Dân “kêu trời không thấu” vì mùi hôi từ nhà máy bột cá, nước bị ô nhiễm
Người dân xã Bình An, H.Châu Thành, Kiên Giang đang phải đối mặt ngày đêm với tình trạng ô nhiễm môi trường do các xí nghiệp chế biến hải sản gây ra.
Nhà máy chế biến bột cá nằm trong khu dân cư ấp An Bình gây mùi hôi thối quanh năm
Chỉ cần đi qua 2 cây cầu Cái Bé, Cái Lớn (xã Bình An), mùi hôi thối từ các nhà máy bột cá “xộc” thẳng vào mũi không thể chịu nổi.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất
Không chỉ xã Bình An phải chịu đựng cảnh ô nhiễm từ các nhà máy bột cá, một số xã lân cận như Hưng Yên, Tây Yên A (H.An Biên), ngay cả người dân ở Tà Niên, Vĩnh Phú, Vĩnh Hòa Hiệp (H.Châu Thành) và người dân sinh sống ven biển khu vực P.An Hòa – khu lấn biển Phú Cường (TP.Rạch Giá) cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối từ các nhà máy bột cá ở xã Bình An.
Ông Nguyễn Hưng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Bình An, cho biết hiện nay cả ngàn hộ dân trên địa bàn xã hằng ngày phải sống chung với mùi hôi khó chịu từ những nhà máy bột cá, xí nghiệp chế biến hải sản. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân. Những ruộng lúa, rau màu, cây dừa, cây dứa… là thu nhập chính của bà con nhưng do hứng chịu tro bụi của các nhà máy thải ra nên năng suất giảm. Nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây, ngoài trồng trọt, người dân còn có mô hình nuôi cá nước ngọt, nhưng do nước bị ô nhiễm nên cá không thể sống được.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp An Bình (xã Bình An), nhiều năm qua bà con chỉ biết kiến nghị, cầu cứu chính quyền địa phương để có ý kiến lên tỉnh. Rất nhiều lượt kiến nghị nhưng đến nay vẫn vậy. Bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ ấp An Bình) bức xúc: “Khói từ các nhà máy bột cá thải ra hằng đêm gây ô nhiễm. Nghiêm trọng nhất là mùi bốc ra hôi thối không chịu đựng được. Trẻ con, người lớn đều bị bệnh về đường hô hấp”.
Video đang HOT
Xử phạt xong vẫn tiếp tục vi phạm
Chưa dừng lại đó, các xí nghiệp xả nước thải ra ao, rạch làm dòng nước đen ngòm, gây mùi hôi thối. Ngay đầu lộ dẫn vào ấp văn hóa An Phước, xã Bình An là một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất mực, cá khô, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng xuống con rạch phía trước – nơi có hàng trăm người dân sinh sống hai bên bờ rạch. Con rạch có chiều dài gần 2 km, nối liền với kênh Xà Xiêm.
Trước kia, rạch này dùng để lưu thông vận chuyển hàng hóa và nước vẫn được nhiều hộ dân sử dụng sinh hoạt. Hơn 5 năm nay, trên con rạch này dừng hẳn việc lưu thông, thay vào đó là nước bẩn, rác thải được tập kết về, khiến dòng nước đen ngòm, bốc mùi nặng nề. Bà Thị Sóc (ngụ ấp An Phước, xã Bình An) cho biết vào đầu mùa mưa, ruồi muỗi nhiều vô kể, mùi hôi thối nồng nặc suốt ngày đêm. Ông Danh Đa Ra, hàng xóm bà Sóc, cho biết người dân bức xúc, khi cầu cứu lên chính quyền địa phương, vài hôm thấy xuống kiểm tra, nhưng khi cán bộ về thì đâu lại vào đấy.
Ông Nguyễn Hưng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Bình An, cho rằng chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nhưng địa phương không có chức năng kiểm tra xử lý, mà chỉ “tháp tùng” theo đoàn của cấp huyện hoặc tỉnh, sau đó cùng với người dân theo dõi, giám sát các doanh nghiệp vi phạm có khắc phục hay không. Trên địa bàn xã có 6 nhà máy bột cá (hiện đã ngưng 1) và 14 doanh nghiệp chế biến hải sản. Đa số đều sai phạm về môi trường khi có đoàn đến kiểm tra. Khi xử phạt thì họ hứa khắc phục nhưng rồi tình trạng này vẫn tái diễn, dù số tiền phạt rất cao, từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.
Theo Thanhnien
Quảng Nam: Giữa dịch tả, xác heo thối rữa trương phềnh trên kênh
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang tìm cách khống chế dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng trên địa bàn, trong khi đó, mấy ngày qua lại xuất hiện hàng chục xác heo thối rữa nổi lềnh bềnh trên kênh N44 thuộc xã Bình An, huyện Thăng Bình, khiến người dân bức xúc.
Ngày 15/7, theo phản ánh của người dân, P.V Dân Việt đãcó mặt tại tuyến kênh N44 thuộc xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu. Ghi nhận của PV cho thấy, tại đoạn kênh thuộc thôn An Thái và An Dưỡng, chỉ một đoạn ngắn nhưng đã có hàng chục xác heo lớn, nhỏ đang trong giai đoạn phân hủy trôi lềnh phềnh, bốc mùi hôi thối cả một vùng.
Xác heo nổi lềnh bềnh trên các kênh ở Quảng Nam, trong đó có kênh N44 ở xã Bình An
Nhiều xác heo chỉ còn trơ lại bộ xương, bên cạnh đó còn có một số xác heo được bỏ vào bao tải vứt trên kênh gây mùi thôi thối nồng nặc nhưng không được cơ quan chức năng thu gom tiêu hủy nhằm khống chế dịch tả Châu phi.
Một số người dân thôn An Thái bức xúc cho hay: Tình trạng xác heo nổi trên kênh N44 xuất hiện gần một tuần nay, dù người dân đã phản ánh với lãnh đạo thôn nhưng vẫn chưa thấy thu gom xử lý. Người dân thôn An Thái ở cuối kênh N44 nên xác heo cứ theo dòng nước đổ về đây gây ô nhiễm và nguy cơ lây lan bệnh cho gia súc khác. Hiện tình trạng các xác heo đang trong giai đoạn phân hủy mạnh.
Xác heo thối rữa, phân hủy nặng nằm trên kênh N44 qua xã Bình An.
"Những lúc đi lấy nước vào ruộng lúa, mùi hôi thối của heo phân hủy bốc lên vô cùng khó chịu. Nhất là khi gặp cơn gió chướng là mùi thối bao trùm lên cả xóm. Đề nghị cơ quan chức năng tìm hiểu, làm rõ những trường hợp vứt xác heo chết bừa bãi xuống kênh và thu gom xử lý nhằm tránh gây ô nhiễm, lây bệnh sang các đàn heo khác..." - một nông dân thôn An Thái cho biết.
Làm việc với ông Trần Văn Phường - Phó Chủ tịch UBND xã Bình An không hề biết việc nhiều xác heo chết trôi trên kênh N44. Khi phóng viên đề cập thì ông Phường nói: Giờ mới nghe phóng viên phản ánh chứ mấy ngày nay không nhận tin phản ánh của người dân hay thôn báo lên. Việc này, xã sẽ cho kiểm tra và thu gom xử lý ngay.
Dù chính quyền ra sức tuyên truyền về dịch tả heo châu Phi, nhưng trên kênh N44 qua thôn An Thái, xã Bình An vẫn xuất hiện hàng chục xác heo chết nổi lềnh phềnh.
"Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã Bình An khoảng ngày 11/6, đến nay đã tiêu hủy hơn 10 tấn heo. Còn số heo mà phóng viên phản ánh là thuộc đoạn kênh N44, vì kênh này nằm giáp ranh hai xã Bình An và Bình Trung, xã Bình An nằm ở cuối kênh. Việc vứt xác heo bừa bãi này là do ý thức người dân, chứ xã có khu tiêu hủy, khử trùng đàng hoàng" - ông Phường cho biết.
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ tháng 5/2019 và đến nay, bệnh đã xảy ra tại 14 huyện, thị xã, thành phố. Tính đến ngày 9/7, số lượng lợn buộc phải tiêu hủy là 12.000 con, trọng lượng lơn tiêu hủy tương đương 585.000 kg. Hiện nay bệnh vẫn đang còn lây lan.
"Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, để dịch bệnh xảy ra dai dẳng, dịch chồng dịch, đơn cử như tai huyên Thăng Binh vừa xay ra dịch lở mồm long móng, vừa dịch tả lợn châu Phi" - Sở NNPTNT tỉnh cho biết.
Theo Danviet
Đồng Tháp căng thẳng 'cuộc chiến' dịch tả lợn châu Phi Bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Đồng Tháp đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 25.6, toàn tỉnh đã tiêu hủy gần 12.800 con lợn mắc bệnh chết với tổng khối lượng gần 1.000 tấn. Đàn lợn tại xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành (Đồng Tháp) bị dịch tả lợn châu Phi chết, được thu gom để tiêu hủy . ẢNH:...