Dân “khát” ruộng, trạm giống bỏ phí hàng nghìn m2 đất
11 năm tồn tại nhưng Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn chưa bao giờ hoàn thành nhiệm vụ và đã được UBND tỉnh Nghệ An đồng ý giải thể. Trong khi hàng nghìn m2 đất của trạm giống không phát huy hiệu quả thì người dân nơi đây lại không có đất để trồng lúa.
Trạm giống lay lắt sống trên hàng nghìn m2 đất
Năm 1977, Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn được thành lập với diện tích 32ha thuộc sự quản lý của UBND huyện Nam Đàn tại xóm Mậu 6, xã Kim Liên (Nam Đàn). Năm 1992, có chủ trương chuyển Trạm giống về cho Trung tâm giống chăn nuôi của tỉnh quản lý. Trạm giống chăn nuôi có nhiệm vụ chính là sản xuất các giống lợn phục vụ nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. 12,5ha của Trạm giống đã được bàn giao cho Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An để sản xuất lúa giống.
Khu vực chuồng trại chăn nuôi đã bị xuống cấp nghiêm trọng
Từ năm 2002-2010, thực hiện đề án nạc hóa đàn lợn, UBND tỉnh Nghệ An đã đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng trạm chăn nuôi lợn giống ông bà quy mô 200 con. Hệ thống chuồng trại, điện nước, nhà điều hành, khu vực xử lý môi trường chăn nuôi… đã được đầu tư khá toàn diện. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, qua 11 năm kể từ khi chuyển về Trung tâm giống chăn nuôi tỉnh quản lý, trạm giống chưa năm nào hoàn thành nhiệm vụ do Sở và Trung tâm giao.
Từ năm 2009 đến nay, trạm giống gần như lay lắt sống do làm ăn thua lỗ. Hệ thống chuồng trại không được đầu tư, bảo dưỡng nên đã xuống cấp trầm trọng. Nhà điều hành Trạm giống khang trang trước đây bị bỏ hoang, xuống cấp và bị ném vỡ cửa kính. Chuồng trại chăn nuôi chỉ hoạt động cầm chừng.
Ông Phan Hữu Mai – Trạm trưởng trạm giống chăn nuôi Nam Đàn cho biết: “Năm 2010, dịch lợn tai xanh xảy ra trên diện rộng, đàn lợn của trạm buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh. Sau khi tiêu hủy đàn lợn giống ngoại cấp ông bà thì nguồn tài chính của trạm gặp nhiều khó khăn. Trước đó, do không có vốn nên Trạm đã vận động vốn đóng góp của anh em trong cơ quan. 6 sổ đỏ của anh em cán bộ đã được cầm cố để vay vốn ngân hàng. Hiện tại đang còn 4 sổ đỏ chưa thể rút ra”.
Video đang HOT
hoặc bỏ hoang từ nhiều năm nay
Sau khi bị thua lỗ không thể xoay vốn để chăn nuôi lại, trạm đã hợp đồng với người dân và một số hộ là cán bộ về hưu của trạm thuê đất trồng lúa. Hiện tại, cuộc sống của cán bộ công nhân Trạm giống gặp rất nhiều khó khăn do nợ ngân hàng, nợ BHXH.
Trước tình hình sản xuất không có hiệu quả, Sở NN&PTNT Nghệ An đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Nghệ An giải thể Trạm giống này và đã được UBND tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương.
Dân thuê đất trồng lúa
Xóm Mậu 6 là đơn vị hành chính thuộc xã Kim Liên (Nam Đàn) được thành lập từ năm 2003. Hơn 60 hộ dân với 236 nhân khẩu của xóm Mậu 6 vốn là công nhân Trạm giống về hưu. Người dân ở đây chủ yếu làm nông nhưng lại không có đất nông nghiệp nên phải thuê lại đất của Trạm giống để sản xuất, chăn nuôi. Tùy từng thời điểm, các hộ này phải nộp khoán cho Trạm giống từ 45-90kg lúa/sào (500m2).
Tòa nhà điều hành khang trang của Trạm giống Nam Đàn cũng chịu số phận tương tự
Trước tình trạng đất Trạm giống bỏ hoang do làm ăn không hiệu quả, người dân lại phải đi thuê đất để cày cấy, năm 2006, nhân dân xóm Mậu 6 đã có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết đất sản xuất cho họ. Trước nguyện vọng chính đáng của người dân, ngày 12/10/2006, UBND xã Kim Liên đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Nghệ An giao diện tích đất của Trạm giống Nam Đàn đang quản lý cho người dân.
Tại công văn trả lời đơn thư công dân xóm Mậu 6, Phòng TN-MT huyện Nam Đàn số 83/TNMT ngày 17/11/2011 cũng đã nêu rõ: Phòng TN-MT xét thấy nguyện vọng của 60 hộ dân xóm Mậu 6 xã Kim Liên, đề nghị nếu trại chăn nuôi không có khả năng sản xuất hết số diện tích dư thừa thì UBND tỉnh Nghệ An thu hồi và giao lại cho UBND xã Kim Liên, để UBND xã Kim Liên giao khoán cho 60 hộ dân xóm Mậu 6 sản xuất là phù hợp”.
Trước tình hình đó, Sở NN&PTNT Nghệ An đã có tờ trình xin giải thể Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn và đã được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận về mặt chủ trương
Tuy nhiên, tại Tờ trình số 2462 gửi UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Nghệ An có ý kiến sau khi giải thể trạm giống, nên chuyển giao cơ sở vật chất cho một đơn vị có thực lực về kinh tế để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của trạm và sử dụng tài sản, đất đai có hiệu quả. Tuy nhiên, ý kiến này không nhận được sự đồng thuận từ phía Trạm giống.
Ông Phan Hữu Mai – Trạm trưởng khẳng định: “Quan điểm cuả tôi là nếu giải thể trạm thì phải giao đất lại cho huyện Nam Đàn quản lý, còn giao cho một đơn vị khác là không đúng. Đây là đất của huyện, giao cho trung tâm để làm đề án, nhưng trung tâm làm không hoàn thành nhiệm vụ thì phải giao lại cho huyện để huyện giao đất cho dân sản xuất. chúng tôi sẽ đề xuất giữ lại trại để anh em tiếp tục chăn nuôi trên cơ sở đất và trang trại đã xây dựng”.
Trong khi ngành chức năng đang xem xét trả đất cho địa phương hay bàn giao cho một doanh nghiệp khác thì người dân xóm Mậu 6 vẫn phải thuê lại đất của Trạm giống để trồng lúa
Trong khi đó, ông Trần Văn Chất – Giám đốc Trung tâm giống Chăn nuôi tỉnh Nghệ An lại cho rằng: “Nếu bàn giao diện tích đất trên cho một đơn vị khác thì đơn vị đó phải đảm bảo: Nhận tài sản, đất đai, máy móc, 11 cán bộ của Trạm và bố trí công ăn việc làm; vẫn phải tiếp tục nhiệm sản xuất con giống; làm đầy đủ nghĩa vụ thuế về đất đai theo quy định của Nhà nước”.
Trong khi chủ trương giải thể Trạm giống đã có từ 4 tháng qua và các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra phương án giải quyết tối ưu thì hàng chục hộ nông dân vẫn phải đi thuê đất trồng lúa. Tình trạng “khát” đất sản xuất của các hộ nông dân này xem ra vẫn còn kéo dài nếu cơ quan chức năng vẫn tiếp tục đi tìm phương án sau giải thể Trạm giống không hiệu quả này.
Theo Dantri
Lý Nhã Kỳ chủ động xin lên buồng lái máy bay
Trong thông cáo phát đi tối 10/5, Vietnam Airlines cho biết, trong giai đoạn bay bằng của chuyến bay VN595, hành khách Lý Nhã Kỳ (ngồi ghế 4C khoang thương gia), đã đề nghị tiếp viên trưởng xin phép cơ trưởng cho lên buồng lái tham quan và đã được tổ lái đồng ý.
Lý Nhã Kỳ được tổ bay "đặc cách" cho lên buồng lái thăm quan và tạo dáng, chụp ảnh
Theo đó, "Trong thời gian lưu lại buồng lái khoảng vài phút, hành khách Lý Nhã Kỳ đã chụp ảnh cùng tổ lái với mục đích kỷ niệm cá nhân" - Vietnam Airlines cho hay.
Cũng theo Vietnam Airlines, sau khi thông tin về vụ việc được đăng tải trên một số trang báo và mạng xã hội vào ngày 22/4, hãng hàng không này đã yêu cầu các cá nhân và đơn vị liên quan báo cáo tường trình và tiến hành điều tra làm rõ sự việc.
Khi xác định tổ lái chuyến bay VN595 đã vi phạm Tài liệu Hướng dẫn khai thác của Vietnam Airlines về việc cho phép người không có nhiệm vụ vào buồng lái, gây ảnh hưởng tới an toàn chuyến bay, toàn bộ tổ lái của chuyến bay VN595 đã bị đình chỉ công tác từ ngày 25/4/2013. Đồng thời, Tổng Công ty đã chủ động báo cáo ngay vụ việc với Cục hàng không Việt Nam bằng văn bản.
Vietnam Airlines khẳng định quan điểm xuyên suốt của hãng là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Các cá nhân vi phạm trong lĩnh vực an toàn, an ninh hàng không sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Được biết, việc cho diễn viên Lý Nhã Kỳ lên buồng lái không hề được báo cáo lại sau chuyến bay, mà bị phát hiện khi chính diễn viên Lý Nhã Kỳ đăng những hình ảnh đã chụp cùng cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên hàng không lên trang cá nhân của cô. Dù ngay sau đó Lý Nhã Kỳ đã gỡ bỏ những bức ảnh này xuống nhưng sức lan tỏa và sự nổi tiếng của cô đã khiến cho tổ bay VN595 gặp rắc rối.
Sự nhiệt thành của các thành viên tổ bay khi "đặc cách" cho người đẹp Lý Nhã Kỳ lên buồng lái là lỗi vi phạm nghiêm trọng đe dọa an toàn hàng không. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam đã xử phạt tổ bay này tổng cộng 10.750.000 đồng; cơ trưởng và cơ phó bị tước giấy phép lái máy bay trong 1 tháng; tiếp viên trưởng bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề tiếp viên hàng không 1 tháng.
Theo Dantri
Dừng cống hóa mương Thái Hà làm bãi đỗ xe UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo dừng triển khai thi công dự án cống hóa mương Thái Hà làm bãi đỗ xe. Dự án này trước đó đã được TP cấp Giấy chứng nhận đầu tư và cho phép nhà đầu tư thuê đất để làm dự án. Do đó, chủ đầu tư cần liên hệ với các sở ngành chức năng...