phá, lấy đi tất cả những gì có thể lấy để gỡ gạc phần nào số tiền đã nộp cho bà này.
Chị Hoàng Thị V. (SN 1976, thị trấn Diễn Châu) tham gia phường của bà Soa được 8 năm, nỗi ngày 30 nghìn đồng, cứ 10 ngày đóng 1 lần. Sau 8 năm, số tiền chị V. đóng vào phường của bà Soa là hơn 30 triệu đồng. "Tui nghĩ mình đơn chiếc, phải cố gắng tích góp còn lo cho 2 đứa con ăn học. Giờ thì tiền mất, không biết lấy chi mà lo cho các con đây", chị V. thút thít.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, bà Đậu Thị V. (trí khối 1 thị trấn Diễn Châu) trình bày: Bà V. tham gia phường do bà Soa làm chủ phường từ ngày 16/7/2016. Tính tới thời điểm bà Soa biến mất khỏi địa phương, bà V. đã nộp cho bà Soa 105 triệu đồng. Hai bên lập sổ sách, ghi rõ số tiền đóng nộp và ký tên đàng hoàng. Theo thỏa thuận, đến ngày 18/11/2016, bà Soa có trách nhiệm phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho bà V.
Một tiểu thương chợ Phủ Diễn thất thần sau khi bà Soa ôm tiền phường bỏ trốn.
"Đến đầu tháng 9/2016, tôi thấy bà Soa có nhiều dấu hiệu không bình thường nên xin được lấy số tiền mình đã đóng nhưng bà Soa cứ khất lần và không cho tôi rút. Đến ngày 17/9 thì bà Soa bỏ trốn. Cứ nghĩ gửi vào đó có thêm đồng tiết kiệm, giờ thì mất sạch rồi. Con gái tôi cũng đóng cho bà Soa 68 triệu, giờ cũng không biết đi đâu mà đòi", bà V. than thở.
Hiện Công an huyện Diễn Châu đang điều tra nội dung tố cáo của các tiểu thương. Tuy nhiên, do bà Trần Thị Soa không có mặt tại địa phương nên việc điều tra gặp không ít khó khăn.
Vĩnh Khang
Theo Dantri
Nghi án chủ hụi vỡ nợ, "ẵm" hàng chục tỷ đồng bỏ trốn Việc chủ hụi bỗng nhiên mất tích khiến rất nhiều người dân nơi đây đứng ngồi không yên. Số tiền họ tích góp cả đời để chơi hụi mong giúp cải thiện cuộc sống có nguy cơ mất trắng. Vào ngày 11/5, vợ chồng Đinh Văn Biển (SN 1973, trú tại đội 5, xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, Nam Định) bỗng nhiên...