Dân khổ vì nước nhiễm phèn nặng
Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) phải sống chung với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng nhưng hiện nay vẫn chưa có một giải pháp nào hiệu quả để giải quyết tình trạng nói trên.
“Quen rồi” nước phèn…
Hiện nay, xã Cẩm Lĩnh có hơn 200 hộ dân đang phải dùng nước bị nhiễm phèn nặng, tập trung ở ba thôn, thôn 5, thôn 6 và thôn 10. Tìm đến thôn 5, chúng tôi được bà con dẫn vào cho xem nguồn nước vàng ngầu mà họ đã dùng hàng thập kỷ. Vừa múc nước, anh Trần Văn Tý (thôn 5, Cẩm Lĩnh) lắc đầu ngán ngẩm: “Chú xem, nước vàng khè vàng khẹt thế này làm sao mà dùng được, phải lọc qua hai ba lần mới dùng được. Vậy mà nhà tôi phải dùng thứ nước này hơn 30 năm rồi đó”. Hầu hết người dân nơi đây phải đào giếng để lấy nước từ lòng đất với độ sâu khoảng 16-17m nhưng khi có nước lại bị nhiễm phèn nặng. Bà con phải xây một bể lọc nước chứa cát, đá và than để lọc nước phèn mới có thể sử dụng.
Theo anh Trần Đình Long (thôn 6, Cẩm Lĩnh): “Ở thôn 5 này 10 cái giếng thì có tới 7 cái là bị nhiễm phèn nặng, phải dùng bể lọc lọc qua, lọc lại nhiều lần mới có thể dùng”. Cho dù đã qua bể lọc song nguồn nước của bà con vẫn không đảm bảo để sử dụng, nước vẫn có mù hôi, vị chua và khi giặt áo quần phèn vẫn bám dính, vàng ố áo quần. Chị Trần Thị Minh (thôn 6, Cẩm Lĩnh) ngậm ngùi cho biết: “Dùng nước phèn lâu rồi, các bệnh về thận, nghiêm trọng như ung thư thì chưa thấy nhưng ngứa ngáy, người không được khỏe, mệt mỏi, khờ khạo. Người lớn thì còn cố gắng mà chịu, chứ trẻ con thì tội lắm”.
Anh Trần Văn Tý đang phải múc từng xô nước phèn để phục vụ cho việc giặt giũ, tắm rửa.
Về nguồn nước phục vụ ăn uống, bà con chủ yếu dùng nước mưa nhưng khi hết nước người dân lại phải tay chậu, tay xô đi xách nước ở giếng Chùa cách chỗ ở khoảng 800- 1.000m, thậm chí phải đi 3-4km để lên núi xách nước về dùng chứ không thể dùng nguồn nước giếng dù cho đã lọc qua lọc lại rất nhiều lần. Không chỉ người dân xã Cẩm Lĩnh mà nhiều hộ dân xã Cẩm Lộc, Cẩm Sơn, Cẩm Trung cũng chịu tình cảnh nguồn nước bị nhiễm phèn nặng nề.
Chính quyền bất lực
Video đang HOT
Mặc dù phải sống chung với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng hàng chục năm trời nhưng người dân xã Cẩm Lĩnh cũng không thể đưa nước sạch về với gia đình được vì đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình cảnh khốn khổ của bà con nhân dân, chính quyền địa phương cũng không thể đưa ra được một giải pháp nào hiệu quả, lâu dài để khắc phục tình hình.
Ông Trần Đình Lam, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Chuyện người dân dùng nước bị nhiễm phèn xã cũng đã biết từ lâu, song do đời sống người dân còn khó khăn, ngân sách của xã thì eo hẹp nên chưa thể đưa nước máy về với bà con được. Trước mắt, xã tiếp tục vận động bà con xây bể lọc để giảm bớt phần nào độ phèn trong nước”. Cũng theo ông Lam, về lâu dài xã chỉ biết chờ nguồn đầu tư nước sạch của tỉnh dành cho 6 xã phía Nam Cẩm Xuyên, còn chính quyền thì không có giải pháp nào hiệu quả hơn nữa.
Theo Hồ Ánh Nguyên ( Sức khỏe đời sông)
Dân khổ vì dự án 'treo' suốt 14 năm
Hàng chục hộ dân Ấp Doi thuộc khu phố 8, phường 15 (Gò Vấp, TP.HCM) như đang ngồi trên đống lửa vì chính quyền địa phương dán thông báo tháo dỡ hết những căn nhà được người nghèo dựng lên để che nắng, che mưa vào ngày 18/6 tới đây.
Sau giải phóng, cù lao Ấp Doi chỉ có một tổ dân phố với khoảng 30 hộ dân sinh sống. Lúc đó Ấp Doi là một cánh đồng rộng lớn với lúa, mía, rau màu... nhưng sau này có nhiều căn nhà mọc lên vì ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
Người dân Ấp Doi quá khổ khi bị đập nhà, phải che bạt lên trên để trú thân.
Do cư dân Ấp Doi đều nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên những ngày đầu mới mua được đất ở đây, người dân chỉ cất nhà lá tạm bợ hoặc xây tường cấp 4 để ở. Đến năm 1998 quận Gò Vấp quy hoạch 40ha ở Ấp Doi thành công viên cây xanh nhưng chờ mãi chẳng thấy chính quyền địa phương thu hồi đất để thực hiện dự án nên cuộc sống người dân cứ mãi "treo" theo "dự án treo" suốt 14 năm qua.
Hai năm trước, ông Nguyễn Hồng, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp ký kế hoạch 106 về chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận giai đoạn 2011-2015 khẳng định trong nhiều nhiệm kỳ qua Ấp Doi thuộc khu phố 8, phường 15, quận Gò Vấp chưa có quy hoạch phát triển đô thị được duyệt. Đây chính là nguyên nhân gây bức xúc và hạn chế các quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất đai. Vì vậy, quận Gò Vấp đang chọn nhà thầu có đủ năng lực để xây dựng Ấp Doi thành một khu đô thị mới có quy mô dân số 15.000-18.000 người.
Cuộc sống tạm bợ trong những "ổ chuột" giữa lòng TP.HCM.
Qua số liệu thống kê gần nhất là năm 2009, toàn Ấp Doi có 563 hộ với gần 2.000 nhân khẩu. Đến nay con số thực tế tăng lên rất nhiều nhưng ngoài 67 hộ là cư dân gốc, những hộ còn lại là thế hệ sinh sau và dân nhập cư. Trong đó có 3 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở, 28 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như đã đề cập tại kế hoạch 106, người dân Ấp Doi đa phần là dân nhập cư nhưng sau nhiều năm gắn bó ở TP.HCM, hầu như tất cả những người mua đất ở cù lao này đều muốn có một mái ấm để an cư lạc nghiệp. Nhưng những viên gạch xây nhà được đặt lên thì chính quyền địa phương nhất quyết không cho tồn tại.
Một căn nhà bị chính quyền địa phương đập tan nát khi dân xây để tá túc dù Ấp Doi là dự án treo mấy chục năm nay.
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Hồ Văn Xoài (39 tuổi) cho biết do cuộc sống quá khó khăn nên thuê thửa đất ao hồ tại Ấp Doi của bà Huỳnh Thị Đường để thả cá phục vụ cho nhu cầu câu cá giải trí của người dân vùng ven TP HCM nhưng thường xuyên bị chính quyền địa phương làm khó dễ.
"Xung quanh ao tôi cất vài cái chòi lá nhỏ để người câu ăn uống nhưng chính quyền địa phương kêu tháo dỡ, cưỡng chế hoài dù tôi có nói khi nào chính quyền xây dựng công trình hay dự án chỉnh trang đô thị thì tôi tháo dỡ, không yêu cầu bồi thường nhưng cũng không được", ông Xoài bức xúc.
Nhà hư hỏng nhưng dân không dám sữa.
Không riêng gì ông Xoài mà cư dân Ấp Doi muốn xây nhà tạm để trú thân cũng bị cưỡng chế. Hiện danh sách niêm yết của phường 15 do Phó Chủ tịch phường là ông Nguyễn Thành Phát ký liên quan đến cưỡng chế, tháo dỡ nhà lên đến 45 hộ. "Tôi thấy người nghèo cất nhà lá thì bị tháo dỡ nhưng có hộ quen biết với chính quyền địa phương đã cất nhà tường rất to hoặc xây nhiều dãy phòng trọ trên đất nông nghiệp mà không thấy ai nói gì", ông Xoài cho biết thêm.
Trong một lần trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Chủ tịch phường 15, quận Gò Vấp - cho biết nguyên nhân phần đông người dân Ấp Doi không xây được nhà tạm theo Quyết định 68 của UBND TP.HCM vì đây là đất nông nghiệp. Nếu hộ nào có giấy tờ hợp lệ thì sẽ cho xây.
Lau sậy, cỏ mọc um tùm ở Ấp Doi, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Thế nhưng đã nhiều lần người dân Ấp Doi làm đơn gửi cơ quan chức năng để xin chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang thổ cư để đủ điều kiện xin phép xây dựng nhưng không ai giải quyết dù dự án công viên ở Ấp Doi bị "treo" mấy chục năm nay. Đây chính là nguyên nhân để Ấp Doi cứ mãi là một khu "ổ chuột" giữa lòng thành phố gắn liền với những căn nhà lụp xụp thường xuyên bị chính quyền buộc tháo dỡ làm cho cuộc sống của cư dân nghèo khó được bình yên.
NGUYỄN ĐÔNG
Theo Infonet
Nước máy nhiễm phèn Nhiều người dân sống ở khu dân cư tại ấp Phước Trung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành (Kiên Giang) phản ảnh: "Nước máy từ trạm cấp nước của khu dân cư bị nhiễm phèn nặng, không dùng được nhưng đơn vị quản lý trạm cấp nước không khắc phục. Tại khu dân cư không cho người dân khoan "cây nước" nhưng...